16
Họ đã nói
Quốc tế -
Thứ Tư18-11-2020
Hãng tin
AP
cho biết nghị sĩ Peru
- ông Francisco Sagasti
(ảnh)
ngày
16-11 vừa được Quốc hội bầu làm
tổng thống mới, trở thành tổng thống
thứ ba nắm quyền nước này trong tuần
qua. Ông Sagasti dự kiến nắm quyền
đến khi nhiệm kỳ của chính phủ hiện
tại kết thúc vào tháng 7-2021 và sẽ tổ
chức tổng tuyển cử quốc gia vào tháng
4 năm sau.
Trước đó, tổng thống lâm thời
Manuel Merino quyết định từ chức
hôm 15-11, chỉ năm ngày sau khi nhậm
chức vì không thể giải quyết được các
cuộc biểu tình liên tục phản đối việc
lật đổ tổng thống tiền nhiệm Martin
Vizcarra.
Ông Vizcarra bị Quốc hội luận tội
với cáo buộc tham nhũng hôm 9-11
nhưng ông phủ nhận cáo buộc này.
Ông Vizcarra được người dân Peru yêu
mến nhưng không được lòng các nghị
sĩ bởi đưa ra nhiều biện pháp chống
tham nhũng cực đoan.
PHẠM KỲ
Ông Biden chọn con đường riêng
về vấn đề Trung Quốc
Đã trải nghiệmhai chính sách về TrungQuốc dưới hai đời tổng thốngMỹ, ông Biden sẽ tự tạo con đường riêng,
bắt đầu bằng việc chọn những nhân vật phù hợp cho nội các củamình.
VĨ CƯỜNG
M
ột trong những vấn đề
cộng đồng quốc tế hết
sức quan tâm là quan
hệ Mỹ - Trung sẽ ra sao sau
khi ông Joe Biden chính thức
nhậmchức tổng thốngMỹ vào
năm sau. Hiện mọi thông tin
đều chỉ là phỏng đoán dựa
trên những phát biểu và lịch
sử hoạt động của ông, song
nhìn vào những nhân vật có
thể sẽ là thành viên nội các
chính phủ của ông phần nào
hình dung được lập trường
củaWashington về Bắc Kinh
trong bốn năm tới.
Ông Biden sẽ dung
hòa hai cách tiếp cận
Trung Quốc
TronghainhiệmkỳcủaTổng
thống Barack Obama (2009-
2017), quan hệ Mỹ - Trung
nhìn chung tương đối tích
cực vì Trung Quốc (TQ) chỉ
mới bắt đầu giai đoạn trỗi dậy
trở thành cường quốc thứ hai
thế giới. Đường lối đối ngoại
của ông Obama lúc này chú
trọng hợp tác cùng phát triển
chứ không đối đầu trực diện
vì ông nhận định Mỹ, Trung
là hai quốc gia sẽ định hình
cục diện quốc tế ở thế kỷ 21.
Việc giữ quan hệ hai nước
trong tầmkiểmsoát không chỉ
là yêu cầu cần thiết choMỹmà
còn cho cả thế giới nói chung.
Nhữngmâu thuẫn về lợi ích vì
vậy được chính quyền Tổng
thống Obama hạn chế ở mức
tối thiểu, chỉ tập trung các vấn
đề an ninh, quốc phòng như
việc quân sự hóa Biển Đông
hay những chiến dịch tấn công
mạng của TQ.
Dù vậy, cách tiếp cận nói
trên càng về cuối nhiệm kỳ
của ông Obama càng tỏ ra
thiếu hiệu quả khi không ngăn
được TQ tăng tốc độ mở rộng
quy mô kinh tế, quân sự và
Chính quyền ông
Biden vẫn sẽ tiếp
tục coi TQ là đối
thủ chính và là mối
đe dọa lớn nhất với
vị thế siêu cường số
một của Mỹ.
Cách hiệu quả nhất là xây
dựng một mặt trận thống
nhất gồm các đồng minh và
đối tác của Mỹ nhằm đối phó
các động thái quyết liệt củaTQ.
Tuy nhiên, Washington vẫn sẽ
tìm cách hợp tác với Bắc Kinh
về các vấn đề đôi bên cùng có
lợi íchnhưbiếnđổi khí hậu, giải
trừ vũ khí hạt nhân và an ninh
y tế toàn cầu.
Ông
JOE BIDEN
Ông Biden có thể sẽ tiếp tục đối đầu
thương mại với Trung Quốc
Trong cuộc họp báo ngày 17-11 ở bang Delaware (Mỹ), khi
được hỏi về khả năngMỹ sẽ gia nhập Hiệp định đối tác kinh tế
toàn diện khu vực (RCEP) vừa được 15 nước ký kết, ông Biden
cho biết ông không thể thảo luận về các chính sách thương
mại của Mỹ vì chưa phải là tổng thống, theo hãng tin
Reuters
.
Dù vậy, ông Biden cũng tiết lộ đã có một kế hoạch chi tiết
trong lĩnh vực thươngmại và sẽ công bố vào ngày 21-1-2021,
một ngày sau khi tuyên thệ nhậm chức. Theo ông,“Mỹ chiếm
25% nền kinh tế thế giới”và “cần liên kết với các nền dân chủ
khác, cần thêm 25% hoặc hơn nữa để thiết lập luật chơi thay
vì để TQ và các nước khác quyết định như thể một mình một
thế giới”.
Ý tưởng của ông Biden được
Reuters
nhận xét là một nỗ lực
đưa nước Mỹ trở lại thế giới và tập hợp lực lượng để đối trọng
với các tổ chức, hiệp định do TQ dẫn dắt.
Ông Joe Biden
(giữa)
thamgiamột hội thảo do Viện Chính sách Brookings (Mỹ) tổ chức
hồi tháng 10-2019. Ảnh: REUTERS
1.334.719
người trong gần 55,5 triệu người nhiễm COVID-19 trên
toàn cầu đã chết, tính tới tối 17-11 (giờViệt Nam), theo số
liệu từ trangweb thống kê
Worldometter
. Đã có hơn 38,6
triệu người hồi phục, tuy nhiên vẫn còn hơn 15,5 triệu
người đang phải điều trị, trong đó tới gần 100.000 người
đang nguy kịch. Nước bị dịch hoành hành nặng nhất thế
giới vẫn là Mỹ với hơn 11,5 triệu ca nhiễm, trong đó gần
252.700 người chết. Kế đó là Ấn Độ với gần 8,9 triệu ca
nhiễm, trong đó gần 130.600 người chết.
ĐĂNG KHOA
ảnh hưởng. Khi tổng thống kế
nhiệm Donald Trump nhậm
chức thì quan hệ Mỹ - Trung
bắt đầu trên đà xuống cấp
nghiêm trọng, mâu thuẫn lợi
ích lan ra thêmnhững lĩnh vực
khác như thươngmại hay công
nghệ.ÔngTrumpcònđẩy thêm
một bước xa hơn khi công khai
gọi TQ là đối thủ chiến lược
của trật tự thế giới nói chung
và Mỹ nói riêng. Hàng loạt
động thái nhằm kìm hãmBắc
Kinh cũng được chính quyền
ôngTrump tiến hành, trong đó
nổi bật là chiến lược Ấn Độ
Dương - Thái Bình Dương tự
do, rộng mở và cuộc thương
chiếnMỹ - Trung kéo dài gần
hai năm.
Là người từng phục vụ dưới
quyền của một tổng thống và
quansát nỗ lựccải cáchcủamột
tổng thống khác, giới chuyên
gia cho rằng ông Biden sẽ tìm
cách dung hòa hai đường lối
đối ngoại của ông Trump và
ông Obama, theo đài
CNBC
.
Cụ thể, chính quyền ôngBiden
vẫn sẽ tiếp tục coi TQ là đối
thủ chính và là mối đe dọa lớn
nhất với vị thế siêu cường số
một của Mỹ. Tuy nhiên, để
ngăn chặn mối đe dọa này
như thế nào đòi hỏi ông Biden
phải có cách giải quyết mềm
dẻo hơn ông Trump, thể hiện
trước hết qua việc sử dụng
lại bộ máy từng làm việc cho
ông Obama.
Hé lộ nội các mới của
ông Biden
Tờ
The New York Times
cho biết hiện những nhân vật
được cho sẽ nắmgiữ những vị
trí quan trọng liên quan đến
việc hoạch định chính sách
đối ngoại trong nội các ông
Biden là cựu thứ trưởng Quốc
phòngMichele Flournoy, cựu
thứ trưởngNgoại giaoAntony
Blinken, cựu đại sứ tại Liên
Hợp Quốc Samantha Power,
cựu trợ lý ngoại trưởng phụ
trách các vấn đề Đông Á
và Thái Bình Dương Kurt
Campbell, Phó Giám đốc
Trung tâm An ninh Mỹ mới
Ely Ratner cùng các cựu cố
vấn an ninh quốc gia như
Jake Sullivan, Susan Rice và
Thomas Donilon.
Trong số này, bà Rice
được xem là ứng viên hàng
đầu cho chức ngoại trưởng
Mỹ. Bà được cho là có mối
quan hệ khá thân thiết với
ông Biden và từng được ông
cân nhắc mời làm liên danh
tranh cử trước khi quyết định
chọn thượng nghị sĩ Kamala
Harris. Dưới thời ôngObama,
bà cũng từng vận động để
ngồi vào ghế ngoại trưởng
nhưng bị Thượng viện lúc đó
do đảng Cộng hòa kiểm soát
phản đối vì cho rằng cách xử
lý vụ tấn công khủng bố năm
2012 vào cơ sở ngoại giao
Mỹ ở TP Benghazi (Libya)
là quá nhún nhường, tờ
South
ChinaMorning Post
cho biết.
Tuy nhiên, chính quan điểm
ôn hòa này khi áp dụng vào
thời điểm hiện tại sẽ giúp
Mỹ cải thiện được quan hệ
với TQ. “Bà Rice là người
ôn hòa, ủng hộ hợp tác và bà
ấy nhìn thấy giá trị của việc
hợp tác với TQ. Hai nước
cần tiếp tục đối thoại và đạt
được đồng thuận trên một số
vấn đề chung” - chuyên gia
Wang Yong thuộc ĐH Bắc
Kinh nhận định.
Ngoài bà Rice, hai nhân vật
đáng chú ý khác là cựu cố vấn
anninhquốcgiaDonilonvàcựu
thứ trưởngNgoại giaoBlinken.
Vàonăm2019, ôngDonilonđã
đăng tải một bài báo trên tạp
chí
Foreign Affairs
nhận định
việc Tổng thống Trump phát
động thương chiến là “phương
cách sai lầmđể cạnh tranh với
TQ” và Mỹ nên tập trung vào
đổi mới, lan tỏa các giá trị tự
do phương Tây thay vì theo
đuổi chủ nghĩa bảo hộ. Trong
khi đó, ông Blinken nhiều lần
cho rằng ông Trump làm suy
yếu vị thế lãnh đạo toàn cầu
của Mỹ, tạo ra khoảng trống
quyền lực nguy hiểm mà TQ
đang lăm le lấp đầy. Ông cũng
khẳngđịnhMỹ trongnhiệmkỳ
tới cần nhanh chóng cải thiện
và siết chặt quan hệ với các
đồng minh châu Âu vì những
nước này sẽ đóng vai trò quan
trọng trong hỗ trợ Mỹ cạnh
tranh với TQ.
Mộtnhânvậtkháccũngquan
trọngkhôngkémvà có thể sẽ là
tânbộtrưởngQuốcphòngMỹlà
cựuthứtrưởngQuốcphòngdưới
thời ôngObama - bà Flournoy.
Bà này hồi tháng 6 có một bài
viết đăng trên tạp chí
Foreign
Policy
cảnh báo nguy cơ nổ ra
chiến tranh Mỹ - Trung hiện ở
mức cao nhất trong hàng chục
nămqua.BàđềxuấtMỹcầnrăn
đe TQ bằng cách tăng cường
năng lực quân sự để “cho Bắc
Kinh thấy lời đe dọa đánh chìm
tất cả tàu chiến, tàu ngầm và
tàu buôn của TQ ở Biển Đông
trong vòng 72 giờ không phải
là nói suông”.
“Những người như bà Rice
hay ông Blinken muốn duy trì
sự lãnh đạo của Mỹ trong một
trật tự thế giới tự do và xây
dựng liên minh để cạnh tranh
với TQ. Nhưng nếu ôngBiden
chọn thêmbàFlournoy thì điều
đó có nghĩa là ông Biden đang
chịu áp lực phải cứng rắn hơn
với TQ” - theo chuyên gia
Wang Yong.•
Peru1 tuần thay 3 tổng thống