6
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư18-11-2020
Bà Lê Thị Mến vàmảnh đất gần 900m
2
của gia đình. Ảnh: NHẪNNAM
Ủy ban thua
kiện vì lấy
đất không
bồi thường
Hai cấp tòa cho rằng gần 900m
2
đất
của người dân thuộc diện được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất nên nếu
thu hồi thì UBND quận phải bồi thường.
NHẪNNAM
T
AND Cấp cao tại TP.HCM vừa
xử phúc thẩm vụ chị em bà Lê
Thị Mến kiện UBND quận và
chủ tịch UBND quận Ninh Kiều
(TP Cần Thơ). Tòa chấp nhận yêu
cầu khởi kiện, tuyên hủy hai quyết
định (QĐ) hành chính của người
bị khởi kiện vì thu hồi và cưỡng
chế tháo dỡ công trình trên đất mà
không bồi thường giá trị đất.
Sử dụng ổn định
hơn 50 năm
Phía bàMến trình bày: Nguồn gốc
quyền sử dụng đất gần 900 m
2
tại
218/4ATrần Hưng Đạo, quận Ninh
Kiều do chamẹ canh tác ổn định hơn
50 năm. Cha mẹ bà đã mất và có bốn
người con. Nhiều năm qua gia đình
bà sinh sống ổn định liên tục, không
có tranh chấp và thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ thuế.
Theo quy định, gia đình bà đủ điều
kiệnđược cấpgiấy chứngnhậnquyền
sử dụng đất (gọi tắt là giấy chứng
nhận). Tuy nhiên, khi làm thủ tục để
được cấp giấy chứng nhận thì UBND
quận Ninh Kiều không đồng ý, cho
rằng đất này do Nhà nước quản lý.
Tháng 11-2018, gia đình bà nhận
được QĐ 2472 của UBND quận
Tòa phúc thẩm cũng cho
rằng đất của gia đình bà
Mến đủ điều kiện được
cấp giấy chứng nhận và
thuộc trường hợp được
bồi thường.
Mong muốn được cấp giấy chứng nhận
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
sau phiên tòa phúc thẩm, bàMến cho biết
phần đất này là do chamẹ và cả gia đình bà tôn tạomới được như ngày nay.
Việc hai cấp tòa tuyên án như trên là rất phù hợp với pháp luật và quyền
lợi chính đáng của người dân. Sau bản án này, bà mong phía UBND quận
giải quyết mong đợi mấy chục năm nay của gia đình. “Cha mẹ chúng tôi
đã mất rồi, hy vọng UBND quận sớm cấp giấy chứng nhận theo quy định
để các chị em tôi ổn định cuộc sống” - bà Mến nói.
Ninh Kiều phê duyệt phương án bồi
thường công trình xây dựng Nhà
văn hóa phường An Nghiệp. Gia
đình bà được bồi thường hơn 616
triệu đồng nhưng không có tiền bồi
thường quyền sử dụng đất và chỉ tái
định cư tại chỗ 150 m
2
.
Một tháng sau gia đình bà nhận
được QĐ 7716 của chủ tịch UBND
quận cưỡng chế tháo dỡ nhà, công
trình, vật kiến trúc xây dựng trên
đất do Nhà nước quản lý. Từ đó
chị em bà Mến khởi kiện, yêu cầu
TAND TP Cần Thơ hủy hai QĐ
trên và áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời dừng thi hành QĐ 7716 và
tòa đồng ý.
Người bị kiện có văn bản trình
bày: Phần đất trên có nguồn gốc là
của một gia đình khác, sử dụng là
đất thổ mộ rồi cho cha của bàMến ở
nhờ. Năm 1981, gia đình cho mượn
xuất cảnh sang Mỹ nên UBND TP
Cần Thơ (cũ) ban hành QĐ về việc
quản lý toàn bộ tài sản của gia đình
đã điMỹ và giao choUBNDphường
quản lý.
Tiếp đóUBNDquận ban hànhQĐ
2472 nhưng do hộ bà Mến không
nhận tiền và không giao mặt bằng
nên chủ tịch UBND quận ban hành
tiếp QĐ 7716.
Về yêu cầu cấp giấy chứng nhận,
ngày 3-7-2015, UBNDTPCần Thơ
có công văn cho phép hộ bà Mến
đăng ký cấp giấy chứng nhận trong
hạn mức đất ở theo quy định nhưng
hộ không đồng ý mà yêu cầu được
cấp toàn bộ diện tích.
Tòa: Không phải đất
lấn chiếm
Xử sơ thẩmvào năm2019, TAND
TP Cần Thơ tuyên chấp nhận yêu
cầu khởi kiện, hủy toàn bộ hai QĐ
bị kiện. Sau đó, người bị kiện là
UBND quận Ninh Kiều kháng
cáo. Tại tòa phúc thẩm, luật sư của
người bị kiện yêu cầu tòa sửa án sơ
thẩm theo hướng bác toàn bộ yêu
cầu khởi kiện.
HĐXX nhận định cha bà Mến
ở nhờ từ trước khi có Hiến pháp
1980. Năm 1981, gia đình cho
mượn đất xuất cảnh sang Mỹ. Mặc
dù UBND TP Cần Thơ (cũ) có QĐ
quản lý toàn bộ tài sản của gia đình
cho mượn nhưng không xử lý, giải
quyết đối với việc gia đình bà Mến
đang ở nhờ.
Sau đó, cơ quan chức năng cũng
không thu hồi diện tích đất tại 218/4A
để giao cho UBND phường quản lý.
Đất này do gia đình tiếp tục quản
lý, sử dụng, xây nhà sinh sống ổn
định mà không có tranh chấp.
Như vậy người khởi kiện đã quản
lý, sử dụng đất trước khi có Hiến
pháp 1980 và trước khi UBND TP
Cần Thơ (cũ) có QĐ quản lý nên
không thuộc trường hợp lấn chiếm
sử dụng đất do Nhà nước quản lý.
Theo tòa, năm 2015 UBND TP
Cần Thơ có văn bản thống nhất cho
bàMến và một người em được đăng
ký cấp giấy chứng nhận trong hạn
mức. Tuy nhiên, đây không phải là
QĐ hành chính, văn bản này cũng
không được gửi cho gia đình bàMến.
Hơn nữa UBND quận cũng không
triển khai thực hiện văn bản này.
Khi UBND quận thực hiện dự án
thì toàn bộ diện tích đất do bốn chị
em bà Mến sử dụng, không có tranh
chấp, không vi phạm pháp luật đất
đai nên thuộc trường hợp được cấp
giấy chứng nhận. Do đó diện tích
đất này thuộc trường hợp được bồi
thường khi Nhà nước thu hồi. QĐ
2472 của UBND quận không có
khoản tiền bồi thường về đất là chưa
đủ căn cứ, không đúng quy định.
Tòa phúc thẩm cũng cho rằng đất
của gia đình bà Mến đủ điều kiện
được cấp giấy chứng nhận và thuộc
trường hợp được bồi thường nhưng
UBND quận không bồi thường. Sau
đó chủ tịchUBNDquận lại ban hành
QĐ 7716 để cưỡng chế tháo dỡ nhà,
công trình với lý do đất do Nhà nước
quản lý là không có căn cứ.
Việc tòa án cấp sơ thẩm đã chấp
nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của
chị em bà Mến là có căn cứ và đúng
pháp luật. Từ đó HĐXX bác kháng
cáo của UBND quận, giữ nguyên
bản án sơ thẩm.•
Ngày 17-11, TAND quận Gò Vấp, TP.HCM
tuyên phạt Huỳnh Thanh Tú sáu tháng tù về
tội trộm cắp tài sản.
Phiên tòa hôm 6-11 từng phải hoãn vì bị
cáo bị hạn chế khả năng nhận thức và điều
khiển hành vi mà luật sư của bị cáo lại vắng
mặt.
Theo hồ sơ, chiều 2-7-2019, Tú chạy xe
máy tới khu trọ thuộc phường 6, quận Gò
Vấp thì phát hiện chị ĐTH đang nằm ngủ,
điện thoại để sau lưng nên lẻn vào lấy. Chị
H. giật mình tỉnh dậy, Tú vùng chạy nhưng
bị giữ lại. Công an phường sau đó lập hồ sơ
xử lý.
Đến rạng sáng 25-7-2019, Tú đi bộ đến
một dãy trọ khác ở phường 7, gom một lượt
năm điện thoại di động của năm người tại hai
phòng. Do cầm không xuể, Tú lấy một chiếc
túi trong phòng, bỏ điện thoại vào rồi đi ra
nhưng thấy có bóng người nên trốn sau chậu
cây kiểng.
Những người bị mất điện thoại sau đó đi
tìm, phát hiện có người đang đeo chiếc túi
của mình nên tri hô và Tú bị khống chế.
Theo kết luận giám định tâm thần, Tú bị
chậm phát triển tâm thần mức độ nhẹ, hạn chế
về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.
Đến tháng 9-2019, VKS quận ra quyết định
áp dụng biện pháp chữa bệnh đối với Tú.
Tháng 7-2020, Viện Pháp y tâm thần trung
ương Biên Hòa kết luận sau thời gian điều trị,
Tú đã có đủ khả năng làm việc với cơ quan
pháp luật. Các biện pháp tố tụng với bị cáo
được tiếp tục tiến hành.
Tại tòa, Tú khai bị bệnh nên hằng ngày vẫn
được mẹ giám sát và cho tiền tiêu vặt. Tuy
nhiên, bị bạn xấu dụ dỗ và muốn có nhiều
tiền nên Tú đi trộm cắp.
Tú không biết chữ và có một tiền án cũng
về tội trộm cắp tài sản và chưa được xóa án
tích.
HOÀNG ANH
Nữ bị cáo mang thai tháng thứ 9 bị phạt 7 năm tù
Bị truy tố lại saukhi chữabệnh tâmthần
Bị cáoH.
(áo trắng)
tại tòa ngày 17-11.
Ảnh: MV
Ngày 17-11, TAND tỉnh Đồng Nai xử
sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Lê Y Hiếu
(sinh năm 1997) 15 năm tù về tội mua
bán trái phép chất ma túy.
Cùng tội danh, bị cáo NTHH (sinh
năm 1993) và Trần Mạnh Tuấn (sinh
năm 1989) bị tuyên phạt mỗi người bảy
năm tù.
Theo cáo trạng, từ ngày 18 đến 22-5,
Hiếu đã ba lần nhận ma túy của Bảo
(không rõ lai lịch) rồi thuê Tuấn (làm
nghề xe ôm) chở đi bán cho H.
Sau khi mua ma túy từ Hiếu, H. lấy
một ít để sử dụng, phần còn lại đem
phân nhỏ, bán kiếm lời.
Ngày 23-5, Hiếu thuê Tuấn chở
đến TP Biên Hòa, Đồng Nai để bán
ma túy thì bị công an phát hiện, bắt
quả tang, thu giữ 24,6 g ma túy loại
methamphetamine.
VKS xác định Hiếu, H. là người tích
cực thực hiện hành vi mua bán ma túy.
Tuấn là người giúp sức.
Tại tòa, các bị cáo khai nhận hành
vi phạm tội. Bị cáo H. đang mang thai
tháng thứ chín nên xin HĐXX xem xét
giảm nhẹ hình phạt.
Sau khi xem xét, HĐXX quyết định
tuyên án như trên.
MINH VƯƠNG