2
Thời sự -
Thứ Tư 18-11-2020
Không cần thiết ban hành Luật
lực lượng bảo vệ an ninh trật tự...
Nhiều đại biểuQuốc hội không đồng ý ban hành Luật lực lượng thamgia bảo vệ an ninh trật tự tại cơ sở.
290/393
đại biểu Quốc hội không tán
thành ban hành luật. Chiều 17-
11, QHđã có kết quả về việc xin
ý kiến ĐBQH về dự án Luật lực
lượng thamgia bảo vệ an ninh
trật tự tại cơ sở.
Theođó,393ĐBQHchoýkiến
về vấn đề này. Trong số này có
290ĐBQHcho rằngdự luật này
khôngcần thiếtbanhành. Kểcả
phương án xin ý kiến để Chính
phủ tiếp tục hoàn thiệndự luật
cũngcó206ĐBQHkhôngđồng
ý (chiếm52,42%sốĐBQHtham
gia ý kiến).
Đề nghị luật không
đáp ứng được yêu
cầu của nhân dân
thì dứt khoát không
thể ban hành. Bởi
nếu luật không đi
vào được thực tiễn
có nghĩa là QH có
lỗi với nhân dân.
ĐBQH
Lưu Bình Nhưỡng
Là một trong số ít ý kiến ủng hộ dự án luật
này, một ủy viên thường trực Ủy ban Quốc
phòng - An ninh khác, Thiếu tướng Nguyễn
Thanh Hồng (ĐBQH Bình Dương), nói: “Đại
biểu mới chỉ nhìn ở góc độ về tăng biên chế,
về tổ chức bộmáy nhưng còngóc độ về chiến
lược an ninh quốc gia và các chiến lược khác
của quốc gia. Chúng ta phải đặt trong bối
cảnh như thế”.
Một vị ủy viên thường trực Ủy ban Quốc
phòng - An ninh khác, Thiếu tướng Nguyễn
Thị Xuân (ĐBQH Đắk Lắk), cho rằng ba lực
lượng này được hình thành từ lâu, đã và đang
hoạt động ở cơ sở, ở trong dân. Do vậy cần
thiết tạo một khung pháp lý cho lực lượng
này vững tâm hơn trong công tác.
Cũng theo bà Xuân, việc gomba lực lượng
này không làm phát sinh thêm lực lượng
mới, không làm thay đổi nhiệm vụ công an
chính quy.
Nghe vậy, ĐB Lưu Bình Nhưỡng bấm nút
tranh luận. Ông Nhưỡng cho rằng theo quy
định của dự thảođây là lực lượngquần chúng
tựnguyện, khác với khái niệm“không chuyên
trách”.“Chúng ta không thể lập ramột đạo luật
để ấn định họ phải là tổ chức quần chúng tự
nguyện. Chỗ này sai hoàn toàn về nguyên lý.
Nếu là hội tự nguyện thì họ không cần câu
chuyện hỗ trợ của Nhà nước về tiền bạc, đã
thế lại còn đi đòi trụ sở, phù hiệu, quần áo,
chính sách…”- ông Nhưỡng nói và cho rằng
“QHmà nhầm lẫn thì dânđánhgiá tai hại lắm”.
“Quốc hội mà nhầm thì dân đánh giá tai hại lắm”
ĐỨCMINH- CHÂNLUẬN
N
gày 17-11, thảo luận
tại hội trường và bấm
nút xin ý kiến, nhiều
đại biểu Quốc hội (ĐBQH)
cho rằng không cần thiết ban
hành Luật lực lượng tham
gia bảo vệ an ninh trật tự
tại cơ sở.
Phình ra 1,5 triệu người
ngốn ngân sách
ThiếutướngNguyễnMaiBộ,
Ủy viên thường trực Ủy ban
Quốc phòng -Anninh (ĐBQH
An Giang), cho hay hồ sơ dự
án luật dự định thông qua luật
này cho thấy lực lượng bảo
vệ trị an cơ sở sẽ có khoảng
1,5 triệu người hưởng ngân
sách thường xuyên.
Cho rằng con số này “chưa
thực sự thuyết phục”, ông
Bộ nói hiện chỉ có khoảng
126.000 công an xã bán
chuyên trách, 70.000 bảo vệ
dân phố và khoảng 500.000
dân phòng. Như vậy, số
lượng thực tế ba lực lượng
này gần 700.000 người,
trong đó chỉ có công an xã
và bảo vệ dân phố là lực
lượng thường xuyên.
“Nếu thông qua luật này,
số lượng người tăng thêm
để hưởng ngân sách hằng
tháng của địa phương là hơn
800.000 người, chứ không
phải giảm đi 500.000 người
như trong hồ sơ dự án luật
nêu” - ông Bộ nói.
Thiếu tướng Nguyễn Mai
Bộ sau đó cũng chất vấn bộ
trưởng Bộ Nội vụ về con số
800.000 người tăng thêm,
trong đó có 500.000 người
đang hưởng phụ cấp vụ việc
chuyển sang hưởng ngân
sách hằng tháng. Ông cũng
nhờ Bộ Tài chính ước tính
chi phí trụ sở và chi phí để
cho lực lượng này hoạt động
sẽ chiếm tỉ trọng bao nhiêu
trong ngân sách hoạt động
Tiêu điểm
của chính quyền địa phương
cấp xã.
“Dân chúng ta không đến
mức độ là ăn rồi chỉ vi phạm
pháp luật mà chúng ta bố trí
lực lượng lớn như thế này,
trong khi đó chúng ta phải
đầu tư cho phát triển giáo
dục đào tạo, cho an sinh xã
hội rất lớn…” - ông Bộ nói.
“Việc cơ cấu 1,5 triệu
người tham gia lực lượng
này có vẻ như đang áp dụng
trong tình trạng khẩn cấp
thời chiến, gấp nhiều lần số
quân thường trực, có cần thiết
hay không?” - Phó Trưởng
ban Dân nguyện Lưu Bình
Nhưỡng (ĐBQH Bến Tre)
đặt câu hỏi.
Cũng theo ĐB Lưu Bình
Nhưỡng, vì câu chuyện tinh
giản biên chế, tổ chức bộ
máy, lực lượng công an nhân
dân đã chuyển 25.000 quân
chính quy về xã. “Đã phình
ở cơ sở rồi, nay lại tiếp tục
phình thêm lực lượng bảo vệ
cơ sở. Như thế là phình cả
động mạch và tĩnh mạch. Rất
khó thuyết phục. Hay vì câu
chuyện 126.000 công an xã
bán chuyên trách chưa giải
quyết được thì dùng luật
này hợp thức hóa?” - ông
Nhưỡng đặt vấn đề.
“Tôi nao núng vô cùng” -
ông Nhưỡng nói và đề nghị
luật không đáp ứng được yêu
cầu của nhân dân thì dứt khoát
không thể ban hành. Bởi nếu
luật không đi vào được thực
tiễn có nghĩa là QH có lỗi với
nhân dân.
“Xin lỗi bộ trưởng,
công an giờ quá đông”
ỦyviênỦybanQuốc phòng
- An ninh, Thiếu tướng Sùng
ThìnCò(ĐBQHHàGiang)nói
lực lượng công an xã có lịch
sử 70 năm xây dựng, trưởng
thành. Khi Luật Công an nhân
dân có hiệu lực, với việc đưa
lực lượng công an chính quy
xuống cơ sở, “sứ mệnh” của
cônganxãđãhết.ÔngCòcũng
băn khoăn nếu chúng ta xác
định lực lượng này rất quan
trọng thì sao không sử dụng
ngay từ đầu để làm nhiệm vụ
ở cơ sở mà phải đưa công an
chính quy xuống?
“Xin lỗi đồng chí bộ trưởng,
bây giờ lực lượng công an quá
đông” - tướng Sùng Thìn Cò
nói và cho hay hiện mỗi tỉnh
ít nhất cũng có khoảng 3.000
công an, tỉnh lớn thậm chí là
hơn 4.000 công an chính quy.
“Đông như thế, giờ thêm
nhiều lực lượng nữa, chẳng
lẽ lực lượng chính quy không
đủ để nắm, xử lý được tình
hình hay sao?” - ông Cò băn
khoăn và đề nghị các ĐBQH
trước khi thay mặt cử tri của
mình bấm nút phải cân nhắc.
Ủy viên Ủy ban Pháp luật
Phan Thái Bình (ĐBQH
Quảng Nam) chuyển câu
hỏi của cử tri cho ban soạn
thảo. Đó là trong các báo
cáo cũng như qua tiếp xúc
cử tri cho thấy tình hình an
ninh cơ sở rất tốt và ngày
càng tốt hơn. Nhưng tại sao
từ khi tăng cường lực lượng
công an chính quy (như ở
Quảng Nam mỗi xã ít nhất
năm người) thì tình hình
lại phức tạp để phải có lực
lượng này? “Tôi không trả
lời được câu hỏi này. Mong
rằng trong kỳ họp này có
câu trả lời để tôi trả lời cử
tri” - ông Bình nói.
Phó Trưởng đoàn chuyên
trách Đoàn ĐBQH Đồng
Tháp Phạm Văn Hòa cho
hay ông cảm thấy nao nao
khi trong hai ngày, ông liên
tiếp phản biện các dự án luật
do Bộ Công an trình. “Lúc ra
ngoài hội trường, một số đại
biểu nói anh xuất thân từ lực
lượng công an, vậy mà anh
không bảo vệ lại phản biện…
Tôi cũng thấy xót xa” - ông
Hòa nói và đánh giá việc ban
hành dự án luật này là quá
vội vàng.•
Thiếu tướngNguyễnMai Bộ
(trái)
và ĐB Lưu Bình Nhưỡng nêu ý kiến về dự án Luật lực lượng
tham gia bảo vệ an ninh trật tự tại cơ sở. Ảnh: QH
GiaoUBNDcấp tỉnh chủ trì thẩmđịnhbáo cáođánhgiá tác độngmôi trường
Chiều 17-11, Quốc hội (QH) chính thức thông qua dự
thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi). Cụ thể, trong số
466 đại biểu (ĐB) QH có mặt tham gia biểu quyết có 443
ĐB (chiếm 91,91%) tán thành thông qua dự thảo luật, 16
ĐB không tán thành (chiếm 3,32%) và bảy ĐB không
tham gia biểu quyết.
Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày
1-1-2022 để Chính phủ có thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng các
văn bản quy định chi tiết. Riêng quy định thời điểm có
hiệu lực về nội dung đánh giá sơ bộ tác động môi trường,
để thực hiện đồng bộ với thi hành Luật Đầu tư công, thực
hiện sớm hơn so với hiệu lực chung của luật.
Trước đó, trình bày báo cáo tóm tắt giải trình tiếp thu,
chỉnh lý dự luật, Chủ nhiệm Ủy ban KH-CN&MT Phan
Xuân Dũng cho biết ngày 24-10, QH đã thảo luận trực
tuyến về dự luật.
Cũng theo ông Dũng, đối với các dự án đầu tư công, dự
án PPP hoặc dự án đầu tư có nguồn vốn tư nhân không
có tác động xấu đến môi trường mức độ cao, nhà đầu
tư sẽ không phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường.
Phương án này không bỏ sót đối tượng là các dự án đầu
tư có nguồn vốn tư nhân không thuộc diện chấp thuận chủ
trương đầu tư nhưng lại có nguy cơ tác động xấu đến môi
trường mức độ cao. Thông qua đánh giá sơ bộ tác động
môi trường, nhà đầu tư tránh được lãng phí về tài chính,
thời gian trong trường hợp dự án không đáp ứng được yêu
cầu về bảo vệ môi trường.
Đối với thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác
động môi trường (ĐTM), Ủy ban Thường vụ QH tiếp thu,
chỉnh lý theo phương án giao UBND cấp tỉnh chủ trì, phối
hợp với các bộ có liên quan thẩm định báo cáo ĐTM đối
với các dự án đầu tư trên địa bàn…
“Ủy ban Thường vụ QH tiếp thu và quy định rõ việc
phối hợp này phải được tiến hành ngay từ giai đoạn thực
hiện ĐTM; quy định rõ trình tự, thủ tục thẩm định báo
cáo ĐTM, cấp giấy phép môi trường trong trường hợp
dự án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung,
cụm công nghiệp có hoạt động xả nước thải vào công
trình thủy lợi, thì cơ quan thẩm định báo cáo ĐTM, cấp
giấy phép môi trường phải lấy ý kiến chấp thuận bằng văn
bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quản lý
công trình thủy lợi đó” - ông Dũng nói.
TRỌNG PHÚ