266-2020 - page 9

9
Theo dòng
Tiêu điểm
Cần nhắc lại Chính phủ từng có
Nghị quyết 70/NQ-CP cho rằng cần
phải có thêm luật khác về GTĐB.
Theo đó, Bộ GTVT được giao soạn
thảo Luật GTĐB sửa đổi; Bộ Công
an có nhiệm vụ soạn thảo Luật Bảo
đảm trật tự, an toàn GTĐB theo
hướng lấy qua một số nội dung của
Luật GTĐB hiện hành.
Điều rất không hay là vì cùng điều
chỉnh về GTĐB với mục đích chung
là tạo ra sự trật tự, an toàn GTĐB
nên dù đã được Chính phủ lưu ý
“không được chồng chéo” nhưng
hai dự thảo luật trên vẫn phải giẫm
vào nhau. Sau nhiều lần được hai bộ
chỉnh sửa, hai dự thảo luật vẫn được
cả hai bộ đệ trình lên QH với nhiều
sự trùng lặp, không phù hợp, có thể
gây ra nhiều xáo trộn.
Để rồi khi chưa thể soát xét kỹ
nội dung thì trong QH đã phải dành
nhiều phiên họp để có ý kiến trước
về mặt hình thức (một luật hay hai
luật). Tại đây, mỗi nhóm đã có mỗi
lý lẽ cho sự chọn lựa của mình và
giờ thì tỉ lệ bỏ phiếu đã nêu cho thấy
“một luật” mới là quyết định đúng.
Chuyện cần bàn nữa, “một luật”
là luật gì?
Tuy đã chuyển nhiều nội dung
qua dự thảo Luật Bảo đảm trật tự,
an toàn GTĐB nhưng dự thảo Luật
GTĐB sửa đổi vẫn đang có hơn 100
điều (nhiều hơn cả luật hiện hành
gồm 89 điều). Chưa kể, khi không
còn có Luật Bảo đảm trật tự, an toàn
GTĐB thì nhiều nội dung mới cần
thiết trong dự thảo luật này có thể sẽ
được đưa vào một luật về GTĐB.
Như vậy, “một luật” nên là Luật
GTĐB mới hoàn chỉnh thay cho Luật
GTĐB sửa đổi. Khi đó, luật mới giải
quyết luôn thẩm quyền quản lý, đào
tạo và sát hạch, cấp giấy phép lái xe
theo hướng Bộ GTVT tiếp tục làm
chứ không đưa qua Bộ Công an (dựa
trên ý kiến của 321 ĐBQH (chiếm
66,74%) cũng tại phiên họp vào
17-11). Làm thế sẽ đáp ứng được các
tiêu chí ngắn gọn, hợp lý, dễ nhớ, dễ
làm theo.
Phải thấy rằng đã có nhiều lãng
phí cho ngân sách trong việc dự
thảo hai luật (từ giữa năm 2019, Bộ
Công an đã chuẩn bị dự thảo Luật
Bảo đảm trật tự, an toàn GTĐB mà
theo bộ này là luật đó mới “tạo ra
bước chuyển biến cơ bản, bền vững
trong việc bảo đảm trật tự, an toàn
giao thông, thiết lập và duy trì trật
tự, an toàn trong lĩnh vực GTĐB,
giải quyết được những nguyên nhân
cơ bản, sâu xa của thực trạng tai
nạn giao thông…”). Cùng với đó
là những hao tốn đáng ra không có
trong việc QH lấy ý kiến quyết định
tách ra hai luật hay tích hợp vào một
luật.
Vậy nên từ cách đặt vấn đề rất
đáng lưu ý của một nữ ĐBQH, cần
quyết liệt, dứt khoát để không lặp lại
chuyện “làm mất thời gian của QH”
do kiểu làm luật phân chia luật này
của bộ này, luật nọ của bộ kia.
Không thể để
lãngphí nữa,
thưaQuốc hội!
(Tiếp theo trang 1)
Liên quan đến“số phận”hai dự án
Luật GTĐB sửa đổi và Luật Bảo đảm
TTATGTĐB, Tổng thư ký QH Nguyễn
Hạnh Phúc cho biết kỳ tới trìnhmột
luật hay hai luật là do Chính phủ
quyết định.
Quốchội khôngđồngý tách
LuậtGiao thôngđườngbộ
302 đại biểuQuốc hội không đồng ý tách Luật Giao thông đường bộ thành hai luật
là Luật Giao thông đường bộ sửa đổi và Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
đường bộ.
ĐỨCMINH-CHÂNLUẬN
S
áng 17-11, Tổng thư ký Quốc
hội (QH) Nguyễn Hạnh Phúc
đã gửi phiếu xin ý kiến đại
biểu (ĐB) QHvề vấn đề có nên tách
Luật Giao thông đường bộ (GTĐB)
thành hai luật và chuyển chức năng
quản lý, đào tạo và sát hạch cấp giấy
phép lái xe (GPLX) từ Bộ GTVT
sang cho Bộ Công an hay không.
62,7% phiếu phản đối
tách luật
Kếtquảcó302ĐBQHkhôngđồng
ý tách Luật GTĐB thành hai luật là
Luật GTĐB sửa đổi và Luật Bảo
đảm trật tự, an toàn (TTAT) GTĐB,
chiếm 62,7% tổng số ĐBQH. Tuy
nhiên, có 110ĐBQH tán thành việc
tách luật này.
Về vấn đề có chuyển chức năng
quản lý, đào tạo và sát hạch cấp
GPLX từ Bộ GTVT sang cho Bộ
Công an hay không, chỉ có 86 ĐB
đồng ý. Còn lại, 321ĐBQH (chiếm
66,74%) không tán thành.
Đối với nội dung cuối cùng được
lấy ý kiếnĐBQH là chuyển dự thảo
luật này sang xemxét tại kỳ họp thứ
2 QH nhiệm kỳ sau (khóa XV) đã
có 251 ĐBQH tán thành.
Ngay sau khi QH khóa XIV bế
mạc kỳ họp thứ 10, Tổng thư kýQH
Nguyễn Hạnh Phúc đã chủ trì cuộc
họp báo thông tin về kết quả kỳ họp.
Trả lời câu hỏi của PV: “Đây là
bước tiến hay lùi trong công tác
lập pháp?” khi mà dự án luật này
vấp phải những phản ứng mạnh mẽ
nhất từ ĐBQH và Ủy ban Thường
vụQHđã phải phát phiếu lấy ý kiến
cácĐBQH, ôngNguyễnHạnhPhúc
cho rằng“đây là cả tiến, cả lùi”.Theo
ôngPhúc, cácdựán luật đềubảođảm
đúng quy trình, đáp ứng đủ các điều
kiện trình raQH.Tuynhiên, quá trình
thảo luận, ýkiếncácĐBQHcho thấy
cần có thêm thời gian xemxét, đánh
giá kỹ lưỡng các dự án luật. “Chúng
tôi rất cầu thị” - ôngPhúcnói vànhấn
mạnh - “Đâymới là bước choýkiến,
chưa phải bước thông qua”.
ÔngPhúc cũng đánh giá việc phát
phiếuxinýkiếnĐBQHngay từvòng
1 (cho ý kiến) là sự “đổi mới”. “Phát
biểuởhộitrườngchỉđượcmộtsốĐB
nêu ý kiến, tổng số gần 500ĐBQH,
làm sao biết những ý kiến khác như
thế nào. Vì thế có phiếu thăm dò ý
kiến ĐBQH, ý kiến này chuyển cơ
quan soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu,
hoàn chỉnh…” - ông Phúc nói.
Bước tiến và lùi trong
hoạt động lập pháp?
Tại buổi họpbáo, báo chí cũngđặt
câuhỏivềtráchnhiệmcủacáccơquan
QH đồng ý tách Luật GTĐB thành
Giữa năm 2019, Bộ Công an đề xuất tách Luật GTĐB
ra thành hai dự luật là Luật GTĐB và Luật Bảo đảm
TTATGTĐB, đồng thời dự thảo hồ sơ đề nghị xây dựng
Luật Bảo đảmTTATGTĐB.
Banđầu, BộCông anđề xuất luật này chỉ quy định về
hệ thống biển báo hiệu, tốc độ, khoảng cách giữa các
xe, quy tắc giao thông, quản lý phương tiện và người
lái…, không đề cập đến việc quản lý đào tạo, sát hạch
cấp GPLX.
Tháng 9-2019, Tổng cục Đường bộ Việt Nam là đơn
vị đầu tiên có văn bản gửi lên lãnh đạo Bộ GTVT, Vụ
Pháp chế với đề nghị không xây dựng Luật Bảo đảm
TTATGTĐB. Nguyên nhân, những quy định trên cómối
quan hệ biện chứng, gắn kết, không thể tách rời và
phải thống nhất trong một cơ quan quản lý nhà nước
là ngành giao thông.
Dùgặp sựphảnứng củangànhgiao thông, đầunăm
2020BộCônganvẫn trìnhChínhphủhồ sơđềnghị xây
dựngluậttrên.Đếntháng3-2020,PhóThủtướngthường
trực Trương Hòa Bình có văn bản“cơ bản đồng ý về sự
cần thiết phải xây dựng Luật Bảo đảmTTATGT”nhưng
không được chồng chéo, trùng lặp Luật GTĐB sửa đổi.
Song song thời điểm này, Bộ GTVT cũng tổng kết
Luật GTĐB 2008. Đồng thời, đề nghị Chính phủ trình
Ủy ban Thường vụ QH bổ sung vào chương trình xây
dựng luật, pháp lệnhnăm2021.Tuynhiên, sauđóChính
phủ đề nghị rút ngắn thời gian trình dự luật sang năm
2020 nhưng vẫn giữ phạm vi điều chỉnh Luật GTĐB,
chờ Chính phủ quyết định có tách Luật GTĐB không.
Đầu tháng 8-2020, Bộ GTVT và Bộ Công an lần lượt
trình Chính phủ lại Luật GTĐB sửa đổi và Luật Bảo đảm
TTATGTĐB (luật mới). Trong đó, Bộ Công an đề xuất
thay Bộ GTVT quản lý nhà nước về công tác đào tạo,
sát hạch và cấp GPLX.
Trên cơ sở này, Văn phòng Chính phủ lấy ý kiến các
thànhviênChínhphủvềviệc táchLuậtGTĐBvàgiaoBộ
Công an quản lý công tác đào tạo, sát hạch cấp GPLX.
Theo đó, 11/19 thành viên Chính phủ đồng ý giao Bộ
GTVT thực hiện công tác đào tạo, sát hạch, cấp GPLX.
10/19 thành viên Chính phủ không đồng ý tách luật.
Ngày12-8,Thủ tướngđồngý táchLuậtGTĐB ra thành
hai luật và trình QH cho ý kiến.
VIẾT LONG
Ủy viên thường trực Ủy
ban Quốc phòng - An
ninh Nguyễn Thanh
Hồng cho rằng việc các
ĐB tranh luận là rất
bình thường. “Tôi cho
rằng có lùi và có tiến” -
ông Hồng nói.
10/19 thành viên Chính phủ từng không đồng ý tách luật
hai dự án luật. Phó Chủ nhiệm Ủy
banPháp luậtNguyễnTrườngGiang
cho hay theo quy định của Luật Ban
hành văn bản quy phạm pháp luật,
Ủy ban Pháp luật chủ trì thẩm tra,
tham mưu cho Ủy ban Thường vụ
QH, QH quyết định đưa dự án luật
vào chương trình.
Với dự án Luật GTĐB sửa đổi,
tại kỳ họp thứ 9, QHquyết định đưa
vào chương trình và cho ý kiến tại
kỳ họp thứ10. Giữa hai kỳ họp, theo
quy định, Ủy banThường vụQHcó
quyềnđiềuchỉnh, đưadựáncấpbách
vào chương trình làmluật. Theo ông
Giang, trêncơsởkiếnnghị củaChính
phủ, Ủy ban Pháp luật phối hợp với
Ủy banQuốc phòng -An ninh tham
mưuchoỦybanThườngvụQH, sau
đó Ủy ban Thường vụ QH đã quyết
định tách làm hai luật…
“Phó Chủ tịch QH Đỗ Bá Tỵ đã
kết luận: Khi Ủy ban Thường vụ
QH quyết định đưa dự án luật vào
chương trình đã đặt ra rất nhiều vấn
đề, nhiều yêu cầu đối với cơ quan
soạn thảo, với Chính phủ” - ông
Giang nói thêm.
Với việc Ủy ban Thường vụ QH
quyết định xin ý kiếnĐBQHđể làm
cơ sở chỉnh lý dự án luật, ôngGiang
đánh giá đây là cách làm rất đúng,
theo tinh thần của Luật Ban hành
văn bản quy phạm pháp luật, thể
hiện tính dân chủ và sự quyết định
chung của pháp luật.
Trong khi đó, Ủy viên thường
trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh
Nguyễn Thanh Hồng cho rằng việc
cácĐB tranh luận là rất bình thường.
“Tôi cho rằng có lùi và có tiến” - ông
Hồng nói.
Ông Hồng đánh giá lùi ở chỗ lâu
nay khimột dự án luật được đưa vào
chương trình, được thẩm tra, cho ý
kiến, tiếp thu, giải trình và sẽ được
thôngqua.Nhưng lầnnàykhôngnhư
vậy, nên nếu so với trước đây là lùi.
Cũng theo ông Hồng, trong hoạt
động lập pháp có tồn tại câu chuyện
về chất lượng dự án luật.Vì vậy, tiến
ở chỗ thái độ của các ĐBQH tranh
luận, thảo luận để đi đến thống nhất
xin ý kiến ĐBQH thể hiện trách
nhiệm, cách làm việc thực hiện đổi
mới của QH. “Sau này, trách nhiệm
liên quan đến hoạt động này phải
có rút kinh nghiệm” - ông Hồng
nói thêm.•
Học viên thi sát hạch lý thuyết lái xe ô tô tại một trung tâmsát hạch ở huyện Củ Chi, TP.HCM. Ảnh: HOÀNGGIANG
THU TÂM
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook