266-2020 - page 3

3
Thời sự -
Thứ Tư 18-11-2020
ĐạibiểuQuốchội tranhluậnsắcsảo, tínhxâydựngcao
Nghị quyết về chính quyền đô thị là cơ sở cho TP.HCMphát triển trong giai đoạnmới.
Chiều 17-11, kỳ họp thứ 10 Quốc hội (QH) khóa XIV
đã bế mạc sau gần một tháng làm việc. Chủ tịch QH
Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết kỳ họp đã hoàn thành
toàn bộ nội dung chương trình với việc thông qua bảy
luật, 13 nghị quyết, cho ý kiến bốn dự án luật; xem xét
các báo cáo về kinh tế - xã hội, tài chính, ngân sách, kiến
nghị của cử tri, công tác tư pháp, công tác phòng, chống
tham nhũng và nhiều báo cáo khác; góp ý kiến vào các
dự thảo văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII của Đảng.
Chủ tịch QH nêu bật với tinh thần tiếp tục đổi mới tổ
chức chính quyền địa phương phù hợp với đặc điểm của
khu vực đô thị, nông thôn, QH đã xem xét, thông qua nghị
quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM. Đây là
cơ sở pháp lý quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi, phát huy
tiềm năng, thế mạnh cho sự phát triển mạnh mẽ kinh tế -
xã hội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của
chính quyền TP.HCM trong giai đoạn tới.
Theo Chủ tịch QH, trong hoạt động chất vấn và trả lời
chất vấn, từ chỗ nắm chắc vấn đề, nghiên cứu kỹ lưỡng
tài liệu, các đại biểu đã đặt câu hỏi ngắn gọn, rõ ý, bám
sát vào nội dung chất vấn. Người trả lời chất vấn đã trả lời
thẳng thắn, súc tích với sự nghiêm túc, cầu thị, trách nhiệm,
không né tránh, vòng vo. Việc tranh luận với các lập luận
sắc sảo, chặt chẽ, thuyết phục, có tính xây dựng, sự chia sẻ
trách nhiệm với các cơ quan hành pháp, tư pháp và cùng
trao đổi định hướng, giải pháp xử lý các vấn đề đặt ra.
Tuy diễn ra trong 2,5 ngày nhưng số lượt hỏi đáp và
tranh luận đã tăng lên đáng kể. Qua phiên chất vấn cho
thấy các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền đã chủ động
triển khai nhiều giải pháp, biện pháp để thực hiện có hiệu
quả các nghị quyết của QH, tao chuyên biên thực sự trong
các lĩnh vực đã được chất vấn, giám sát, được đại biểu
QH, cử tri và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao…
LƯU ĐỨC
(Theo
Quochoi.vn
)
Quản lý chặt việc chuyểnmục đích
sử dụng rừng tự nhiên
Quốc hội giao các cơ quan liên quan quản lý chặt chẽ việc chuyểnmục đích sử dụng rừng tự nhiên,
việc chuyển đổi đất rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng…
NHÓMPV
C
hiều 17-11, tại phiên bế
mạc kỳ họp thứ 10, Quốc
hội (QH) khóa XIV với
460/464 đại biểu QH biểu
quyết tán thành (95,44%),
QH đã thông qua nghị quyết
về tiếp tục thực hiện các nghị
quyết của QH về giám sát
chuyên đề, chất vấn trong
nhiệm kỳ khóa XIV và một
số nghị quyết trong nhiệm
kỳ khóa XIII.
Kiểm tra việc chuyển
đổi đất rừng tự nhiên,
rừng phòng hộ
Ghi nhận nỗ lực của Chính
phủ, TANDTối cao, VKSND
Tối cao trong việc triển khai
thực hiện các nghị quyết của
QH sau chất vấn, QH đánh
giá việc thực hiện các nghị
quyết của QH đã đạt được
những kết quả quan trọng,
góp phần hoàn thiện hệ thống
pháp luật, nâng cao hiệu lực,
hiệu quả hoạt động của bộmáy
nhà nước, tạo sự chuyển biến
tích cực trong nhiều lĩnh vực,
thúc đẩy phát triển kinh tế -
xã hội, bao đam quốc phòng,
an ninh. Tuy nhiên, vẫn còn
một số nội dung chưa hoàn
thành, chậm triển khai hoặc
triển khai chưa hiệu quả theo
yêu cầu của QH.
Do đó QH yêu cầu Chính
phủ, TANDTối cao, VKSND
Tối cao tiếp tục thực hiện một
số nội dung theo nghị quyết
mới ban hành. Theo đó, QH
yêu cầu Chính phủ quản lý
chặt chẽ việc chuyển mục
đích sử dụng rừng tự nhiên; có
giải pháp nâng cao chất lượng
rừng trồng, nhất là các khu
vực trọng yếu; xử lý nghiêm
hành vi khai thác rừng, lấn
chiếm đất rừng trái phép, các
sai phạm trong chuyển mục
đích sửdụng rừng. Hoàn thành
xây dựng cơ sở dữ liệu đất
đai; nâng cao hiệu quả quản
lý, sử dụng đất đai có nguồn
gốc từ các nông, lâm trường
quốc doanh.
“Khẩn trương kiểm tra
việc chuyển đổi đất rừng tự
nhiên, rừng phòng hộ, rừng
đặc dụng; thanh tra và báo
cáo QH kết quả việc chuyển
đổi mục đích sử dụng đất từ
đất sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp nhà nước, doanh
nghiệp cổ phần hóa sang kinh
doanh đất, xây dựng nhà ở
giai đoạn 2011-2017” - nghị
quyết nêu rõ.
QH yêu cầu tiếp tục hoàn
thiện thể chế pháp luật, trình
QH ban hành các luật để tiếp
tục triển khai thi hành hiến
pháp, tạo môi trường ngày
càng thuận lợi cho hoạt động
sản xuất, kinh doanh, bảo đảm
quyền con người, quyền công
dân, bảo đảm quốc phòng, an
ninh, trật tự an toàn xã hội.
Tập trung thanh tra
những lĩnh vực dễ
phát sinh tham nhũng
Ngoài ra, QH cũng yêu
cầu đẩy nhanh tiến độ lập
quy hoạch tổng thể quốc gia,
các quy hoạch cấp quốc gia
khác, quy hoạch vùng, phê
duyệt quy hoạch tỉnh; công
khai, minh bạch thông tin về
quy hoạch; tiếp tục cơ cấu
lại nền kinh tế, cải thiện môi
trường đầu tư kinh doanh.
Điều hành chính sách tiền
tệ chủ động, linh hoạt, góp
phần ổn định kinh tế vĩ mô,
kiểm soát lạm phát, hỗ trợ
hoạt động sản xuất, kinh
doanh và tăng trưởng kinh
tế, tăng dự trữ ngoại hối nhà
nước khi điều kiện thị trường
thuận lợi.
Nghị quyết của QH cũng
nhấn mạnh: “Tiếp tục cải
cách tổ chức bộ máy hành
chính nhà nước tinh gọn,
hoạt động hiệu lực, hiệu quả
theo Nghị quyết 56/2017 của
QH. Nghiên cứu sửa đổi, bổ
sung quy định về chế độ,
chính sách đối với người hoạt
động không chuyên trách ở
cơ sở; tiêu chuẩn, điều kiện
về chứng chỉ tin học, ngoại
ngữ trong tuyển dụng, thi,
xét nâng ngạch, thăng hạng
viên chức, bổ nhiệm, bổ
nhiệm lại…”.
Trong lĩnh vực đấu tranh
phòng, chống tham nhũng,
QH nhấn mạnh việc tăng
cường phát hiện, xử lý tham
nhũng; tập trung thanh tra
những lĩnh vực trọng điểm,
nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu
cực, tham nhũng, được dư
luận xã hội quan tâm.
“TAND Tối cao, VKSND
Tối cao tiếp tục triển khai
thực hiện hiệu quả các chỉ
tiêu, nhiệm vụ, giải pháp theo
Nghị quyết 96/2019 của QH
về công tác phòng, chống tội
phạm và vi phạm pháp luật,
công tác của VKSND, của
TAND và công tác thi hành
án” - nghị quyết của QH nêu.
Trong năm 2021, các cơ
quan này cần giải quyết dứt
điểm số tin báo, tố giác về
tội phạm, kiến nghị khởi tố
quá hạn còn tồn đọng; khẩn
trương giải quyết các vụ, việc
yêu cầu bồi thường theo Luật
Trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước... Song song đó là
có giải pháp bảo vệ người tố
cáo, phản ánh, kiến nghị, cung
cấp thông tin về các hành vi
có dấu hiệu tham nhũng, lãng
phí, tiêu cực…•
Nhiều diện tích đất rừng tự nhiên, rừng phòng hộ đã bị chuyển đổi mục đích sử dụng.
Trong ảnh: Một ngôi làng ở xã Trà Leng, huyệnNamTràMy (QuảngNam) bị sạt lởmới đây
làmnhiều người chết vàmất tích. Ảnh: HẢI HIẾU
Trong lĩnh vực đấu
tranh phòng, chống
thamnhũng, cần
tập trung thanh tra
những lĩnh vực trọng
điểm, nhạy cảm, dễ
phát sinh tiêu cực,
thamnhũng...
Quốc hội đồng ý hỗ trợ Vietnam Airlines
vượt qua COVID-19
Cũng trong chiều 17-11, QH cũng nhất trí với đề nghị của
Chínhphủ về các giải pháp tháogỡ khó khăn choTổngCông
ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) do ảnh hưởng
của đại dịch COVID-19.
Cụ thể, Chính phủ cho phép Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam thực hiện tái cấp vốn và gia hạn không quá hai lần
cho tổ chức tín dụng (không bao gồm các tổ chức tín dụng
đang được kiểm soát đặc biệt) để Vietnam Airlines vay bổ
sung vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Mặt
khác, Chính phủ cho phépVietnamAirlines chào bán thêm
cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ khi đáp
ứng quy định tại Luật Chứng khoán.
ChínhphủgiaoTổngCông tyĐầu tưvàkinhdoanhvốnnhà
nước thay mặt Chính phủ đầu tư mua cổ phiếu tại Vietnam
Airlines thuộc quyền mua cổ phần của cổ đông nhà nước
theo phương thức chuyển giao quyền mua, đồng thời cho
phép xác định việc đầu tư nêu trên thuộc dự án nhóm A.
Cùng với đó là tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán,
giám sát để việc tổ chức thực hiện bảo đảmđúng quy định.
“Tổng Công ty Hàng khôngViệt Namtiếp tục có giải pháp
xử lý giảm lỗ, thực hiện có hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh
doanh và quan tâmđếnquyền lợi người laođộng trongđiều
kiện đại dịch COVID-19 có khả năng chưa thể sớm chấm
dứt” - nghị quyết nêu.
Chủ tịch QHNguyễn Thị KimNgân phát biểu tại phiên bếmạc.
Ảnh: QH
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook