272-2020 - page 5

5
Thời sự -
Thứ Tư 25-11-2020
Đại học Đông Đô: Cấp hàng
trămbằng giả kiểu“3 không”
Hàng trămbằng tốt nghiệp được Trường ĐHĐông Đô cấp cho
học viên dù họ không thi tuyển, cũng không hề đi học.
TUYẾNPHAN
C
ơ quanAn ninh điều tra
(ANĐT) BộCông an vừa
hoàn tất kết luận điều tra
vụ án “giả mạo trong công
tác” xảy ra tại Trường ĐH
Đông Đô (Hà Nội).
10 bị can bị đề nghị truy tố
về tội danh trên, trong đó có
Dương Văn Hòa (cựu hiệu
trưởng), Trần KimOanh (cựu
phó hiệu trưởng), Lê Ngọc Hà
(phó hiệu trưởng), Trần Ngọc
Quang (phó trưởng Phòng
quản lý đào tạo và quản lý
sinh viên)…
Cấp bằng theo kiểu
“ba không”
Theo Bộ Công an, Trường
ĐH Đông Đô chưa được Bộ
GD&ĐT cấp phép đào tạo
văn bằng hai ngành ngôn
ngữ tiếng Anh. Tuy nhiên,
từ tháng 4-2017, Trần Khắc
Hùng (chủ tịchHĐQT trường,
đã bỏ trốn) chỉ đạo Dương
Văn Hòa và Trần Kim Oanh
ký thông báo tuyển sinh gửi
tới các cơ sở, cá nhân để hợp
tác đào tạo. Kết quả, 12 cơ
sở đã tuyển sinh được hơn
3.500 học viên, thu về hơn 24
tỉ đồng. Dù vậy, nhà trường
chỉ sử dụng 780 triệu đồng
thanh toán kinh phí tổ chức
thi và chấm thi; số còn lại
không cung cấp được đầy
đủ chứng từ liên quan.
Đáng chú ý, Trần Khắc
Hùng giao Trần Kim Oanh
và Lê Ngọc Hà chỉ đạo cấp
dưới tiếp nhận hồ sơ học viên,
không tổ chức thi đầu vào,
không đào tạo theo chương
trình, đồng thời hướng dẫn
học viên hợp thức các bài
thi bằng cách phát đề thi và
đáp án rồi chép lại. “Cá biệt
có trường hợp không phải
hợp thức hóa bài thi” - kết
luận điều tra nhấn mạnh.
Đặc biệt, để có phôi in
bằng giả, tháng 10-2018, sau
khi sử dụng gần hết số phôi
bằng được Bộ GD&ĐT cấp
theo chỉ tiêu tuyển sinh năm
2014, Trần KimOanh chỉ đạo
Trần Ngọc Quang làm giả
quyết định công nhận danh
sách 486 thí sinh trúng tuyển
hệ văn bằng hai ngành ngôn
ngữ tiếng Anh (bản phôtô).
Tiếp đó, Quang soạn thảo
công văn để Hòa ký gửi Bộ
GD&ĐTmua thêm 835 phôi
bằng nhằm in bằng cử nhân.
Khi Bộ GD&ĐT yêu cầu
giải trình về hoạt động đào
tạo văn bằng hai tiếng Anh,
Hòa ký hợp thức các quyết
định công nhận tốt nghiệp
cho các cá nhân không qua
tuyển sinh, đào tạo nhằm
che giấu sai phạm. Ngoài
ra, Trần Khắc Hùng và Trần
Kim Oanh còn chỉ đạo cấp
dưới làm giả quyết định công
nhận thí sinh trúng tuyển đại
học hệ văn bằng hai năm
2015 kèm theo danh sách
các học viên…
Bộ GD&ĐT có
trách nhiệm
Một nghịch lý được cơ
quanANĐTnêu rõ, đó là việc
Trường ĐH Đông Đô chưa
được cấp phép đào tạo văn
bằng hai. Tuy nhiên, từ năm
2015, trường này lại được Bộ
GD&ĐT thông báo chỉ tiêu
tuyển sinh và cho đăng tải đề
án tuyển sinh lên cổng thông
tin tuyển sinh của bộ, trong
đó có cả chỉ tiêu hệ văn bằng
hai chính quy.
Theo cơ quan điều tra, Vụ
Kế hoạch tài chính vàVụGiáo
dục đại học thực hiện thông
báo chỉ tiêu tuyển sinh, đăng
tải đề án tuyển sinh (gồm chỉ
tiêu văn bằng hai) trên cổng
thông tin tuyển sinh cho
Trường ĐH Đông Đô trong
khi trường này chưa được
cho phép đào tạo là có dấu
hiệu vi phạm Quyết định số
22/2001 của bộ trưởng Bộ
GD&ĐT về đào tạo cấp bằng
đại học thứ hai. Việc này cần
làm rõ trách nhiệm của các
cá nhân có liên quan để xử
lý theo quy định của pháp
luật. Nhưng do đã hết thời
hạn điều tra vụ án, cơ quan
điều tra quyết định tách ra
để xem xét, xử lý sau.
Cũng theo kết luận điều
tra, cơ quan công an đã làm
việc với 12 cơ sở đào tạo ký
hợp đồng với Trường ĐH
Đông Đô, tất cả đều không
biết việc trường chưa được
Bộ GD&ĐT cấp phép mà chỉ
căn cứ vào các văn bản thông
báo tuyển sinh do trường ký
để thực hiện tuyển sinh và hỗ
trợ đào tạo. Quá trình điều
tra, dù được thông báo và kêu
gọi nhưng chỉ có 119 cá nhân
tham gia học văn bằng hai
có đơn trình báo. Mặt khác,
tài liệu do trường và các cơ
sở đào tạo cung cấp không
đầy đủ nên công an không
có cơ sở xác định cụ thể việc
thu tiền, tổ chức đào tạo của
trường với từng học viên.
Bộ Công an xác định việc
ký hợp đồng và triển khai
tuyển sinh của các cơ sở đào
tạo không có dấu hiệu vi phạm
pháp luật hình sự. Vì vậy, cơ
quan điều tra đã có văn bản
đề nghị Trường ĐH Đông
Đô và các cơ sở đào tạo giải
quyết đảm bảo quyền lợi cho
các học viên đã nộp tiền để
học văn bằng hai.•
12 cơ sở đào tạo
ký hợp đồng với
Trường ĐH Đông
Đô, tất cả đều không
biết việc trường chưa
được Bộ GD&ĐT
cấp phép.
Bị can Trần Khắc Hùng
(trái, đã bỏ trốn)
vàDương VănHòa. Ảnh: CACC
Đề nghị Bộ GD&ĐT thu hồi bằng giả
Theo cơ quan ANĐT, trong số 193 người được cấp bằng
giả có 60 người đã sử dụng bằng. Trong đó, 55 trường hợp
sử dụng bằng này để làm điều kiện xét tuyển nghiên cứu
sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sĩ, một trường hợp làm điều
kiện bảo vệ thạc sĩ, một trường hợp thi nâng ngạch thanh
tra viên, một trường hợp sử dụng xét tuyển thạc sĩ... Hiện
cơ quan điều tra đã có văn bản kiến nghị các cơ quan chủ
quản xử lý cán bộ vi phạm đối với 58 trường hợp. Các
trường hợp chưa sử dụng bằng, cơ quan chức năng đề
nghị Bộ GD&ĐT có quyết định hủy, thu hồi.
193
người được cơ quan điều tra
xác định do Đại học Đông Đô
cấp bằng không qua tuyển
sinh, đào tạo hoặc không đủ
điều kiện cấp bằng, 23 người
có thamgia học tập nhưng do
trườngchưađượccấpphépđào
tạo văn bằng hai nên không
có giá trị.
Tiêu điểm
Bắt khẩn cấpnữ chủ
quánbánhxèohànhhạ
nhânviên15 tuổi
Ngày 24-11, Công an huyện Yên Phong (Bắc Ninh)
đã ra lệnh bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối
với Nguyễn Thị Ánh Tuyết (34 tuổi, quê Quảng Ngãi)
để điều tra về tội hành hạ người khác. Tuyết chính
là chủ quán bánh xèo miền Trung (địa chỉ tại xã Yên
Trung, huyện Yên Phong), có hành vi đánh đập dã man
hai nhân viên nhỏ tuổi, khiến dư luận căm phẫn nhiều
ngày qua.
Theo Cục Trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH, liên quan đến
bé trai TQD (15 tuổi) bị chủ quán bánh xèo miền
Trung hành hạ, đơn vị đã có công văn chỉ đạo Sở
LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh phối hợp với các cơ quan
liên quan làm rõ vụ việc. Đồng thời, triển khai các
biện pháp hỗ trợ, xử nghiêm hành vi bạo lực, bóc lột
sức lao động của trẻ em. Lãnh đạo Cục Trẻ em đánh
giá đây là vụ việc nghiêm trọng và địa phương đã vào
cuộc một cách nhanh chóng. “Chúng tôi đánh giá rất
cao sự chỉ đạo của tỉnh Bắc Ninh. Cạnh đó, tôi mong
muốn các địa phương khác khi có sự việc tương tự
cần vào cuộc khẩn trương để xử nghiêm những hành
vi bạo hành, xâm hại trẻ em nhằm răn đe, phòng ngừa
chung” - vị này cho hay.
Theo cơ quan công an, tối 21-11, Công an huyện Yên
Phong phát hiện một bé trai tại khu vực Chùa, thôn Lạc
Nhuế, xã Thụy Hòa, huyện Yên Phong có biểu hiện bất
thường. Sau khi đưa về trụ sở công an huyện, bé trai
trình bày tên là TQD, 15 tuổi (quê Quảng Ngãi). Cháu
D. có hoàn cảnh khó khăn, mẹ mất sớm, cha bị bệnh
nặng nên anh cháu đưa cháu ra Bắc Ninh làm thuê.
Tháng 9-2020, cháu D. được anh ruột (sinh năm
2002) đưa đến làm công tại quán bánh xèo miền Trung
do vợ chồng Nguyễn Thị Ánh Tuyết và Ngô Thanh Vũ
(quê TP.HCM) làm chủ. Trong quá trình làm việc, cháu
D. nhiều lần bị chủ quán đánh đập nên chiều 21-11 đã
bỏ chạy khỏi quán.
Vào cuộc xác minh, công an đã triệu tập, đồng thời
tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Thị Ánh Tuyết. Tại
cơ quan điều tra, Tuyết khai nhận toàn bộ hành vi của
mình. Theo đó, không chỉ có D., một nhân viên khác
của quán là VVĐ (21 tuổi, quê Quảng Ngãi) cũng bị
Tuyết đánh đến mức gãy ngón chân, xây xát khắp cơ
thể.
Để tránh bị phát hiện và giữ chân hai người phụ việc,
Tuyết đã bắt hai nhân viên làm việc quần quật từ 7
giờ sáng hôm trước đến 4 giờ sáng hôm sau, không trả
lương, không được gặp gỡ, giao tiếp với người ngoài.
Mỗi khi tức giận, Tuyết lại lôi nhân viên ra phía sau nhà
đánh đập bằng những dụng cụ làm bếp như bàn chải sắt
đánh vảy cá, dao, chày giã tiêu, xẻng xúc bánh xèo…
Công an huyện Yên Phong đang giám định thương tích
các nạn nhân, hoàn thiện hồ sơ để xử lý Tuyết.
T.PHAN - V.LONG
Cơ quan tố tụng lấy
lời khai của vợ chồng
chủ quán bánh xèo.
Ảnh: CACC
Bác sĩ kiểmtra các
vết thương trên
cơ thể của cháuD.
Ảnh: CACC
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook