272-2020 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư25-11-2020
Nghị ánkéodài vụ
bị cáo2 lầnđược
tuyên trắngán
Saumột ngày xét xử, HĐXX quyết định
nghị án kéo dài và sẽ tuyên án vào chiều
1-12 tới.
Ngày 24-11, TAND tỉnh Sóc Trăng xử phúc
thẩm bị cáo Trần Hữu Đức (29 tuổi, ngụ huyện
Long Phú) về tội cố ý gây thương tích.
Trước đó, xử sơ thẩm hồi tháng 7, TAND huyện
Long Phú tuyên phạt Đức sáu tháng tù, được khấu
trừ thời gian tạm giam trước đó (từ ngày 24-10-
2011 đến 20-1-2012). Bị cáo kháng cáo.
Theo cáo trạng, trưa 12-2-2011, Đức (khi đó
đang học lớp 12) chạy xe máy trên đường về gần
nhà ở huyện Long Phú thì va chạm với xe máy do
anh Lý Thanh Tuấn điều khiển chở theo một người
khác. Hai bên cãi cọ dẫn đến xô xát.
Sau đó, anh của Tuấn là Lý Hoài Thanh cùng
Lý Tấn Phát và một người khác đến cự cãi, đánh
nhau với người nhà của Đức, trong đó có ông Trần
Thanh Nhựt (cha của Đức). Đức cầmmột dao dài
khoảng năm tấc chém trúng hai anh Thanh và Phát,
gây thương tật lần lượt là 19% và 6%.
Tại phiên tòa lần này, Đức thừa nhận do thấy mẹ
mình bị đánh nên có dùng ống ty phuộc xe để đánh
bị hại Thanh. Còn vết thương trên đầu Thanh từ
đâu mà có thì Đức không biết. Bị cáo cho rằng tòa
sơ thẩm căn cứ vào lời khai của người làm chứng
là bà con của anh Thanh để buộc tội là chưa đảm
bảo tính khách quan.
Đại diện VKS cho rằng tuy bị cáo không thừa
nhận dùng dao chém các bị hại nhưng kết quả giám
định và lời khai của bị hại, các nhân chứng cho
thấy vết thương phù hợp do dao gây ra. Do đó, bản
án tòa sơ thẩm tuyên là có căn cứ. Tuy nhiên, căn
cứ vào các tình tiết giảm nhẹ, đại diện VKS đề nghị
HĐXX giảm án cho bị cáo 2-3 tháng tù.
Tại tòa, người bào chữa cho bị cáo cho
rằng bản án sơ thẩm chưa đánh giá toàn bộ
nội dung của vụ án một cách khách quan.
Quá trình điều tra, bị cáo nhiều lần khiếu nại,
yêu cầu
đổi điều tra
viên nhưng
không được
chấp nhận.
Ngoài ra,
người bào
chữa còn
cho rằng
điều tra viên
lấy lời khai
tại quán cà
phê. Từ đó,
người bào
chữa đề
nghị HĐXX
tuyên hủy
án sơ thẩm,
tuyên bị cáo
không phạm
tội và đình
chỉ vụ án.
Tuy nhiên,
đại diện
VKS bác bỏ
toàn bộ quan
điểm trên và
khẳng định
đánh giá lời
khai của bị
hại, nhân
chứng trên
cơ sở khách
quan, toàn
diện.
Chiều
cùng ngày, sau một ngày xét xử, HĐXX
quyết định nghị án kéo dài, sẽ tuyên án vào
chiều 1-12 tới.
CHÂU ANH
Hai lần tuyên
không phạm tội
Năm 2013, TAND huyện Long
Phú tuyên phạt ông Nhựt hai năm
tù, Đức hai nămsáu tháng tù cùng
về tội cố ý gây thương tích.
Xử phúc thẩm, TAND tỉnh Sóc
Trăng tuyên hủy toàn bộ án sơ
thẩm để điều tra, xét xử lại.
Sau khi điều tra lại, Công an
huyện Long Phú cho rằng không
đủ chứng cứ chứng minh vai trò
đồng phạm và hành vi trực tiếp
gây thương tích của ôngNhựt nên
đã đình chỉ điều tra đối với ông.
Riêng Đức vẫn tiếp tục bị truy tố.
Đến tháng 8-2014, tòa sơ thẩm
tuyênĐức khôngphạmtội vì chưa
đủ căn cứ kết tội. VKSNDhuyện đã
kháng nghị bản án này.
Cuối năm 2014, tòa phúc thẩm
bác kháng nghị, giữ nguyên bản
án sơ thẩm. Sau đó, VKSND huyện
đã bồi thường cho ông Nhựt 120
triệu đồng và đồng ý bồi thường
oan cho Đức trên 200 triệu đồng.
Tháng12-2015,Đứcbấtngờnhận
được kháng nghị giám đốc thẩm
của VKSND Cấp cao tại TP.HCM.
Theo đó, viện này đề nghị và được
Ủy ban Thẩm phán TAND Cấp cao
tại TP.HCM chấp nhận hủy cả hai
bản án sơ và phúc thẩm tuyên
Đức không phạm tội để điều tra,
xét xử lại.
K.PHỤNG- C.HIỀN
N
gày 24-11, Bộ Tư
pháp - Liên minh
châuÂu và Chương
trình phát triển Liên Hợp
Quốc (UNDP) tổ chức hội
thảo đánh giá thực tiễn
10 năm thi hành Luật Lý
lịch tư pháp (LLTP). Luật
này được Quốc hội thông
qua ngày 17-6-2009, có
hiệu lực thi hành từ ngày
1-7-2010.
Đã cấp hơn 3,7
triệu phiếu lý lịch
tư pháp
Phát biểu tại hội thảo,
Thứ trưởng Bộ Tư pháp
Nguyễn Khánh Ngọc nói:
“Hội thảo Đánh giá thực
tiễn 10 năm thi hành Luật
LLTP là một cơ hội tốt để những người
làm công tác LLTP cùng tổng kết, đánh
giá những kết quả đạt được, những hạn
chế, yếu kém. Từ đó, chúng ta rút ra bài
học kinh nghiệm, tìm ra những giải pháp,
cách làm hay, khả thi để nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác LLTP”.
Trình bày tại hội thảo, ông Hoàng Quốc
Hùng, Giám đốc Trung tâm LLTP quốc
gia - Bộ Tư pháp, cho biết: Tính đến ngày
30-6-2020, Trung tâm LLTP quốc gia và
các sở Tư pháp đã giải quyết được hơn
3,7 triệu yêu cầu cấp phiếu LLTP (gồm
hơn 2,6 triệu phiếu LLTP số 1 và gần 1,1
triệu phiếu LLTP số 2). Trong đó có hơn
3,5 triệu phiếu LLTP được giải quyết đúng
thời hạn (đạt tỉ lệ 94%), hơn 242.000 phiếu
LLTP chậm thời hạn (chiếm tỉ lệ 6%).
Hiện nay, phiếu LLTP số 1 chỉ ghi án
tích chưa được xóa, còn phiếu LLTP số 2
ghi đầy đủ tất cả án tích không phân biệt
đã được xóa án tích hay chưa.
Hình thức đương nhiên được
xóa án tích còn gặp khó
TS Tạ Minh Lý, chuyên gia tư vấn
UNDP, đánh giá: “Pháp luật hiện hành
quy định hai hình thức xóa án tích là
đương nhiên được xóa án tích và xóa án
tích do tòa án quyết định. Theo đó, việc
đương nhiên được xóa án tích gây phiền
phức nhất cho cả người dân và cơ quan
cấp phiếu LLTP”.
Đại diện Sở Tư pháp tỉnh An Giang
cũng cho biết hồ sơ chậm trễ, quá hạn
ở cơ quan này phần lớn đều do phải xác
minh thêm về điều kiện đương nhiên xóa
án tích. Ngoài ra, những trường hợp bị
lập danh chỉ bản mà không rõ có bị xét
xử không… cũng khiến việc cấp phiếu
LLTP bị trễ.
BàHoàngThị HươngLan, Trưởng phòng
LLTPSở Tư pháp TP.HCM, cho rằng Luật
LLTP chưa quy định cụ thể về thành phần
hồ sơ, thời gian cấp phiếu đối với hồ sơ
Vướng mắc trong xóa
án tích cho dân
Luật Lý lịch tư pháp cơ bản đáp ứng nhu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp ngày
càng tăng của công dân, đảmbảo phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế
của nước ta.
Thứ trưởng Bộ Tư phápNguyễn KhánhNgọc
(trái)
đang trao đổi với các đại biểu
bên lề hội thảo. Ảnh: NQ
Cần có thủ tục riêng về xóa án tích
Luật LLTP cần có quy định riêng về thủ tục xóa án tích cho người đương nhiên được
xóa án tích. Quy định này theo hướng trong quá trình cập nhật thông tin LLTP về án
tích, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP cần chủ động thực hiện việc tra cứu thông tin
LLTP, xác minh các điều kiện đương nhiên xóa án tích để xóa án tích cho người bị kết
án khi họ có đủ các điều kiện do BLHS quy định. Không nên đợi đến khi họ có yêu cầu
cấp phiếu LLTP thì cơ quan chức năngmới thực hiện những công việc này như hiện nay.
TS
TẠ THỊ MINH LÝ
,
chuyên gia tư vấn UNDP
Xin xóa án tích ở nhiều nước cũng “trầy vi tróc vảy”
Tại một số quốc gia trên thế giới như Hàn Quốc hoặc Philippines, việc xin xóa án tích
rất khó khăn. Thậm chí, nhiều quốc gia còn không có quy định về việc này.
Đối với người phạm tội tuổi chưa thành niên, các luật quốc tế hiện đại của Liên Hợp
Quốc khuyến khích đẩy mạnh việc xóa án tích để họ sớm tiếp xúc với những chính sách
ưu đãi của nhà nước.
Ông
SCOTT CIMENT
,
cố vấn chính sách về luật tại UNDP Việt Nam
Kết quả phúc đáp của các cơ
quan liên quan đối với hồ
sơ có tài liệu còn chậm trễ,
Sở Tư pháp chưa thể đảm
bảo thời gian cấp phiếu theo
quy định, dễ gây bức xúc cho
người dân.
có thông tin tiền án, tiền sự (sau đây gọi
là hồ sơ có tài liệu), chưa bảo đảm thực
hiện chế định đương nhiên xóa án tích
theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015.
Trong điều kiện cơ sở dữ liệu LLTP
tại Sở Tư pháp đang hoàn thiện, nhiều
trường hợp không có bản án, thông tin
về việc chấp hành nội dung bản án (hình
phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ
dân sự, án phí...), việc cấp phiếu còn phụ
thuộc nhiều vào kết quả xác minh tại các
cơ quan liên quan, đặc biệt là những thông
tin có trước ngày 1-7-2010 và thông tin
tiền sự không rõ kết quả xử lý. Điều này
tạo nhiều áp lực trong công tác xác minh,
tra cứu, cấp phiếu LLTP.
Kết quả phúc đáp của các cơ quan liên
quan đối với hồ sơ có tài liệu còn chậm
trễ, SởTư pháp chưa thể đảm bảo thời gian
cấp phiếu theo quy định, dễ gây bức xúc
cho người dân về tình trạng hồ sơ trễ hạn.
Bên cạnh đó, theo bà Hương Lan, khi xử
lý hồ sơ tiền án, đã có kết quả của Trung
tâm LLTP quốc gia nhưng không nêu rõ
số bản án, một số hồ sơ không nói rõ bị
phạt hành chính hay không. Khi chuyên
viên liên hệ với tòa án, tòa yêu cầu phải
cung cấp thêm thông tin mới xử lý được.
Những trường hợp này chuyên viên phải
gửi công văn đến 6-7 lần.
Một số trường hợp đương sự đi nhiều
nơi. Có trường hợp gặp vướng khi các cơ
quan từ chối và đẩy trách nhiệm khiến
người dân vô cùng bức xúc khi không
thể xóa án tích.
Theo bà Hương Lan, năm 2020, Sở Tư
pháp đã chuyển đến Trung tâmLLTPquốc
gia 280 trường hợp, trong đó 172 trường
hợp từ có tiền án, tiền sự chuyển thành
không có án tích…•
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook