272-2020 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư25-11-2020
SangThái Lanđặt làmcondấuđể giảhơn200hồ sơđất
Bị cáo điThái Lan làmgiả con dấu vì biết rõ ở trong nước không thể làmđược khi không có giấy tờ hợp pháp.
Quang cảnh tại phiên tòa. Ảnh: ĐC
Sáng 24-11, TAND quận Liên Chiểu (TP Đà Nẵng) mở
phiên tòa xét xử các bị cáo gồm Trần Văn Thôi, Lê Sơn,
Trịnh Duy Văn (trú quận Liên Chiểu) và Phan Viết Tiến (trú
quận Thanh Khê) về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan,
tổ chức.
Vụ án có hơn 200 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Theo cáo trạng, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đã
điều tra, xác minh việc sử dụng hồ sơ nguồn gốc đất để xin
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn quận Liên Chiểu với
560 hồ sơ do Thanh tra TP phát hiện nghi là giả. Quá trình
điều tra xác định có 366/560 hồ sơ nguồn gốc đất loại hồ
sơ hai lá, ba lá (đất có giấy tờ phường, xã xác nhận) là giả.
Trong đó, Thôi làm giả 238 bộ hồ sơ.
Cụ thể, nhiều người dân ở phường Hòa Khánh Nam, quận
Liên Chiểu có đất nhưng không có hồ sơ nguồn gốc đất. Vì
vậy, những người này đang cần hồ sơ nguồn gốc đất được
UBND phường cũ xác nhận trước năm 2004 để làm thủ tục
xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trần Văn Thôi biết vậy nên nảy sinh ý định làm giả hồ
sơ để kiếm tiền tiêu xài. Thôi đi Thái Lan đặt làm con dấu
giả. Các con dấu giả do Thôi đặt gồm dấu tròn của UBND
phường, dấu chức danh, dấu tên chủ tịch phường.
Về mẫu phôi hồ sơ, Thôi tìm một bộ mẫu từ hồ sơ thật, sử
dụng mẫu phôi này xóa hết các thông tin, chỉ để lại các thông
tin mặc định, dùng bút kẻ lại các hàng bị xóa rồi phôtô hồ sơ
này thành nhiều bộ. Thôi đem bộ mẫu nhúng vào chậu nước
lạnh có pha nước cà phê loãng, mang phơi khô để cho hồ sơ
có màu đất, giống với hồ sơ cũ và chất liệu tại thời điểm đó.
Sau khi có con dấu, mẫu phôi giả, Thôi làm giả hồ sơ
nguồn gốc đất của phường. Đối với trường hợp làm toàn
bộ hồ sơ, Thôi nhận 1,5 triệu đồng/bộ. Với hồ sơ đã có sẵn
phôi giấy, hình dấu UBND phường, chữ ký, Thôi chỉ viết các
thông tin vào hồ sơ và viết giả nội dung xác nhận của UBND
phường thì giá khoảng 200.000-500.000 đồng/bộ.
Từ năm 2008 đến 2017, Thôi câu kết với nhiều người làm
giả 238 hồ sơ đất, thu lợi bất chính 157,4 triệu đồng.
Cáo trạng xác định Tiến tham gia giúp sức cùng Thôi làm
giả hồ sơ mang tên BVM. Tiến cũng thừa nhận đưa cho Thôi
làm giả khoảng 2-3 hồ sơ trong tổng số năm bộ hồ sơ giả
Thôi nhận làm cho Tiến. Lê Sơn tham gia làm giả hồ sơ đất
của ông HHB và bà NTN.
Văn là cán bộ địa chính phường Hòa Khánh Nam. Văn
biết các trường hợp này mua đất vào năm 2008, 2013 là
không đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất nhưng đã giới thiệu đến gặp Lê Sơn để làm giả giấy
tờ.
Phiên tòa dự kiến diễn ra trong hai ngày.
TÂMAN
TRỌNGPHÚ
S
áng 24-11, Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc đã chủ trì hội nghị
trực tuyến của Chính phủ về
công tác xây dựng, hoàn thiện và
thi hành pháp luật. Tại hội nghị,
Thủ tướng lưu ý nhiều vấn đề quan
trọng về xây dựng chính sách pháp
luật và “phải giữ được liêm chính
trong thực thi pháp luật”.
Công tác thi hành pháp
luật vẫn là khâu yếu
Tại hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc
hội (QH) Uông Chu Lưu nhận định
hệ thống pháp luật của Việt Nam
ngày càng đầy đủ, công khai, minh
bạch và bao quát hết tất cả lĩnh vực
của đời sống kinh tế-xã hội. Tuy
nhiên, hiện vẫn còn các hạn chế như
còn những quy định chưa đồng bộ,
tính khả thi, ổn định của chính sách
chưa cao, nhiều chính sách còn chồng
chéo, mâu thuẫn. Đặc biệt, công tác
thi hành pháp luật vẫn là khâu yếu.
“Trong thực thi pháp luật, chúng ta
thấy có hiện tượng người ta vi phạm
pháp luật một cách rất hồn nhiên,
ý thức chấp hành pháp luật chưa
nghiêm túc, nhất là việc chấp hành
pháp luật về an toàn giao thông, vệ
sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi
trường…” - Phó Chủ tịch QH nói.
Theođó,ôngđềnghịcầnphảinhanh
chóng khắc phục, hoàn thiện các bất
cập trong xây dựng chính sách pháp
luật, nhất là phổ biến, giáo dục pháp
Thủ tướng: Phải
chống thamnhũng
chính sách
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói phải chống lợi ích
nhóm, thamnhũng chính sách trong xây dựng pháp luật
và phải giữ được liêm chính trong thực thi pháp luật.
Xây dựng dự án Luật về tổ chức thi hành pháp luật
Tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Bộ Tư pháp tiếp tục
nghiên cứu, tham mưu giúp Chính phủ xây dựng, trình QH dự án Luật về
tổ chức thi hành pháp luật. Luật này nhằm tao cơ sở pháp lý vững chắc để
thưc hiện các giải pháp có tính đôt phá trong việc nâng cao hiệu quả thi
hành pháp luât, lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luât trong toàn xã hôi.
Thủ tướng cũng yêu c u các bộ, ngành c n kiên quyết chấm dứt tình
trạng n đọng; kịp thời ban hành các văn b n quy định chi tiết luật, pháp
l nh để sớmđưa các quy định của pháp luật vào cuộc sống. Các bộ, ngành
thực hi n công khai tình trạng n đọng văn b n pháp luật của các bộ,
ngành h ng tháng.
Thủ tướng cũng yêu c u các bộ trư ng, thủ trư ng cơ quan ngang bộ,
chủ tịch UBND cấp tỉnh ph i là người trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng,
thi hành pháp luật, bô trí nguồn lưc thích đáng, tiếp tục siết chặt kỷ luật,
kỷ cương; phân công rõ trách nhi mcủa từng đơn vị, cá nhân, nhất là trách
nhi m của người đứng đ u đối với công tác này.
“Chúng ta không chấp
nhận văn bản pháp luật
ban hành có nội dung
không vì lợi ích của toàn
xã hội mà vì lợi ích riêng
của một bộ, một ngành
nào đó.”
Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc
luật, nâng cao ý thức chấp hành của
các cá nhân, tổ chức trong tuân thủ
và thực hiện pháp luật…
Ởmộtkhíacạnhkhác,GS-TSHoàng
Thế Liên, nguyênThứ trưởng BộTư
pháp, nhấn mạnh điều kiện tất yếu
để một quốc gia thịnh vượng là phải
xây dựng được một nhà nước pháp
quyền, có hệ thống pháp luật hoàn
thiện. Theo đó, hệ thống này phải đủ
sức khắc phục được tình trạng làmăn
trái pháp luật, tham nhũng, tiêu cực.
Nhà nước cần tận tụy thực hiện tốt các
chức năng vốn có, không thực hiện
những công việc mà người dân, khu
vực tư nhân có thể làm được.
“Cùng với đó, chúng ta hoàn thiện
thể chế để đấu tranh, tiến tới xóa bỏ
cho được những thói xấu như cục bộ,
cửa quyền, cát cứ, lãng phí của công,
lạm dụng của công” - GS Liên nói.
Chất lượng một số
dự án luật còn kém
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc nói thể chế pháp
luật chính là yếu tố quyết định “một
quốc gia thành công hay không thành
công” và việc xây dựng thể chế là
nhiệm vụ quan trọng được Đảng,
QH và nhân dân giao phó.
“Tuy nhiên, chúng ta thường hay lo
các công việc cháy nhà, chết người,
dự án này, dự án kia mà chưa quan
tâm đến công tác thể chế. Chúng ta
phải thay đổi thói quen này” - Thủ
tướng nói.
Theo Thủ tướng, nhiều năm qua,
đặcbiệt lànhiệmkỳqua,QHvàChính
phủ đã coi trọng việc xây dựng thể
chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Mặc dù đến nay hệ thống pháp luật
của Việt Nam bao phủ khá đầy đủ
nhưng vẫn còn các bất cập, hạn chế.
Cụ thể, chất lượng một số dự án luật
còn kém, vòng đời ngắn. Công tác
tổng kết thực tiễn, đánh giá tác động
của các dự luật làm chưa kỹ, dẫn đến
tình trạng “nhiều văn bản mới ra đời
đã phải sửa chữa”.
“Đặc biệt là xin lùi, xin rút vẫn còn.
QH phải kêu nhiều. Nhất là công tác
thi hành pháp luật, đưa pháp luật vào
cuộc sống còn chưa có cơ chế đồng
bộ, hiệu quả” - Thủ tướng nói.
Bên cạnh đó, tình trạng nợ đọng
văn bản quy định chi tiết luật chưa
khắc phục triệt để, nhiều văn bản
trái luật về nội dung, thẩm quyền,
nhiều quy định chồng chéo nhau.
Sự phối hợp với bộ, ngành yếu, cán
bộ làm công tác pháp luật vừa thiếu
vừa yếu. Nguồn tài chính cho công
tác xây dựng pháp luật chưa đáp ứng
với yêu cầu của thực tiễn.
Cực kỳ tránh
"quyền anh, quyền tôi"
Về phương hướng, nhiệm vụ thời
gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh cần
tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế,
pháp luật, nhất là thực hiện đúng kỷ
cương trongxâydựngpháp luật. Đảm
bảo chất lượng dự án luật, đảm bảo
phù hợp với điều ước quốc tế, tôn
trọng, đảm bảo quyền lợi của người
dân, khắcphụcđược tình trạng“quyền
anh, quyền tôi”…
“Hiện nay có đến 90% các dự án
luật trình ra Ủy ban Thường vụ QH
và QH là do các bộ của chúng ta dự
thảo.Nênkhông thểquyềnanh, quyền
tôi, cái gì cũng cần phải qua bộ tôi.
Đây là cái cực kỳ phải tránh” - Thủ
tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng lưu ý trong xây dựng
pháp luật phải chống cho được lợi ích
nhóm, tham nhũng chính sách, đặc
biệt phải giữ được liêm chính trong
thực thi pháp luật. “Chúng ta không
chấpnhậnvănbảnpháp luật banhành
có nội dung không vì lợi ích của toàn
xã hội mà vì lợi ích riêng củamột bộ,
một ngành nào đó” - Thủ tướng nói.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tư pháp,
ngành tư pháp cần tiếp tục phát huy
vai trò “nhạc trưởng”, cơ quan “gác
cửa” trong việc xây dựng, hoàn thiện
pháp luật và thi hành pháp luật của
Chínhphủvàchínhquyềnđịaphương.
Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện quy trình
và hiên đai hóa ky thuât xây dựng
pháp luật, trong đó cần quy định rõ
trách nhiệm, đặc biệt là sự phối hợp
có trách nhiệm và hiệu quả giữa các
cơ quan được giao chủ trì soạn thảo,
lâyýkiênđôi tương chiu sư tác đông.•
Thủ
tướng
Nguyễn
Xuân
Phúc
phát
biểu
tại hội
nghị.
Ảnh:
VGP
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook