288-2020 - page 11

11
Kinh tế -
ThứHai 14-12-2020
Xóa 99% thuế: Lợi thế mới
cho hàng Việt tại Anh
Kết thúc đàm phán UKVFTA tại Hà Nội, Bộ
trưởng Bộ Công Thương VN Trần Tuấn Anh
và Bộ trưởng Bộ Thương mại quốc tế Vương
quốc Anh LizTruss đã kýmột tuyên bố chung
khẳng định: Các doanh nghiệp có thể tiếp
tục hưởng lợi từ việc giảm thuế nhập khẩu
và xuất khẩu, tăng cường khả năng tiếp cận
thị trường dịch vụ và bảo hộ các sản phẩm
chủ chốt của VN và Anh. Hai nước sẽ tiến tới
việc ký kết chính thức hiệp định nói trên (dự
kiến sẽ có hiệu lực từ ngày 1-1-2021)
Điều này bao gồm 65% số dòng thuế đã
được xóa bỏ trong thươngmại VN - Anh. Con
số nói trên sẽ tăng lên 99% sau khi kết thúc
lộ trình cắt giảm thuế quan. Đến thời điểm
cuối lộ trình, VN sẽ hưởng lợi qua việc tiết
kiệm được 114 triệu bảng Anh tiền thuế đối
với các sản phẩm xuất khẩu của VN. Đối với
hàng hóa xuất khẩu của Anh, con số tương
ứng sẽ là 36 triệu bảng Anh.
Hiệp định dự kiến sẽ có hiệu lực từ 1-1-2021
ANHIỀN
thực hiện
N
gày 11-12 vừa qua, lễ
ký biên bản kết thúc
đàm phán Hiệp định
Thương mại tự do giữa Việt
Nam (VN) và Vương quốc
Anh (UKVFTA) đã thành
công tốt đẹp. Hiệp định sẽ mở
thêm cơ hội cho các ngành
hàng xuất khẩu chủ lực của
VN sang thị trường Anh.
Pháp Luật TP.HCM
đã có
buổi trao đổi với Bộ trưởng
Bộ Công Thương Trần Tuấn
Anh về ý nghĩa và tác động
của hiệp định đối với nền
kinh tế VN.
Gạo, thủy sản,
dệt may… hưởng lợi
.
Phóng viên
:
Thưa Bộ
trưởng, ông đánh giá thế nào
về tầm quan trọng của Hiệp
định UKVFTA
?
+ Bộ trưởng
Trần Tuấn
Anh
: Anh là đối tác thương
mại lớn thứ ba của VN tại
khu vực châu Âu. Theo số
liệu của Tổng cục Hải quan,
năm2019 tổng kimngạch xuất
nhập khẩu hai nước đạt 6,6
tỉ USD, trong đó xuất khẩu
đạt 5,8 tỉ USD và nhập khẩu
đạt 857 triệu USD.
Dư địa tăng trưởng thị
trường tại Anh cho sản phẩm
VN còn rất lớn, vì hiện nay
tất cả sản phẩm xuất khẩu
VN chỉ chiếm được không
quá 1% thị phần trong tổng
kim ngạch nhập khẩu hàng
hóa mỗi năm của Anh.
Tuy nhiên, khi Anh rời
EU, các ưu đãi mang lại từ
Hiệp định Thương mại tự do
VN - EU (EVFTA) sẽ không
được áp dụng tại thị trường
Anh. Bởi vậy, việc ký kết một
hiệp định thương mại tự do
song phương sẽ tạo điều kiện
cho hoạt động cải cách, mở
cửa thị trường, thuận lợi hóa
thương mại ở hai quốc gia,
tránh gián đoạn các hoạt động
thương mại do hệ quả mang
lại của Brexit.
.
Các ngành hàng xuất khẩu
nào của VN sẽ được hưởng
lợi lớn từ hiệp định, thưa Bộ
trưởng?
+ Các ngành hàng xuất
khẩu được hưởng lợi lớn từ
hiệp định này là thủy hải sản,
gạo, dệt may, gỗ, rau quả, da
giày… Cụ thể, trong ngành
thủy sản, thuế nhập khẩu hầu
hết tôm nguyên liệu (tươi,
đông lạnh, ướp lạnh) nhập
khẩu vào Anh được giảm từ
mức thuế cơ bản 10%-20%
xuống 0% ngay khi hiệp định
có hiệu lực.
Đối với ngành dệt may, Bộ
KH&ĐT dự báo kim ngạch
xuất khẩu vào thị trường EU
sẽ tăng nhanh với mức khoảng
67% đến năm 2025 so với
kịch bản không có hiệp định.
Ngoài ra, với những camkết
về cộng gộp đối với nguyên
liệu vải từ Hàn Quốc và EU
sẽ giúp các sản phẩm dệt may
thúc đẩymở rộng nguồn cung
nguyên liệu trong ngành này
để tận hưởng ưu đãi, tránh
bị phụ thuộc vào một số thị
trường nhất định.
Đối với mặt hàng gạo,
trong năm 2019, xuất khẩu
gạo từ VN sang Anh đã có
bước nhảy vọt với mức tăng
trưởng kim ngạch lên đến
376%. Tuy nhiên, thuế quan
với mặt hàng này năm 2019
vẫn ở mức cao nên khó cạnh
tranh với các nước khác như
Ấn Độ, Pakistan, Tây Ban
Nha, Ý, Thái Lan. Với những
cơ hội mang lại từ hiệp định
này, gạo xuất xứ từ VN sẽ có
lợi thế cạnh tranh với các sản
phẩm đến từ các nước trên.
Đối với mặt hàng rau quả,
hiệpđịnhkhi cóhiệu lực sẽ xóa
bỏngay94%trong tổng số547
dòng thuế rau quả và các chế
phẩm từ rau quả. Trong đó có
nhiều sản phẩm là thế mạnh
của VN như vải, nhãn, chôm
chôm, thanh long, dứa, dưa…
Hiệp định cũng giúp nhiều
mặt hàng gỗ và sản phẩm từ
gỗ của VN xuất khẩu sang
Anh có thuế suất về 0% trong
vòng năm năm (gỗ nguyên
liệu hiện có thuế suất 2%-
10%). Do đó, ngành gỗ của
VN cũng sẽ được hưởng lợi
từ hiệp định này.
Tạo sức ép cạnh tranh
cho hàng Việt
.
Bên cạnh những cơ hội
thì Hiệp định UKVFTA cũng
đặt ra những thách thức nhất
định trong việc tận dụng cam
kết cũng như sức ép đối với
thị trường trong nước. Bộ
trưởng đánh giá thế nào về
những thách thức này?
+ Đúng như vậy! Những
camkết mở cửa thị trường với
hàng hóa, dịch vụ choAnh sẽ
tạo ra sức ép cạnh tranh nhất
định cho nền kinh tế, doanh
nghiệp và hàng hóa, dịch vụ
trong nước…
Đơn cử như mặt hàng dệt
may, nguồn nguyên liệu cho
sản xuất hàng xuất khẩu hiện
nay của VN chủ yếu được
nhập khẩu từTrungQuốc hoặc
ASEAN. Do đó, trong thời
gian tới cần chuyển hướng
nhập khẩu nguồn nguyên
liệu trong ngành này để tận
dụng được những cơ hội từ
các cam kết của hiệp định.
Cạnh đó, các rào cản
kỹ thuật đối với hàng hóa
nhập khẩu từ phía Anh là
rất chặt chẽ. Điển hình như
với nông sản, dù UKVFTA
kế thừa những ưu đãi với
VN sẽ hưởng lợi
qua việc tiết kiệm
được 114 triệu bảng
Anh tiền thuế đối
với các sản phẩm
xuất khẩu.
những quy định linh hoạt
trong Hiệp định EVFTA
nhưng đa số ngành hàng
nông sản của nước ta như
chè, rau quả... vẫn vấp phải
những hạn chế do thiếu tính
đồng nhất trong từng lô
hàng, công tác thu hoạch,
bảo quản chưa tốt nên chất
lượng còn hạn chế.
.
Vậy theo ông, các công ty
VN cần làm gì để khắc phục
những khiếm khuyết trên?
+ Hiệp định UKVFTAbao
gồm các cam kết phi truyền
thống về lĩnh vực lao động,
môi trường. Mặc dù pháp luật
VN đã có những quy định cụ
thể về tiền lương tối thiểu,
thời gian làm việc và an toàn
vệ sinh lao động, lao động
trẻ em, bảo vệ môi trường…
phu hơp vơi tiêu chuân quôc
tê nhưng trên thực tế co môt
sô doanh nghiệp chưa tuân
thu nghiêm.
Điều này co thê dẫn tới hâu
qua la co rui ro ca nganh san
xuât sẽ không được hưởng
ưu đãi tư vi pham cua môt
thiêu sô doanh nghiêp. Do
đó, trong quá trình thực thi,
doanh nghiệp cần hết sức lưu
ý các cam kết này.
. Xin cám ơn Bộ trưởng.•
Hiệp địnhThươngmại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh khi có hiệu lực sẽ xóa bỏ ngay 94%
trong tổng số 547 dòng thuế rau quả.
Lượng ô tô bán ra thời gian gần đây tăng vọt, đặc biệt là
ô tô sản xuất và lắp ráp trong nước. Cụ thể, báo cáo tháng
11-2020 của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam
(VAMA) cho thấy doanh số bán của toàn thị trường đạt
36.359 xe, tăng 9% so với tháng trước và tăng tới 22% so
với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tháng có lượng ô tô bán
hàng nhiều nhất của các thành viên thuộc hiệp hội tính từ
đầu năm đến nay.
Đáng chú ý, lượng xe lắp ráp trong nước bán ra trong
tháng 11 vừa qua đạt 23.509 xe, tăng 15% so với tháng
trước. Trong khi đó lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc đạt
12.850 xe, chỉ tăng 0,7% so với tháng trước.
Nguyên nhân khiến sức tiêu thụ xe tăng vọt là do chính
sách hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ theo Nghị định 70/2020
đang vào giai đoạn sắp hết hạn (kết thúc vào cuối năm
nay) nên người dân tranh thủ mua xe, nhất là xe lắp ráp
trong nước để được giảm phí. Nói cách khác, khi mua xe
ở thời điểm này giúp khách hàng tiết kiệm từ vài chục
triệu đến cả trăm triệu đồng. Chưa kể đây là thời điểm
cuối năm nên nhiều hãng ô tô cũng chạy đua doanh số
bằng các chương trình ưu đãi hấp dẫn.
Tính chung tổng lượng bán hàng của toàn thị trường
thuộc các đơn vị thành viên VAMA trong 11 tháng đầu
năm nay đạt 248.768 xe các loại, giảm 14% so với cùng
kỳ năm ngoái.
Giới kinh doanh ô tô dự báo lượng bán hàng của tháng
cuối cùng trong năm sẽ tiếp tục bùng nổ khi chính sách
giảm 50% lệ phí trước bạ cho xe sản xuất, lắp ráp trong
nước hết hiệu lực vào cuối tháng 12 này.
THY NHUNG
Nhiều sản phẩm là thếmạnh của Việt Namnhư vải, nhãn, chômchôm, thanh long…
sẽ hưởng lợi từ hiệp định. Ảnh: QUANGHUY
Lý do sức mua ô tô bất ngờ tăng phi mã
Tiêu điểm
Theo các camkết trong hiệp
định, đối với hànghóaVNnhập
khẩu từAnh,VNcamkết sẽ xóa
bỏthuếquanngaykhihiệpđịnh
có hiệu lực với 48,5% số dòng
thuế, chiếm 64,5% kim ngạch
nhập khẩu.
Bộ trưởng Bộ Công Thương
Trần TuấnAnh.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook