288-2020 - page 9

9
và xử lý các trường hợp bao chiếm
đất, trong đó có trường hợp còn xảy
ra tranh chấp rồi bơm cát, xây hàng
rào để giành đất công” - bí thư xã
Thạnh Phú nhìn nhận.
TheoôngĐô, trongnăm2018huyện
và xã đã ra quyết định xử phạt 29
trường hợp, năm 2019 là sáu trường
hợp và năm2020 xử phạt chín trường
hợp. Hiện xã đã có kế hoạch cưỡng
chế bốn trường hợp và sẽ xử lý dứt
điểm trong tháng 12 này.
Trả lời câu hỏi vì sao đến nay chỉ
mới xử lý cưỡng chế bốn trường hợp,
ông Đô giải thích: Qua kiểm tra, xác
minh thì bốn trường hợp (năm 2019)
này đã có thời gian lấn chiếm lâu, có
trường hợp vi phạm lần hai nên xử lý
trước theo chỉ đạo của huyện. Trong
đó có một hộ hoàn cảnh khó khăn,
họ đề nghị được hỗ trợ về nhà ở sẽ
chấp hành di dời, có một hộ là con
của nguyên chủ tịch thị trấn. “Qua
vận động, các hộ này thừa nhận lấn
chiếm đất công nhưng họ nói phải xử
lý đồng loạt hết các trường hợp khác
thì mới đồng ý. Tuy nhiên, những
hộ khác qua thống kê thì có một số
hộ trước đó được Nông trường Cờ
Đỏ cấp phép ở tạm nên không thể
xử lý” - ông Đô nói.
Bất cập trong giao và
quản lý đất
Ông Bùi Văn Kiệt, Phó Chủ tịch
UBND huyện Cờ Đỏ, thừa nhận
công tác xử lý vi phạm trật tự xây
dựng trên địa bàn xã Thạnh Phú còn
chậm. Theo ông Kiệt, quan điểm
của huyện là kiên quyết thực hiện
cưỡng chế một số trường hợp để
răn đe, hạn chế tình trạng xây dựng
trái phép, lấn chiếm đất công trên
địa bàn. Huyện đã chỉ đạo xã Thạnh
Phú kiên quyết xử lý dứt điểm bốn
trường hợp lấn chiếmmương lộ trên
và tuyệt đối không để phát sinh vi
phạm mới. Tuy nhiên, do năng lực
cán bộ xã còn hạn chế, ảnh hưởng
dịch COVID-19… nên công tác xử
lý cưỡng chế còn chậm. Hiện huyện
đã chỉ đạo xã cưỡng chế dứt điểm
HẢI DƯƠNG
T
ỉnh lộ 919 đoạn qua xã Thạnh
Phú, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ
nhiều năm qua đã trở thành điểm
nóng trong quản lý trật tự xây dựng
tại địa phương. Phần đất dọc hai bên
tỉnh lộ là đất thuộc diện quản lý của
Nhà nước, tuy nhiên vài năm gần
đây nhiều người dân đã đổ xô đến
đua nhau lấn chiếm, xây dựng, mua
bán trái phép.
Ngang nhiên chiếm đất công
Ghi nhận của PV, bên cạnh những
ngôi nhà, công trình được cấp phép
tạm thì nhiều căn nhà, kho bãi mới
lần lượt mọc trái phép lên như nấm.
Trong đó có nhiều hộ dân lấn chiếm
cất nhà kiên cố để ở, nhiều trường
hợp khác thì san lấp mặt bằng bao
chiếm, phân lô nền cho thuê lại để
kinh doanh bất hợp pháp. Không ít
nơi được cho thuê lại xây dựng kho
bãi, cơ sở kinh doanh… lấn chiếm cả
diện tích hành lang lộ giới gây mất
an toàn giao thông. Mặc dù là công
trình trái phép nhưng không biết vì
lý do gì vẫn được ngành chức năng
cấp điện, nước sinh hoạt đầy đủ.
Trao đổi với PV, ông Lê Thành
Đô, Bí thư xã Thạnh Phú, thừa nhận
tình hình trật tự xây dựng dọc hai
bên tỉnh lộ 919 rất phức tạp. “Tình
trạng xây dựng, mua bán trái phép
đất thuộc Nhà nước quản lý dọc tỉnh
lộ 919 đã diễn ra nhiều năm và rất
phức tạp. Về mặt quản lý nhà nước,
xã đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn
Cảdãynhàxâydựngtráiphéptrênđấtcông,lấnchiếm
hànhlanglộgiớitỉnhlộ919.Ảnh:HẢIDƯƠNG
Đất dọc tỉnh lộ919bị san lấp, xâydựngkhobãi,
tiệmrửaxe, cho thuêbất hợppháp. Ảnh: HẢI DƯƠNG
Cần Thơ chậm xử lý nạn
lấn chiếm đất công
Nhiều hộ dân đua nhau bao chiếmđất công, xây dựng trái phép tràn lan
dọc tỉnh lộ 919 thời gian dài nhưng địa phương vẫn chưa xử lý dứt điểm.
bốn hộ trên trong tháng 12 này, đặc
biệt là những trường hợp lấn chiếm
hành lang lộ giới.
Nói về nguyên nhân để xảy ra tình
trạng xây dựng trái phép lấn chiếm
đất công như hiện nay, phó chủ tịch
UBND huyện cho rằng là do bất cập
trong giao và quản lý đất.
Theo ôngKiệt, phần phía kênhBốn
Tổng Một Ngàn (hướng về huyện
Vĩnh Thạnh) trước đây là đất của
Nông trường Cờ Đỏ và nông trường
có cho một số hộ dân xây dựng nhà
ở. Nay đất được giao về cho huyện
quản lý nhưng khi giao TP chỉ bàn
giao tổng thể đất mà không đo đạc
chi tiết nên huyện không thể giao
đất có thu tiền, cấp giấy chứng nhận
cho dân. Hiện có nhiều hộ xây nhà
từ năm 1993, nhà xuống cấp nhưng
huyện cũng không thể cấp phép xây
dựng vì thực chất họ không có giấy
tờ đất nên chỉ cho sửa chữa trên
hiện trạng cũ.
Trước bất cập này, từ năm 2018,
huyện đã có văn bản đề nghị Sở
TN&MT đo đạc lại nhưng sở nói chờ
đo đạc tổng thể cả huyện. Trong năm
nay, huyện tiếp tục có báo cáo kiến
nghị sở về khó khăn, bất cập trong
việc quản lý, giao đất ở khu vực này
dẫn đến tình trạng lấn chiếm, xây
dựng trái phép như hiện nay. “Qua
làmviệc, sở đã thống nhất huyện thuê
đơn vị tư vấn để lập hồ sơ dự toán
đo đạc chi tiết lại, xác định nguồn
gốc đất, sau đó huyện mới có cơ sở
xem xét hộ nào được cấp giấy, nghĩa
vụ tài chính thế nào. Chứ như hiện
nay không giao đất được thì rất khó
quản lý về trật tự xây dựng” - phó
chủ tịch UBND huyện Cờ Đỏ nói.•
Bàn giao nhà 8B Lê Trực cho chủ đầu tư sau 5 năm cưỡng chế
Mặc dù là công trình trái
phép nhưng không biết vì
lý do gì vẫn được ngành
chức năng cấp điện, nước
sinh hoạt đầy đủ.
Ngày 13-12, lãnh đạo quận Ba Đình (Hà Nội) cho biết
ngày 9-12 chính quyền đã bàn giao tòa nhà 8B Lê Trực
cho chủ đầu tư hoàn thiện sau khi hoàn tất cưỡng chế giai
đoạn 2.
Như vậy, sau năm năm cưỡng chế, tháo dỡ công trình, nhà
8B Lê Trực đã bị cắt ngọn tầng 19, tum thang (giai đoạn 1)
và tầng 18 (giai đoạn 2). Hiện trạng công trình sau khi cưỡng
chế còn 17 tầng và tum thang, chiều cao đến mặt mái tầng 17
là 58,5 m, so với giấy phép xây dựng vượt 5,5 m, diện tích
sàn tăng trên 2.800 m
2
.
Ông Lê Văn Hùng, Tổng giám đốc Công ty CP May Lê
Trực - chủ đầu tư tòa nhà, cho biết sau khi bàn giao, phía
công ty đã khẩn trương chuẩn bị hoàn thiện tòa nhà, chỉnh
trang lại một số hạng mục để kịp bàn giao cho người dân
trước tết Nguyên đán 2021.
Sai phạm của nhà 8B Lê Trực được báo chí phản ánh từ
cuối năm 2015. Sau đó, Thủ tướng đã yêu cầu UBND TP
Hà Nội kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý quy
hoạch kiến trúc và đầu tư xây dựng của dự án. Tháng 10-
2015, UBND TP Hà Nội đã có báo cáo chỉ rõ công trình có
nhiều sai phạm vượt chiều cao, vượt diện tích sàn, không
xây giật cấp theo giấy phép xây dựng được cấp.
Do phía chủ đầu tư chậm khắc phục sai phạm, UBND
quận Ba Đình đã tiến hành cưỡng chế tòa nhà. Quá trình
cưỡng chế kéo dài từ cuối năm 2015 đến nay, chia làm hai
giai đoạn. Giai đoạn 1 tháo dỡ phần tum thang và tầng 19,
giai đoạn 2 tháo dỡ tầng 18.
Ngày 7-11-2020, UBND TP Hà Nội thông báo hoàn thành
việc xử lý vi phạm tại 8B Lê Trực. Theo đó, tầng 18 được
tháo dỡ toàn bộ phần tường xây, vách ngăn, cửa, thiết bị
tầng; hoàn thành khối lượng cắt sàn tầng 18 với diện tích
1.268 m
2
; cắt xong 256,35 m dài dầm, cắt xong 14/14 cột
(đạt 100% số lượng cột, tương đương 46,2 m dài cột). Cơ
quan chức năng cho phép giữ lại kết cấu cột, dầm, kết cấu
lõi thang và dầm treo tầng 18; dầm, cột, vách tường xây
lồng ô cầu thang bộ.
Nguyên nhân giữ lại phần kết cấu trên là để đảm bảo an
toàn kết cấu công trình, do công trình có kết cấu dầm treo,
nếu phá dỡ dầm treo tầng 18 sẽ tác động đến hệ thống chịu
lực của các tầng dưới, khiến công trình mất an toàn khi đưa
vào sử dụng, ảnh hưởng đến kết cấu chung của tòa nhà.
Báo cáo cũng nêu việc khắc phục hậu quả, chỉnh trang
công trình đưa vào khai thác sử dụng thuộc trách nhiệm của
chủ đầu tư.
TRỌNG PHÚ
Cóhay không sựbuông lỏngquản lý của chínhquyền?
Theo người dân, tình trạng này diễn ra đã nhiều năm qua nhưng chính
quyền địa phương không xử lý dứt điểm. Nhất là khi tỉnh lộ 919 được đưa
vào khai thác sử dụng, đất khu vực này trở thành một miếng bánh béo bở
nên nhiều người nhảy vào bao chiếm tràn lan. Công trình này chưa được
xử lý xong thì công trình trái phép khác lại mọc lên như thách thức pháp
luật. Từ đó, dư luận đặt câu hỏi có hay không sự buông lỏng quản lý của
chính quyền địa phương?
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook