288-2020 - page 2

2
Thời sự -
ThứHai 14-12-2020
ĐÀOTRANG-HẢIDƯƠNG
C
ác chuyên gia cho rằng
những tuyến đường kết
nối TP.HCMđi các vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam
đều đã rơi vào tình trạng ùn
tắc. Nguyên nhân là hạ tầng
giao thôngchưaphát triểnxứng
tầm. Đây cũng là một trong
các yếu tố kìm hãm sự phát
triển kinh tế - xã hội của các
vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam. Do đó, việc sớm đầu tư
mạng lưới cao tốc phía Nam
là vô cùng cấp thiết trong giai
đoạn hiện nay.
Những tín hiệu vui
bắt đầu
Ông Phan Công Bằng, Phó
Giámđốc SởGTVTTP.HCM,
nhận định cao tốc phía Nam
hiện nay đang rất ít, chỉ có
khoảng 100 km, gồm cả hai
tuyếnTP.HCM-TrungLương
và TP.HCM - Long Thành -
Dầu Giây.
Đường cao tốc là một trong
những yếu tố vô cùng cần thiết
để thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội. Tuy nhiên, chỉ với
khoảng 100 kmđường cao tốc
thì không thể đáp ứng được
tốc độ phát triển ngày càng
lớn mạnh của các vùng kinh
tế trọng điểmphía Nam. Chưa
kể, các tuyến cao tốc này đều
đã rơi vào tình trạng quá tải,
xuống cấp.
Tương tự, ôngNguyễnHoài
Trung,PhóGiámđốcSởGTVT
tỉnh LongAn, cũng nhận định
caotốcTP.HCM-TrungLương
bị quá tải nhiều nămnay. Điều
kiện kết nối giữa LongAn với
TP.HCM và ĐBSCL có phần
bị bó hẹp, khiến kinh tế bị kìm
hãm rất nhiều. Do đó, việc đầu
tư, kết nối hàng loạt cao tốc
từ Long An như tuyến Chơn
Thành - Đức Hòa, Đức Hòa
- Mỹ An, đoạn Bình Chuẩn -
quốc lộ 22 - Bến Lức…nhằm
kết nối các vùng kinh tế là vô
cùng cấp thiết.
Bên cạnh việc đánh giá khu
vựcphíaNamcònquá ít đường
Cao tốc TP.HCM - Trung Lương làmột trong hai tuyến cao tốc đang được khai thác khu vực phíaNam.
Ảnh: HOÀNGGIANG
Với khoảng 100 km
đường cao tốc hiện
nay thì không thể
đáp ứng được tốc độ
phát triển ngày càng
lớn mạnh của các
vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam.
12 dự án đã lập nghiên cứu tiền khả thi
Loạt bài:
Mạng lưới cao
tốc kết nối
phía Nam -
Bài 1
Phía Namsẽ cón
trong 5 năm tới
Theo Bộ GTVT, có 12 tuyến cao
tốc khu vực phía Namđã được lập
báo cáo nghiên cứu tiền khả thi
và sẽ được đầu tư trong giai đoạn
2021-2025.
cao tốc, TS Võ Kim Cương,
nguyênPhóKiếntrúcsưtrưởng
TP.HCM, cho rằng hiện các dự
án cao tốc phía Nam còn triển
khai quá chậm.
“Songmới đây, chúng ta đã
đồng loạt khởi công ba đoạn
cao tốc trong đường cao tốc
Bắc - Nam (trong đó có hai
đoạn phíaNamgồmDầuGiây
- PhanThiết, PhanThiết -Vĩnh
Hảo) đã là một tín hiệu vui.
Hệ thống đường cao tốc mới
được khởi công sẽ góp phần
hình thành một hệ thống giao
thông hoàn chỉnh, đồng bộ từ
TP.HCM, Đông Nam bộ và
ĐBSCL” - ông Cương nói.
Đầu tư trục ngang
lẫn trục dọc
ThứtrưởngBộGTVTNguyễn
Nhật cũng nhận định: Tiến
độ đầu tư xây dựng hệ thống
đường cao tốc khu vực Đông
Nam bộ và vùng ĐBSCL còn
chậm so với quy hoạch được
duyệt.Điềunàyđãphầnnàoảnh
hưởng đến nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội của khu vực.
Theo Thứ trưởng Nguyễn
Nhật, sởdĩ việc triểnkhai đầu tư
xây dựng các tuyến đường cao
tốc kết nối khu vực TP.HCM
vớiĐBSCLcònchậmlàdogặp
một số khó khăn, vướng mắc.
Thứ nhất, đặc điểmđịa hình
khu vực có nền địa chất phức
tạp, địa hình chia cắt bởi nhiều
sông, kênh rạch nên phải xử lý
nền đất yếu, xây dựng nhiều
cầu. Điều này dẫn đến suất đầu
tư cho các công trình lớn, thời
gian thực hiện kéo dài.
Thứ hai, nguồn vốn đầu tư
công trong thời gian qua bố trí
cho ngành giao thông còn hạn
chế, chưa đáp ứng được nhu
cầu. Bên cạnh đó, nguồn vốn
vay ODA ngày càng kém ưu
đãi. Các dự án thu hút đầu tư
theo hình thức hợp tác PPPgặp
nhiều khó khăn do thời gian
vay vốn kéo dài. Còn nguồn
vốn của tổ chức tín dụng chủ
yếu là ngắn hạn, dẫn đến khó
khăn trong cân đối nguồn vốn.
Thứ ba, thực tế triển khai
một số dự án BOTngành giao
thông thời gian qua trong điều
kiện chưa có quy định pháp
luật về cơ chế chia sẻ rủi ro,
đặc biệt là rủi ro về doanh thu.
Theo thứ trưởng, trong thời
gian tới, ngoài việc tập trung
hoàn thànhcácdựánđang triển
khai, BộGTVTcũng tập trung
nguồn lực để đầu tư các tuyến
cao tốc khu vực phíaNam, các
trục dọc kết nối TP.HCM với
các tỉnh ĐBSCL. Bên cạnh
đó, việc đầu tư các trục ngang
kết nối nội vùng cũng vô cùng
quan trọng để đáp ứng nhu cầu
vận tải, phát huy hiệu quả đầu
tư của các công trình như sân
bay, cảng biển...
Kêu gọi nguồn lực
xã hội để đầu tư
Theo quy hoạch phát triển
mạng lưới đường cao tốc Việt
Nam được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt (tại Quyết định
số 326/2016), khu vực Đông
Nam bộ và ĐBSCL sẽ hình
thành 13 tuyến đường cao tốc
với tổng chiều dài 2.086 km.
Các tuyếnnàybaogồm:Cao
tốc vành đai, cao tốc hướng
tâm của TP.HCM; các tuyến
Sơ đồ 19 tuyến cao tốc phíaNam.
Đồ họa: HỒTRANG
Thứ trưởngBộGTVTNguyễnNhật chobiết có12dựánđãđược
lập nghiên cứu tiền khả thi, được tập trung đầu tư trong giai đoạn
2021-2025. Những dự án này gồm:
1. Tuyến TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (mở rộng), chiều dài
51 km; 2. Tuyến TP.HCM - Chơn Thành, chiều dài 69 km; 3. Tuyến
Chơn Thành - Đức Hòa, chiều dài 84 km; 4. Tuyến Đức Hòa - Mỹ
An, chiều dài 81 km.
5.TuyếnTP.HCM-MộcBài,chiềudài65km,doUBNDTP.HCMchủ
quảnkêugọiđầutưPPP;6.TuyếnBiênHòa-PhúMỹ-VũngTàu,chiều
dài 47 km, do UBND tỉnhĐồngNai chủ quản kêu gọi đầu tư PPP.
7.Đườngvànhđai3TP.HCMđoạnBìnhChuẩn-quốclộ22-Bến
Lức, chiều dài 89 km; 8. Đường vành đai 3 đoạn Tân Vạn - Nhơn
Trạch, chiều dài 16,57 km.
9. Tuyến Cần Thơ - Cà Mau, chiều dài 133 km (trong đó, đoạn
từ Bạc Liêu đến Cà Mau do UBND tỉnh Cà Mau chủ quản kêu gọi
đầu tư PPP); 10. Tuyến Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, chiều dài
180 km; 11.TuyếnHàTiên - RạchGiá - Bạc Liêu, chiều dài 225 km.
12. Tuyến cao tốc An Hữu - Cao Lãnh thuộc tuyến Hồng Ngự -
Trà Vinh đang được Bộ GTVT đề nghị bổ sung quy hoạch, chiều
dài 30 km.
Ngoài ra, dự án cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một (Bình Dương)
- Chơn Thành (Bình Phước) hiện đang được Ban quản lý dự án
đường Hồ Chí Minh lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để trình
cấp có thẩmquyền phê duyệt.
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...16
Powered by FlippingBook