290-2020 - page 9

9
BìnhThuận:
Phươngánđấu
giáđất đườngven
biểnnối cao tốc
Ngày 15-12, UBND tỉnh Bình Thuận
cho biết UBND tỉnh vừa tổ chức cuộc
họp nghe Sở TN&MT báo cáo phương án
bồi thường, thu hồi tạo quỹ đất hai bên
đường ĐT 719B, đoạn Phan Thiết - Kê
Gà và đường Hàm Kiệm đi Tiến Thành.
Để đảm bảo thực hiện công tác bồi
thường, thu hồi tạo quỹ đất hai bên
đường hai dự án được thuận lợi và đồng
bộ với việc bồi thường, giải phóng mặt
bằng (GPMB) hai tuyến đường, UBND
tỉnh yêu cầu Sở TN&MT chủ trì, chỉ đạo
Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh rà soát,
bổ sung hoàn chỉnh phương án, chậm
nhất cuối tháng 1-2021 phải báo cáo
UBND tỉnh.
Trong đó, Sở TN&MT cần lưu ý rà soát
kỹ trình tự, thủ tục, đảm bảo phù hợp với
quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh, phù hợp với quy hoạch xây dựng và
kế hoạch sử dụng đất hằng năm… Phải
đảm bảo trình tự, thủ tục liên quan đến
công tác GPMB và các trình tự, thủ tục
hiện hành về mặt pháp luật nhằm tạo quỹ
đất sạch để đấu giá.
Chủ tịch UBND tỉnh giao UBND TP
Phan Thiết và huyện Hàm Thuận Nam có
trách nhiệm quản lý đất theo quy hoạch
hai bên đường, qua đó phát hiện, ngăn
chặn và xử lý kịp thời việc chuyển quyền
sử dụng đất trái phép, chuyển mục đích
sử dụng đất trái phép, xây dựng các công
trình trên đất, lấn, chiếm, đất sử dụng
không đúng mục đích theo quy hoạch tại
địa phương mình quản lý; nếu có trường
hợp vi phạm xảy ra phải xử lý nghiêm
theo quy định.
Sở TN&MT chỉ đạo Trung tâm Phát
triển quỹ đất tỉnh phối hợp chặt chẽ với
các địa phương trong suốt quá trình thực
hiện dự án, đề xuất UBND tỉnh tổ chức
đấu giá theo đúng quy định.
Theo báo cáo của Sở TN&MT, sở
đã tổ chức họp lấy ý kiến các ngành và
địa phương về việc phân chia giai đoạn
để thực hiện dự án tạo quỹ đất hai bên
đường đối với hai dự án trên. Theo đó, có
bốn phương án được đề xuất đối với dự
án tạo quỹ đất hai bên đường ĐT 719B và
ba phương án đối với dự án tạo quỹ đất
hai bên đường Hàm Kiệm - Tiến Thành.
Sở TN&MT đề nghị UBND tỉnh thống
nhất chọn phương án của dự án tạo quỹ
đất hai bên đường ĐT 719B, việc triển
khai dự án được chia làm chín giai đoạn.
Tổng kinh phí thực hiện hơn 3.677 tỉ
đồng; trong đó, kinh phí thực hiện khai
thác quỹ đất hơn 3.562 tỉ đồng, kinh phí
thực hiện khu tái định cư 13,07 ha hơn
114 tỉ đồng. Đối với dự án tạo quỹ đất hai
bên đường Hàm Kiệm - Tiến Thành được
chia làm ba giai đoạn, tổng kinh phí thực
hiện hơn 1.136 tỉ đồng. Trong đó, kinh
phí thực hiện khai thác quỹ đất hơn 1.094
tỉ đồng và kinh phí thực hiện khu tái định
cư 3,57 ha hơn 41 tỉ đồng.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận
Nguyễn Ngọc Hai cho rằng việc khai
thác quỹ đất hai bên đường ĐT 719B và
quỹ đất hai bên đường Hàm Kiệm đi Tiến
Thành là rất quan trọng. Chủ tịch UBND
tỉnh nêu rõ các phương án đề xuất phải
đảm bảo tính khả thi cao nhằm tránh tình
trạng tạo quỹ đất sạch nhưng không có dự
án đầu tư, dẫn đến quỹ đất không được sử
dụng, gây lãng phí tài nguyên và kinh phí
bồi thường GPMB của tỉnh.
PHƯƠNG NAM
Xe chất đống, quá trình thanh lý phức tạp
Xử lý xe vô chủ tại
bãi giữ xe ra sao?
Cần có giải pháp từ các cơ quan thẩmquyền để xử lý hàng trămxe
vô thừa nhận đang chất đống tại các bãi xe nhằm tránh tốn kém, lãng phí.
PHƯƠNG LOAN
T
hời gian gần đây, có hàng
trăm xe vô thừa nhận đang
chất đống tại các bãi xe ở
sân bay, bến xe, bệnh viện... trên
địa bàn TP.HCM. Việc này dẫn
đến nhiều hệ quả phát sinh như
chiếm diện tích, ảnh hưởng đến
doanh thu, nguy cơ cháy nổ, tốn
kém chi phí quản lý…
Theo quy định, đối với tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính
hết thời gian tạm giữ nhưng người
vi phạm không đến nhận thì đã có
Nghị định 31/2020 và Nghị định
115/2013 quy định cách thức xử
lý. Hết thời hạn theo quy định mà
người vi phạm không đến nhận
thì người có thẩm quyền ra quyết
định tịch thu, đem bán đấu giá,
sung quỹ nhà nước. Quy định
là vậy nhưng thực tế việc xử lý
những chiếc xe vô chủ này còn
nhiều vướng mắc.
Coi là tài sản thuộc
dạng nào?
TS Lê Minh Hùng, Trường ĐH
Luật TP.HCM, cho rằng có thể xử
lý số xe này theo quy định về tài
sản không xác định được chủ sở
hữu. Tài sản dạng này là trường
hợp không biết ai là người có quyền
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt
và cũng không có căn cứ để xác
địnhviệc chủ sởhữu từbỏ quyền sở
hữu. Người phát hiện loại tài sản
dạng này phải thông báo hoặc giao
nộp cho công an hoặc UBND cấp
xã. Sau một năm kể từ ngày thông
báo công khai mà không xác định
được ai là chủ sở hữu tài sản là
động sản thì quyền sở hữu đối
với động sản đó thuộc về người
phát hiện tài sản.
TS-luật sư Nguyễn Hữu Thế
Trạch, Đoàn Luật sư TP.HCM,
phân tích quan hệ pháp luật giữa
người gửi xe và người nhận gửi
xe là quan hệ hợp đồng gửi giữ
tài sản. Khi hết thời hạn gửi giữ
(thường là thời hạn được ghi trong
thẻ giữ xe hoặc niêm yết tại các
điểmgiữ xe), người gửi không đến
nhận lại tài sản thì có thể chuyển
giao quyền sở hữu tài sản. Theo
đó, người đang chiếm hữu, quản
lý xe tùy từng trường hợp có thể
xác lập quyền sở hữu dựa trên ba
căn cứ xác lập quyền sở hữu đối
với tài sản vô chủ, tài sản không
xác định được chủ sở hữu hoặc
tài sản do người khác bỏ quên.
Để xác định tài sản vô chủ phải
chứng minh được chủ sở hữu đã
từ bỏ quyền sở hữu tài sản. Đó là
việc họ tuyên bố công khai hoặc
thực hiện hành vi chứng tỏ việc
mình từ bỏ quyền với tài sản.
Hết thời hạn theo quy
định mà người vi phạm
không đến nhận thì
người có thẩm quyền
ra quyết định tịch thu,
đem bán đấu giá, sung
quỹ nhà nước.
Xe vô chủ cũ kỹ chất thành đống tại Bến xeMiềnĐông. Ảnh: THUTRINH
Theo Công ty CP Bến xeMiền Đông, số lượng xe bị
bỏ tại đây tăng theo từng năm, đến cuối năm2018 số
lượng xe tại bãi xemáy lên đến gần 200 chiếc. Còn tại
bãi giữ xe Bến xe Miền Tây, tính đến năm 2018 cũng
có hơn 300 xe không chủ.
Ông Trần Văn Phương, Phó Giám đốc Bến xe Miền
Tây, cho biết bến xe có văn bản gửi công an phường
và Công an quận Bình Tân đề nghị hỗ trợ việc xử lý
các xe này. Sau đó, công an quận đã xuống làm việc,
ghi lại số khung, sốmáy của từng xe để xác minh các
xe này liên quan đến vụ án trộm cắp gì hay không.
“Với trường hợp không liên quan, bến xe gửi thưmời
hai lần yêu cầu chủ xe đến lấy xe, trong thời gian đó
nếu họ không lấy thì đưa công an giám định xe. Sau
đó, bến xe đăng thông tin trên mặt báo (hai kỳ với
số tiền 60 triệu đồng), sau 365 ngày kể từ ngày đăng
báo, chủ xe vẫn không đến nhận thì cơ quanmới tiến
hành thủ tục thu hồi, thanh lý” - ông Phương nói.
Ông LêHoàng Sơn,Trưởngphòng Kinhdoanhdịch
vụ Bến xe Miền Tây, cho rằng: “Một ngày phí gửi xe
là 10.000 đồng, chủ xe nhắm giá trị xe 5-7 triệu mà
tiền xe trongmột nămkhoảng 3 triệu thì họ bỏ luôn.
Nhiều xemáy sẽ xuống cấp trầmtrọng, thanh lý cũng
khôngcònbaonhiêu tiền. Quá trình làmthủ tục thanh
lý theo tôi là quá nhiêu khê, quá phức tạp và rắc rối”.
Còn theo đại diện của nhà giữ xe TCP tại Cảng
hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, từ khi nhà giữ xe
đi vào khai thác đến nay có khoảng 250 chiếc xe hai
bánh không có người đến lấy. Hiện số xe này được
xếp vào diện “nằm vạ”. Theo vị này, số xe nằm bãi đã
nhiều năm, tuy nhiên vẫn chưa biết xử lý thế nào do
chưa có hướng dẫn xử lý từ cơ quan chức năng dù
đơn vị đã có kiến nghị đến Sở Tài chính.
T.TRINH - P.ĐIỀN
Trường hợp này thì khó xác định
được chủ sở hữu đã từ bỏ quyền
sở hữu hay không nên khó coi là
tài sản vô chủ.
Cũng theo LS Trạch, tài sản vô
chủ, không xác định được chủ sở
hữu hoặc bị bỏ quên không đương
nhiên thuộc về Nhà nước. Những
tài sản này Nhà nước chỉ có thể
xác lập quyền sở hữu theo Nghị
định 29/2018 khi không có người
phát hiện ra tài sản.
Xử lý cách nào?
LS Trạch nêu giải pháp: Để
thuận tiện việc công nhận quyền
sở hữu cho người phát hiện tài
sản theo diện không xác định
được chủ sở hữu như trường hợp
này thì quy định như BLDS là
hợp lý. Tuy nhiên, khó khăn có
thể bắt nguồn từ việc thiếu sự
hợp tác, tâm lý e ngại của các
cơ quan quản lý hành chính. Do
đó, để giải quyết được tình trạng
trên đòi hỏi chính quyền cấp xã
cần nghiêm túc việc tiếp nhận
và thực hiện thủ tục thông báo
khi người phát hiện tài sản đã đề
nghị giải quyết.
Nếu có tranh chấp thì sao? Theo
LS Trạch, không thể loại trừ các
tranh chấp có thể xảy ra như chủ
sở hữu trước đây đòi lại tài sản
sau khi người phát hiện tài sản
được công nhận quyền sở hữu.
Tuy nhiên, những trường hợp
này là không phổ biến. Chủ sở
hữu cũ chỉ có thể khởi kiện đòi
tài sản khi chứng minh được có
hợp đồng gửi giữ tài sản còn hiệu
lực, việc không thể đến nhận lại
tài sản là do bất khả kháng. Nếu
thủ tục thông báo được thực hiện
theo đúng quy định, chủ sở hữu
cũ rất khó đòi lại tài sản.
Luật sư Nguyễn Duy Quang,
Đoàn Luật sư TP.HCM, cho rằng
Chính phủ cần ban hành quy định
cụ thể để giải quyết, xử lý đối
với các loại xe trong trường hợp
này. Chẳng hạn giao cho công an
quận/huyện trở lên xác minh, sàng
lọc, giao cho cơ quan chức năng
tổ chức bán đấu giá, sau khi trừ
các loại chi phí thì còn bao nhiêu
sẽ sung công nhà nước.•
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook