Xuan-2020 - page 28

14
nhữngký ức
M
ỗi lần gặp bạn bè
từ nơi khác đến
Sài Gòn, hoặc gặp
người Sài Gòn đi xa,
trong câu chuyện
tôi thường được nghe các anh
chị, các bạn nhắc về những kỷ
niệm ở thành phố này.
Và dù nói đến nơi nào, mọi
người cũng không bao giờ quên
các công trình, địa điểm tập
trung ở quậnMột, như chợ Bến
Thành, Dinh Độc Lập, nhà thờ
Đức Bà, Bưu điện thành phố,
đường Đồng Khởi, bùng binh
Nguyễn Huệ… Tuy không
phải ai ở Sài Gòn cũng hay đến
đây, nhưng như một biểu tượng
của thành phố, nhớ về Sài Gòn
là ký ức về nơi này lại hiện ra
sống động.
i
Có thể nhận thấy nét văn
hóa đặc trưng của Sài Gòn
chính là khu vực trung tâm
và lâu đời nhất của thành phố
(từ thành Gia Định 1790 thời
Chúa Nguyễn đến đô thị xây
dựng thời Pháp từ giữa thế kỷ
XIX). Nằm trong phạm vi các
con đường Lê Duẩn - Tôn
Đức Thắng - Lê Lợi - Nguyễn
Huệ - Đồng Khởi, nơi đây
hội tụ đầy đủ các yếu tố đặc
trưng của đô thị Sài Gòn: sông
nước, công trình kiến trúc
nghệ thuật, các chức năng
và hình thái chính của đô thị
(đường lớn và đường nhỏ đan
ô vuông, cơ quan công quyền,
thương mại dịch vụ sầm uất,
không gian công cộng, cây
xanh)... Điểm qua cảnh quan
những con đường quen thuộc
nhất của Sài Gòn để hiểu vì
sao nơi này lại trở thành “vùng
ký ức đô thị Sài Gòn”.
Đường Tôn Đức Thắng.
Trên bản đồ Sài Gòn 1878
(Plan de la ville de Sai Gon
Cochinchine 1878) đây
là đường Boulevard de la
Citadell, bắt đầu từ bờ sông Sài
Gòn “trên bến dưới thuyền”.
Đầu đường là công xưởng
Ba Son, hai bên là các công
trình tôn giáo rất lớn được
xây dựng sớm nhất ở Sài Gòn
như Đại chủng viện Thánh
Giuse, Dòng kín Cát Minh,
Tu viện Thánh Phaolo… và
cuối đường là Thành Phụng
(thành Gia Định bị phá đi và
xây lại nhỏ hơn sau sự biến Lê
Văn Khôi 1833-1835). Đặc
biệt la những hàng cây xà cừ
to lớn, xanh mát gần như cùng
tuổi với con đường này (và các
con đường nhỏ liền kề như
Nguyễn Du, Nguyễn Trung
Ngạn, Đồn Đất)… làm nên
một khoảng xanh đặc trưng
Sài Gòn. Nó hòa hợp tuyệt
vời với các kiến trúc tôn giáo
và tạo nên không khí trầm
mặc, bình yên, cổ kính giữa
một đô thị sôi động.
Từ sau 1975, đường Tôn
Đức Thắng kéo dài theo
bến Bạch Đằng, nơi các
con đường lớn Hàm Nghi,
Nguyễn Huệ, Đồng Khởi
bắt đầu chạy đến khu trung
tâm. Trên con đường này có
di tích cột cờ Thủ Ngữ, bến
đò Thủ Thiêm nổi tiếng một
thời, tòa nhà trụ sở Hải quan,
khách sạn Majestic, khách sạn
Riverside, công trường Mê
Linh và tượng danh tướng
Trần Hưng Đạo, doanh trại
hải quân... hầu hết là những
công trình kiến trúc cổ.
Quảng trường Công xã
Paris.
Là một không gian
công cộng, nơi có chức năng
“chuyển tiếp” và kết nối khu
vực “thương mại dịch vụ” trên
đường Catinat - Đồng Khởi
với khu vực “văn hóa, ngoại
giao” trên đường Norodom
- Lê Duẩn. Điểm nhấn của
quảng trường Công xã Paris
là nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
với kiến trúc thanh thoát, nhẹ
nhõm giữa nền trời Sài Gòn
trong xanh bốn mùa. Mặt
ngoài của nhà thờ xây bằng
loại gạch hồng nâu duyên
dáng, đến nay vẫn không bám
bụi rêu. Ngôi nhà thờ ở vị
trí trung tâm và đặc sắc nhất
Sài Gòn với hai tháp chuông
cao vút, bên cạnh là Bưu điện
trung tâm với kiến trúc và
đường nét trang trí đậm nét
văn hóa phương Tây. Màu
sơn vàng “thời thuộc địa” của
Bưu điện đã trở thành “màu
ký ức” của cư dân Sài Gòn.
Vài năm nay, sự hiện diện của
đường sách bên cạnh Bưu điện
làm nên một địa chỉ văn hóa
mới của thành phố, nơi hẹn
hò gặp gỡ của người Sài Gòn
và khách từ xa đến, nhất là các
bạn trẻ.
Do tính chất kết nối và sự
hiện diện của các công trình
lịch sử tại quảng trường Công
xã Paris cùng với không gian
thoáng đãng của hai công viên
và cảnh quan Dinh Độc Lập
nên khu vực này cần được bảo
tồn như “khu vực di sản” của
đô thị Sài Gòn.
Đường Đồng Khởi
là con
đường nổi tiếng nhất trong
những con đường đẹp, buôn
bán sầm uất và có tuổi đời
xưa nhất của Sài Gòn. Nằm
ở trung tâm thành phố, trên
con đường này có nhiều công
trình lâu đời: khách sạn sang
trọng, cửa hàng, tiệm cà phê,
hiệu sách… trở thành “thương
hiệu” của Sài Gòn. Không chỉ
vậy, đường Đồng Khởi còn có
một số công trình ghi dấu ấn
của sự quy hoạch và quản lý
giai đoạn khởi đầu của đô thị
Sài Gòn.
Dinh Thượng thơ
là một
công trình không quá đặc sắc
nhưng tiêu biểu cho kiến trúc
nửa sau thế kỷ 19 của đô thị Sài
Gòn. Sau này nhiều dinh thự,
biệt thự ở Sài Gòn, Gia Định
cũng có kiến trúc tương tự với
hành lang rộng rãi, mang lại
vẻ kín đáo nhưng thoáng đãng
nhờ những cửa sổ cao hình
vòm. Tòa nhà hình chữ U có
khoảng lùi rộng tạo thành sân,
kết nối với vỉa hè rợp mát hàng
me, tạo ra sự cởi mở, thân thiện
chứ không uy nghi, xa cách như
Tòa thị chính.
Công viên Chi Lăng
nhỏ
nhắn và duyên dáng là khoảng
dừng chân nghỉ ngơi trên tuyến
đường “đi bộ” ngắm cảnh và
dạo chơi trong các cửa hàng
sang trọng. Tiếc là khoảng công
viên xinh xắn này đã trở thành
mặt tiền của tòa nhà hình hộp
chữ nhật cao sừng sững, ốp kính
xanh chói chang trong nắng
nhiệt đới.
Từ quảng trường Nhà hát
lớn xuôi xuống bờ sông Sài
Gòn đường Đồng Khởi trở
nên nhỏ hẹp bởi các tòa nhà
hiện đại đồ sộ, thay thế những
ngôi nhà phố nhỏ nhắn có lầu
lợp ngói đỏ cổ kính với hàng
lan can bằng gang đúc hoa
văn, ô cửa sổ sơn màu xanh -
Càng ngày những
di sản đô thị của
Sài Gòn càng
được nhiều người
biết đến và nhận
ra giá trị lịch sử -
văn hóa quý báu
tiềm ẩn trong đó.
NGUYỄN THỊ HẬU
Đường phố Sài Gòn,
không phai
Ảnh: HOÀNGGIANG
1...,18,19,20,21,22,23,24,25,26,27 29,30,31,32,33,34,35,36,37,38,...104
Powered by FlippingBook