Xuan-2020 - page 29

15
hình ảnh thân thiết phổ biến
của “phố Tây” ở nhiều đô thị
Đông Dương.
Đường Nguyễn Huệ
thuở
xưa vốn là một con kênh đào
nối liền với sông Sài Gòn, ven
kênh có chợ Bến Thành cũ,
sau người Pháp lấp lại và hình
thành một đại lộ. Thập niên
1950 của thế kỷ trước, đại lộ
này là một trong những con
đường đẹp nhất Sài Gòn “hòn
ngọc Viễn Đông
. Những
hình ảnh cũ cho thấy hai hàng
cây xanh mát bên con đường
thênh thang dẫn đến một
tòa nhà đồ sộ uy nghi, nay
là UBND thành phố. Nhìn
từ đường Nguyễn Huệ công
trình này trở nên nhẹ nhõm,
duyên dáng hơn nhờ bùng
binh có đài phun nước và hàng
liễu rủ xanh mát quanh năm,
thân thiện hơn nhờ công viên
nhỏ trước khách sạn REX kết
nối với đường Lê Thánh Tôn
làm thành quảng trường Tòa
thị chính.
Tuyến
giữa
đường Nguyễn
Huệ là dãy kiot
dịch vụ chụp hình
rửa hình, bán
hoa, bán văn hóa
phẩm như bưu
thiêp, báo chí,
vật lưu niệm cho
du khách. Vào
dịp tết nơi này trở thành chợ
hoa, thu hút người Sài Gòn
và du khách đến đây mua
bán và thưởng lãm muôn sắc
hoa xuân. Cả đại lộ trở thành
không gian công cộng mang
màu sắc lễ hội, trở thành ký ức
không phai của bao thế hệ cư
dân. Vừa có chức năng trung
tâm chính trị, vừa mang tính
chất không gian công cộng,
đường Nguyễn Huệ trở thành
trung tâm của trung tâm Sài
Gòn, cũng như Hồ Gươm
giữa lòng Hà Nội vậy.
Hơn mười năm nay, vào dịp
Tết đường Nguyễn Huệ là
đường hoa trưng bày hoa và
những tiểu cảnh, không còn
mua bán nhộn nhịp như xưa
nhưng là nơi tập trung người
dân đón xem pháo bông vào
thời khắc giao thừa.
i
T
ừ năm 2014, việc xây
dựng tuyến metro và
các ga trung tâm ngay
tại “vùng ký ức” của
đô thị Sài Gòn đã gây
ra sự biến đổi: cảnh quan lịch
sử, công trình văn hóa bị thay
thế bằng các công trình hiện
đại. Khu vực trung tâm đang
phải chịu tác động tiêu cực về
không gian di sản.
Những người yêu quý Sài
Gòn, những người quan tâm
đến việc bảo tồn di sản đều
có chung một
suy nghĩ làm sao
để có thể phát
triển hạ tầng và
phương tiện giao
thông hiện đại
như metro, cầu
vượt, xây dựng các
công trình đồ sộ
mà không làm ảnh
hưởng xấu đến cảnh quan lịch
sử và giá trị văn hóa đô thị.
Giải pháp cho vấn đề này là
việc xây dựng đó phải được
chính quyền tính toán và cân
nhắc đến yếu tố lịch sử - văn
hóa chứ không chỉ nhằm phát
triển bằng bất cứ giá nào.
Từng khu vực, phạm vi, điểm
cần bảo tồn trong vùng đô thị
cổ nếu được tôn trọng thì sẽ
hạn chế ảnh hưởng tiêu cực
của quá trình hiện đại hóa.
Hiện nay quá trình hiện đại
hóa có sức hấp dẫn rất lớn đối
với các đô thị, vì vậy các đô thị
đang đối mặt với mâu thuẫn
giữa bảo tồn và phát triển.
Giải quyết mâu thuẫn này là
trả lời các câu hỏi: Tại sao phải
bảo vệ di sản đô thị? Điều gì
sẽ xảy ra khi các di sản đó biến
mất? Di sản văn hóa giúp gì
trong đời sống tinh thần của
cư dân đô thị?
Thực tiễn từ các quốc gia
thành công trong việc bảo tồn
di sản đã cho câu trả lời: Giữ
gìn di sản văn hóa trước hết là
vì cộng đồng, vì di sản là tài
sản văn hóa của cộng đồng.
Giữ gìn di sản vì người đang
sống chứ không phải chỉ vì
công trình di sản, nếu di sản
còn mà cộng đồng không hiểu
biết giá trị của nó thì di sản đó
không có ý nghĩa gì. Viêc cô
găng bao tôn di sản văn hoa la
nhằm xây dưng đô thi hiên đai
với môt không gian sống có
chiều sâu lịch sử và chiều rộng
văn hóa. Sông trong không
gian đo, con ngươi se giau co
hơn vê măt tinh thân khi ho
đươc thê hê trươc trao truyên
lai tài sản văn hóa vật chất và
ky ưc văn hóa tinh thần vê
vung đât ho đang sông. Bảo
vệ di sản văn hóa là để con
người hôm nay sống tốt hơn
và nhân văn hơn chứ không
chi là bao vê một chứng tích
của quá khứ.
Người Sài Gòn hay người
đã sống ở Sài Gòn, từng đến
Sài Gòn đều yêu quý tính
cách phóng khoáng, thân
thiện, cởi mở của thành phố
này. Không chỉ vậy, càng
ngày những di sản đô thị của
Sài Gòn càng được nhiều
người biết đến và nhận ra
giá trị lịch sử - văn hóa quý
báu tiềm ẩn trong đó. Những
cuộc trò chuyện của tôi và
bạn bè về Sài Gòn thường kết
thúc bằng từ “hy vọng”: Hy
vọng di sản đô thị Sài Gòn
ngày càng được trân quý và
ứng xử tốt hơn, hy vọng giá
trị văn hóa của Sài Gòn sẽ
trở thành một nguồn lực cho
sự phát triển của thành phố
và hy vọng những ký ức đẹp
về Sài Gòn sẽ còn được lưu
truyền mãi mãi...•
Người Sài Gòn hay người
đã sống ở Sài Gòn, từng
đến Sài Gòn đều yêu
quý tính cách phóng
khoáng, thân thiện, cởi
mở của thành phố này.
Lấn
Biết ngàn sau lấn nghìn xưa
Bến hư vô lấn lên bờ nhân gian
Biết chiều sâu lấn bề ngang
Tiếng thở dài lấn tiếng than ngặt nghèo
Biết thuyền bị lấn vào eo
Sóng tình lấn tận mỏ neo giải trừ
Biết đinh ninh lấn chần chừ
Thị dân lấn lướt hiền từ rạ rơm
Biết vầng trăng lấn sao hôm
Thời gian kịp lấn hết không gian rồi
Trâm anh thôi lấn n n cời
Lẽ nào mắt biếc lấn đôi mắt... cườm?
NGUYỄN THÁI DƯƠNG
Có những lúc…
C những lúc ngồi bên nhau
không n i điều gì
để nghe niềm vui đầy trong nhau.
C những lúc hội hè ngồi hát nghêu ngao
m i hay đám đông cũng cô đơn.
C những lúc nhìn vào mắt nhau
thấy giọt nắng của ngày hôm qua không mất
tình yêu không mất
dù ngày vui giờ đã xa.
C những lúc xa nhau
soi dư i ngọn đèn khuya
chợt thấy mình là nỗi nh của nhau.
Về dư i mái nhà khua đũa muỗng
bếp lửa reo cười
sợi kh i tr i hai cuộc đời làmmột.
TỪ NGUYÊN THẠCH
Mùa xuân đứng
hát bên trời
Không còn gì c thể buồn hơn nữa
Thì về đây ta đứng hát bên trời
Ngày tháng cũ thả phím đàn ngạo nghễ
Dốc ly đầy nuốt ực những hanh hao
Đã qua rồi những giấc mộng hái sao
Làm cánh én chở bao điều huyễn hoặc
M lý thuyết đã lụi tàn xa lắc
Chỉ mùa xuân còn đứng hát bên đời
Không gì c thể buồn hơn
Thì về dốc trọn tủi hờn reo ca…
TH I BÌNH NGÔ
Mùa qua phố
Em đợi gì màu mây nồng nhiệt quá
Ngõ để buồn, hoa cúc để lãng quên
Mùa xuân âm thầm như trẻ nhỏ
Đi bên ngày đã vắng trời xanh
Anh ra phố gặp bàn chân rất lạ
Viên gạch vỉa hè nhắc dấu môi son
Lẽ nào nhiều năm không xa được
Giọt cà phê rơi muộn quán hoàng hôn
Tôi gọi em bến đò mưa bỏ lại
Thở dài trôi qua cơn lạnh hững hờ
Mãi mãi chỗ ngồi xưa chưa kịp nh
Về trên lối cũ níu giữ giấc mơ!
LÊ THIẾU NHƠN
1...,19,20,21,22,23,24,25,26,27,28 30,31,32,33,34,35,36,37,38,39,...104
Powered by FlippingBook