Xuan-2020 - page 33

19
Không ngày lễ, không
ngày nghỉ và bất kể
nắng mưa, cứ thế,
những người “sống về
đêm” vẫn tiếp tục gắn
bó với Sài Gòn theo cách
đáng quý của mình.
m
lạ
?
cógì
Thật sự tôi thấy thương
cái tấm chân tình và nghị
lực của những người bán
hàng rong tôi gặp đêm
hôm ấy. Điều đáng quý
là dẫu khó khăn tới mấy
nhưng họ chưa ngày nào
bỏ cuộc, chưa bao giờ có
ý định bỏ cuộc vì họ biết
nghề không bao giờ phụ
mình.
Nhộn nhịp chợ đầu mối
Đêm hôm sau, tôi tiếp
tục ra đường vào lúc 0 giờ.
Điểm dừng chân lần này là
chợ đầu mối Thủ Đức - chợ
nông sản lớn nhất Sài Gòn.
Hai giờ sáng là lúc chợ rộn
ràng nhất. Những chuyến
xe chở hàng hối hả ra vào.
Người mua kẻ bán lao xao,
miệng trả giá còn tay thoăn
thoắt chọn cho mình những
mặt hàng tươi ngon nhất để
về cho kịp phiên chợ sớm.
Từng túi rau, củ được buộc
sẵn chất đầy bên đường chờ
tiểu thương quen đến lấy.
Vất vả nhất có lẽ là những
người bốc vác hàng. Nhịp
chân của họ luôn hối hả đẩy
từng thùng hàng cho chủ,
đôi bàn tay thì cố giữ đống
hàng phía sau sát lưng để
khỏi rơi. Tranh thủ thở sau
khi bốc xếp một kiện hàng
lớn, anh Mẫu (30 tuổi) tâm
sự: “Hàng nông sản không
quá nặng nhưng rất cồng
kềnh. Khi vận chuyển phải
hết sức cẩn thận vì trái cây
rất dễ dập. Chủ cửa hàng
trả công 10.000 đồng mỗi
thùng, một đêm tôi chuyển
được khoảng 20-30 thùng.
Sợ nhất là những lúc bất
cẩn hoặc quá mệt để thùng
hàng rơi làm hỏng hết trái
cây, mình phải bỏ tiền túi
ra đền, coi như mất cả đêm
làm việc”.
Những tiểu thương trong
chợ cũng vất
vả không kém.
Lưng ướt đẫm
mồ hôi lẫn
sương
đêm,
chị Phan Thị
Như Liên, chủ
một sạp rau,
kể: Hằng đêm
phải thức nhận
hàng, bán cho
khách sỉ xong cũng tới 4
giờ sáng. Ban ngày lại bán
hàng cho khách lẻ nên
những lúc vắng khách chị
đều tranh thủ chợp mắt.
Tính ra mỗi ngày chi
chỉ ngủ được khoảng 3-4
tiếng.
“Công việc ban đêm
là mệt nhất. Cả chủ và
lính phải nhận rau, củ rồi
nhanh chóng phân loại
để đóng thành
thùng, sáng còn
kịp giao cho
khách. Cả đêm
gần như ngồi
một chỗ, công
việc không nặng
nhọc nhưng phải
tập trung cao độ
nên đến sáng ai
cũng mệt mỏi” -
chị Liên chia sẻ.
Dạo quanh một vòng
chợ, điều khiến tôi ngạc
nhiên nhất không phải
vì hàng hóa phong phú,
giá rẻ mà giữa màn đêm,
những người vất vả buôn
bán chủ yếu là phụ nữ. Họ
quả thật là những “thân cò”
mưu sinh trong đêm để lo
cho cuộc sống gia đình.
Ngày bán lẻ, đêm bán sỉ
trở thành thói quen của rất
nhiều tiểu thương gắn bó
với chợ đầu mối Thủ Đức.
Không ngày lễ, không
ngày nghỉ và bất kể nắng
mưa, cứ thế những người
“sống về đêm” vẫn tiếp tục
gắn bó với Sài Gòn theo
cách đáng quý của mình.
* * *
Càng khám phá đêm Sài
Gòn, tôi càng thấm câu
“thức đêm mới biết đêm
dài”. Mỗi khung giờ đêm,
mỗi khu vực ở Sài Gòn
sẽ mang tới cho bạn một
câu chuyện khác nhau: từ
chuyện vui đến chuyện
buồn, từ chuyện ăn chơi
đến chuyện mưu sinh.
Đêm Sài Gòn thực sự là
bức tranh nhiều mảng
sáng tối mà mảng nào
cũng đáng được khám
phá. Điều đó đã tạo nên
một nét văn hóa không thể
trộn lẫn của thành phố hoa
lệ này!•
cũng bán, chỉ khi nào bệnh
lắm mới nghỉ “vì sợ khách
quen la”. Nhiều khách quen
cứ tới giờ là ngóng chị. Họ
cảm mến cái hương vị bình
dị, dân dã của món ăn bao
nhiêu thì yêu quý tấm lòng
thơm thảo của người bán
bấy nhiêu.
Cũng giống chị Như
Hương, suốt bôn năm qua
đêm nào chị Thảo cũng có
mặt tại góc đường Nguyễn
Thái Học. Gánh hàng của
chị rất đơn giản, một chiếc
áo mưa ni lông được trải
phẳng phiu, một cái thúng
đựng đầy các nguyên vật
liệu chế biến bánh tráng
trộn.
Vừa dở tay trộn túi bánh
cho khách, chị Thảo vừa
nói: “Gia đình tôi ở Trà
Vinh nhưng dưới đó buôn
bán khó quá, làm không
đủ ăn. Bốn năm trước,
người em họ giới thiệu tôi
lên đây bán. Đầu hôm lo
chuẩn bị hàng hóa, đến 19
giờ tôi gánh hàng ra đây
ngồi bán tới khuya. Ban
đầu chưa có mối, chỉ bán
được vài bịch mỗi đêm,
giờ quen rồi, mỗi đêm bán
cũng được 400 ngàn đồng.
Khách mua lẻ môt bịch
cũng có, mà người lấy 10,
20, thậm chí 50 bịch cũng
nhiều”.
Lúc chia tay, chị Thảo nói
một câu làm tôi nhớ mãi:
“Mình gắn bó với nghề, nghề
sẽ không phụ mình. Dù vất
vả, cực nhọc nhưng bù lại,
thu nhập từ những đêm bán
hàng ấy đủ lo cho cuộc sống
cả gia đình”.
1...,23,24,25,26,27,28,29,30,31,32 34,35,36,37,38,39,40,41,42,43,...104
Powered by FlippingBook