Xuan-2020 - page 6

4
N
ăm 2019, dù trong
bối cảnh khó khăn
nhưng nền kinh tế
đất nước nói chung và
TP.HCM nói riêng
đã đạt được những kết quả ấn
tượng. Kết quả này sẽ góp phần
tạo đà mạnh mẽ cho sự phát
triển của quốc gia trong năm
2020 - năm cuối trong việc thực
hiện nhiệm vụ Kế hoạch 5 năm
2016-2020 theo các nghị quyết
của Đảng, Quốc hội.
Trước thềm năm mới 2020,
Pháp Luật TP.HCM
đã có cuộc
trao đổi với Ủy viên Bộ Chính
trị, Phó Thủ tướng Vương Đình
Huệ xoay quanh vấn đề này.
Nỗ lực kiến tạo thịnh vượng
cho đất nước
.
Phóng viên:
Thưa
Phó Thủ tướng, nhìn lại
tổng quát một năm qua về
phát triển kinh tế, theo ông
đâu là những điểm nhấn
quan trọng nhất?
+
Phó Thủ tướng
Vương Đình Huệ
:
Chúng ta đã hoàn
thành toàn diện các
mục tiêu phát
triển kinh tế -
xã hội năm
2 0 1 9 ,
là năm thứ hai liên tiếp đạt
toàn bộ 12 chỉ tiêu chủ yếu,
trong đó có năm chỉ tiêu vượt
kế hoạch. Thành quả này đặt
trong bối cảnh đất nước và
nền kinh tế gặp nhiều khó
khăn, thách thức, kể cả từ tình
hình thế giới, thiên tai… lại
càng có ý nghĩa hơn, chứng
minh được nỗ lực, sự đoàn kết
của Đảng, Nhà nước và nhân
dân trong công cuộc kiến tạo
thịnh vượng cho đất nước.
Không chỉ chúng ta đánh giá
chúng ta như thế, mà nhiều
tổ chức quốc tế, các quốc gia
khác, nhất là các đối tác phát
triển của Việt Nam đều thừa
nhận, đánh giá cao và khẳng
định rằng: Việt Nam là một
điểm sáng về tăng trưởng và
phát triển toàn diện. Các đánh
giá về môi trường đầu tư, kinh
doanh, năng lực cạnh tranh
quốc gia… đều có sự cải thiện
đáng kể.
Đáng chú ý, tốc độ tăng
GDP năm 2019 của Việt Nam
là 7,02%, thuộc nhóm các nước
tăng trưởng cao hàng đầu khu
vực, thế giới. Trong bối cảnh
nông nghiệp chịu ảnh hưởng
bất lợi của dịch tả heo châu
Phi và nắng nóng, hạn hán; giá
nhiều nông sản trên thị trường
thế giới giảm mạnh; thị trường
xuất khẩu nhiều mặt hàng chủ
lực gặp khó khăn… thì tốc
độ tăng trưởng này là kết quả
của sự nỗ lực lớn của cả nước.
Tăng trưởng năm nay càng
có ý nghĩa hơn khi lạm phát
tiếp tục được kiểm soát ở mức
thấp, khoảng 2,75%. Bên cạnh
đó, tỷ giá ổn định, góp phần gia
tăng tích lũy cho thu nhập của
người dân.
Đáng mừng hơn khi chất
lượng tăng trưởng c ng được
nâng lên do chuyển dịch tích
cực mô hình tăng trưởng, giảm
dần phụ thuộc vào ngành khai
khoáng và vốn đầu tư; đóng
góp của khoa học, công nghệ
và đổi mới, sáng tạo ngày càng
tăng. Nhiều địa phương nỗ
lực phấn đấu vươn lên, thu
hút mạnh các nguồn lực, đạt
tốc độ tăng trưởng cao, đóng
góp quan trọng cho kết quả
chung của cả nước, trong đó
nổi bật là hai đầu tàu kinh tế
TP.HCM và Hà Nội.
.
Phó Thủ tướng vừa nhắc tới
việc chuyển dịch tích cực mô hình
tăng trưởng. Điều này chắc chắn
có liên quan tới kết quả cơ cấu lại
nền kinh tế?
+ Đúng vậy, cơ cấu lại nền
kinh tế của chúng ta đã thực
chất hơn; các ngành, lĩnh vực
chủ yếu vẫn phát triển ổn định,
tích cực trong bối cảnh khó
khăn. Cụ thể, sản xuất công
nghiệp tăng mạnh, trong đó
công nghiệp chế biến, chế tạo
tiếp tục giữ vai trò động lực tăng
trưởng kinh tế. Hay với nông
nghiệp thì ngoài việc duy trì sự
phát triển ổn định, chúng ta còn
đẩy mạnh chế biến, xuất khẩu
thông qua việc xây dựng và đưa
vào hoạt động nhiều nhà máy
chế biến lớn, đẩy mạnh xuất
khẩu và kết quả là xuất khẩu
nông, lâm, thủy sản đạt trên 41
tỷ USD.
Ngay cả với các tổ chức tín
dụng, chúng ta vẫn tiếp tục cơ
cấu lại, gắn nhiệm vụ cơ cấu
lại với xử lý nợ xấu và đã đạt
kết quả tích cực khi tỷ lệ nợ
xấu nội bảng giảm xuống còn
1,91%.
Điều đáng mừng nữa là đầu
tư đã tăng lên cả về tỷ trọng
lẫn các nguồn lực. Tổng vốn
đầu tư phát triển toàn xã hội
khoảng 33,8% GDP; tỷ trọng
đầu tư của khu vực ngoài nhà
nước tăng lên 45,3%, theo
đúng định hướng tăng cường
thu hút các nguồn lực xã hội.
Vốn đầu tư nước ngoài tăng
và ổn định về tỷ trọng, điều
đó khẳng định Việt Nam vẫn
là một điểm sáng về phát triển
nên có thể thu hút được các
nhà đầu tư uy tín.
Tôi cho rằng đây chính là
cơ sở, tiền đề vững chắc để
năm 2020 - năm cuối của
nhiệm kỳ - chúng ta có thể
thực hiện thành công các mục
tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch 5
năm 2016-2020 theo các nghị
quyết của Đảng, Quốc hội.
TP.HCM “vì cả nước”
. Phó Thủ tướng vừa đề cập
tổng thu ngân sách nhà nước
(NSNN) vượt 3,3% dự toán. Sự
đóng góp của TP.HCM vào tổng
thu này như Phó Thủ tướng biết
là khá lớn…
+ Tôi hiểu ý bạn muốn đề
cập tới tỷ lệ điều tiết ngân sách
trong giai đoạn 2017-2020,
trong đó tỷ lệ điều tiết NSNN
cho thành phố giảm từ 23%
xuống 18%.
Trong mỗi thời kỳ ổn định
ngân sách, chúng ta phải tính
lại tỷ lệ điều tiết NSNN và
định hướng tỷ lệ điều tiết
ngân sách địa phương (NSĐP)
về ngân sách trung ương
(NSTW). Hiến pháp quy định
NSTW giữ vai trò chủ đạo,
bảo đảm nhiệm vụ chi của
quốc gia. Các khoản thu, chi
NSNN phải được dự toán và
do luật định.
Luật NSNN quy định mỗi
cấp ngân sách được giao một
số nhiệm vụ thu, chi nhất
định phù hợp với phân cấp
kinh tế, quản lý kinh tế xã
hội. Trong thu NSNN, có
những khoản thu NSTW,
NSĐP được hưởng 100% và
có những khoản thu phân
chia giữa trung ương và địa
phương. Khi nói đến tỷ lệ điều
tiết là nói đến tỷ lệ phân chia
các khoản thu giữa trung ương
Trung ương và Chính phủ luôn ủng hộ cần có cơ chế, chính sách thích hợp để các đầu tàu kinh tế như Hà Nội,
TP.HCM... có thể đóng vai trò động lực, lan tỏa các địa phương khác.
CHÂN LUẬN
thực hiện
PhóThủ tướngVƯƠNGĐÌNHHUỆ:
Thànhquả2019
cho
năm
2020
tạođà
vềđích
LÀ MỨC VƯỢT DỰ TOÁN TỔNG THU NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC NĂM 2019
Tỷ trọng chi đầu tư phát triển tăng, chiếm 26,6% tổng chi
NSNN; nợ công giảm mạnh còn 56,1% GDP (năm 2016 ở
mức sát trần Quốc hội giao là 64,8% GDP).
TP.HCM VƯỢT THU, TIN VUI CHO CẢ NƯỚC
Thông tin từ TP.HCM cho thấy thu ngân sách năm 2019 có
thể đạt hơn 412.000 tỷ đồng, vượt 3,3% chỉ tiêu (400.000 tỷ)
và chiếm hơn 27,2% tổng thu cả nước. Đây không chỉ là tin
vui của TP.HCMmà còn là tin vui của cả nước.
Phó Thủ tướng
VƯƠNG ĐÌNH HUỆ
3,3
%
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,16,...104
Powered by FlippingBook