Xuan-2020 - page 13

11
N
ăm qua, ngành tố
tụng nước nhà có
những bước phát
triển vượt bậc, cũng
đã bớt bớt chuyện
thẩm phán, kiểm sát viên phải
đứng vào chỗ của… bị cáo.
Nhưng cũng còn vài vị bỗng
nhớ nhớ quên quên, có điều
cái đáng nhớ lại không chịu
nhớ, gây phiền toái kinh.
Tống đạt nhầm địa chỉ
Nhận thông báo thi hành án
do người hàng xóm đưa sang,
bà Nguyễn Thị A. ở quận
Ninh Kiều, TP Cần Thơ tá
hỏa tam tinh vì không rõ đầu
cua tai nheo. Lúc này bà mới
biết mình là bị đơn trong một
án đòi nợ. Theo bản án sơ
thẩm (đã có hiệu lực), ngoài
việc tuyên buộc bà phải trả nợ
hơn 1,6 tỉ đồng cho nguyên
đơn, Tòa án quận Ninh Kiều
còn nhận định là “bị đơn vắng
mặt, không hợp tác”.
Thực tế là bà A. không hề biết
mình là bị đơn của vụ kiện cho
đến khi nhận được thông báo của
cơ quan thi hành án. Nguồn cơn
là trước đó bà làm ăn, có viết giấy
vay tiền của ông H. thể hiện rõ là
bà ở số nhà 180 và trong đơn khởi
kiện nguyên đơn cũng ghi rõ địa
chỉ này nhưng sau đó tòa tống đạt
các văn bản tố tụng cho nhà hàng
xóm, ở địa chỉ nhà 182. Vì lý do
này mà tháng 4-2019, TAND
Cấp cao tại TP.HCM đã kháng
nghị giám đốc thẩm để xét xử lại.
Chuyện nhầm nhọt, tính sai,
thêm bớt dấu trong tên của các
đương sự… vẫn xảy ra hà rầm
và lâu nay vốn luôn được xem
là “lỗi của thằng đánh máy”.
Nhưng nhầm địa chỉ làm bị
đơn không được thực hiện
các quyền của mình, đến mức
phải hủy án để xử lại thế này
thì chẳng biết lỗi của “thằng
nào”.
Ngồi nhầm chỗ
Trong những tháng cuối
năm 2019, ngành tòa án đón
tin sốc: “Nguyễn Quang Huy,
Chánh văn phòng kiêm thư
ký TAND huyện Cao Phong,
tỉnh Hòa Bình bị bắt”. Lâu
nay chuyện một số người
trong ngành tố tụng xộ khám
cũng “bình thường thâu” vì
lao lý vốn không chừa ai, miễn
là có hành vi phạm tội. Nhưng
cái độc địa ở vụ này là Huy bị
bắt theo lệnh truy nã cách đây
tới 26 năm về hành vi phá hủy
công trình, phương tiện quan
trọng về an ninh quốc gia.
Chuyện của Huy làm cơ
quan tuyển dụng, đơn vị kết
nạp Đảng cho người này ngỡ
ngàng. Điều khó hiểu là tại sao
lệnh truy nã không tới được địa
phương nơi Huy sinh sống để
một người là bị can lại có thể
ung dung ngồi nhầm vào cơ
quan tố tụng. Chuyện người
thực thi pháp luật bị truy nã
cũng đã từng xảy ra như một
thẩm phán ở Thừa Thiên-Huế
hay một công an ở Đồng Nai
và những tưởng đã “xưa rồi
Diễm”, ai dè vẫn cứ tiếp diễn.
Tưởng phòng làm việc là
nhà nghỉ
Anh hùng khó qua ải mỹ
nhân, sử sách kim cổ Đông
Tây ghi nhận không biết bao
nhiêu chuyện về việc này
nhưng nó luôn mang tính thời
đại. Chuyện là tháng 12-2019,
ông Đinh Lâm Xướng, chánh
án TAND huyện Minh Hóa
bị cơ quan chức năng tỉnh
Quảng Bình cách hết các chức
vụ trong Đảng và tòa án tỉnh
này cũng làm quy trình để
cách chức chánh án với ông.
Nguồn cơn là ông Xướng
với bà nữ kế toán của tòa này
đã “đóng phin” ngay trong
phòng làm việc. Khi hai người
này đang “diễn nhiệt tình” thì
ai đó đã để thiết bị ghi hình rồi
chuyển “phin” cho “hội đồng
thẩm định” là các cơ quan
chức năng của tỉnh Quảng
Bình kiểm duyệt. Sau khi
thẩm tra, tất cả xác nhận rằng
“phin” không sử dụng diễn
viên đóng thế, không qua hậu
kỳ, không sử dụng hiệu ứng…
nên quan lộ của ông Xướng
coi như “xong phim”.
Có lẽ ông Xướng “rút kinh
nghiệm” là không vào nhà
nghỉ như thẩm phán Dương
Thanh T. ở Tòa án huyện
Đầm Dơi, Cà Mau dễ bị phát
hiện nên họ “làm luôn” ở
phòng làm việc cho tiết kiệm
và kín đáo. Ai dè tai vách mạch
rừng, cái thiết bị ghi hình nó
chơi ác!
Phát hiện “cổ vật”
Cuối tháng 8-2019, sau hai
tháng tung người đi tìm kiếm,
Tòa án tỉnh Bình Thuận đã
phát hiện “cổ vật” là bản án
phúc thẩm được Tòa phúc
thẩm TAND Tối cao tại Đà
Nẵng xét xử từ tháng 9-1985.
Trong khi bị cáo Ph. (ngụ thị
xã La Gi, tỉnh Bình Thuận,
bị tòa án cấp sơ thẩm phạt ba
năm tù) hoàn toàn không hề
biết về phiên xử cũng như
bản án phúc thẩm (từ án giam
chuyển thành án treo). Vì điều
này mà bà Ph. kêu oan. Tháng
8-2011, Tòa phúc thẩm
TAND Tối cao tại Đà Nẵng
có văn bản trả lời rằng không
thụ lý, xét xử vụ án trên.
Chuyện “khai quật cổ vật”
trong năm qua có vẻ rộ, mang
lại nhiều phiền toái cho cơ quan
tố tụng nhưng có khi là tín hiệu
vui cho dân. Vì có nhiều người
được minh oan, xin lỗi sau 40
năm vì cái sự quên tai hại của
công an, viện kiểm sát như ở
Tây Ninh, Khánh Hòa nhưng
cũng có những bản án “trở nên
vô nghĩa” vì các cơ quan tố
tụng huyện Hướng Hóa, tỉnh
Quảng Trị quên thi hành bản
án hai năm tù với một bị án hơn
tám năm qua.
i
Ngoài những chuyện trên,
năm qua ngành tố tụng vẫn
còn không ít chuyện không
hay như: cảnh náo loạn công
đường ở Sóc Trăng trong
phiên tòa xử một vụ đòi nợ;
chuyện bị cáo ra tòa “học tập
nhau”, khai là “gạt tay trúng
má” làm kiểm sát viên ở Bình
Chánh xịt máu; còn cảnh báo
chí gí bị cáo đến tận WC để
ghi hình… Hy vọng là năm
mới những chuyện nhớ nhớ
quên quên, náo loạn không
đúng nơi đúng chỗ sẽ bớt bớt
cho thiên hạ nhờ!•
Còn không ít chuyện không
hay như: cảnh náo loạn công
đường ở Sóc Trăng trong phiên
tòa xử một vụ đòi nợ; chuyện
bị cáo ra tòa “học tập nhau”,
khai là “gạt tay trúng má”
làm kiểm sát viên ở
Bình Chánh xịt máu.
Hy vọng là năm mới những chuyện
nhớ nhớ quên quên, náo loạn không
đúng nơi đúng chỗ sẽ bớt bớt cho
thiên hạ nhờ!
VI TRẦN
Phápđình
kỳcục
chuyện
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16,17,18,19,20,21,22,23,...104
Powered by FlippingBook