Xuan-2020 - page 17

C
V
ào dịp xuân Canh
Tý 2020, ông David
Dương - Chủ tịch Hội
đồng quản trị kiêm
Tổng giám đốc Công
ty California Waste Solutions
(CWS) và cũng là Chủ tịch
Hội đồng quản trị kiêm Tổng
giám đốc Công ty TNHH
Xử lý chất thải Việt Nam
(Vietnam Waste Solutions -
VWS) đã có buổi phỏng vấn
trực tuyến từ Mỹ cùng với
phóng viên.
Chuyện nhớ quê hương…
Tôi may mắn được biết ông
David Dương hơn 10 năm
trước và cùng chừng ấy thời
gian, mỗi dịp cận tết tôi luôn
được trò chuyện cùng ông.
Có lúc gặp trực tiếp, có lúc
gặp qua camera từ xa… Thế
nhưng, điều mà ông luôn gây
ấn tượng mạnh nhất trong tôi
khi bắt đầu câu chuyện, đó
chính là nụ cười thân thiện và
đôi mắt đen trầm tư khi nhắc
về quê hương. Cũng đúng
thôi khi ông là một người con
đất Việt, tuy phải bôn ba xứ sở
cờ hoa để mưu sinh nhưng trái
tim của ông, tấm lòng của ông
vẫn luôn đau đáu về một quê
hương còn nhiều gian khó.
Chính vì vậy, khi Tết đến
xuân về, cũng như bao người
con xa quê khác, khao khát
lớn nhất của ông là muốn
được trở về, được đoàn viên,
được sum vầy bên gia đình,
bạn bè, người thân... Đặc biệt,
sự trở về của ông còn mang
một gánh nặng lớn lao hơn,
đó là mong được đóng góp
nhiều hơn cho quê hương
xứ sở. Điều đó trở thành một
nỗi niềm luôn thường trực và
thôi thúc ông mỗi ngày, mỗi
khắc…
Chuyện vui về rác ở Mỹ…
Theo “vua rác” David
Dương, năm 2019 là một năm
thành công khi CWS chuẩn
bị gia hạn thêm được hợp
đồng xử lý rác ở Mỹ cũng như
chung tay với chính quyền
thành phố Oakland, bang
California để xử lý nhiều vấn
đề phát sinh rác thải...
Ông cho biết hiện nay ở
thành phố Oakland phát sinh
một số loại rác thải từ người
vô gia cư (chủ yếu là rác thải
từ các vật dụng gia đình có
kích cỡ lớn như ghế sofa, tủ
lạnh, giường…) không nằm
trong hợp đồng thu gom của
công ty đã ký với thành phố.
Chính quyền thành phố cũng
không đủ nhân lực, thiết bị
để thu gom loại rác thải mới
phát sinh này nên đã yêu cầu
CWS đảm đương thêm công
việc này.
Ông David Dương giải
thích, những người vô gia cư
ở Mỹ đến các nhà dân nhận
thu gom các thứ vật dụng
bỏ đi như ghế sofa, tủ lạnh,
giường… Sau đó, họ đưa về
các khu vực mà người vô gia
cư tập trung ở để bỏ đó chứ
không phải đưa vào các nhà
máy xử lý rác theo quy định.
Với loại rác thải này, mỗi ngày
thành phố phát sinh thêm
8-12 tấn rác.
Từ đề nghị của chính quyền
thành phố Oakland, CWS
phải đặt thêm một số thiết bị
để xử lý loại rác này. Đồng
thời CWS yêu cầu chính
quyền thành phố gia hạn thêm
thời gian xử lý rác là 10 năm
(hiện nay hợp đồng là 20 năm)
đã thông qua lần đầu (họp kín)
và lần hai sẽ công khai thông
qua. Nếu được thông qua thì
công ty sẽ tăng thêm thời gian
phục vụ cho thành phố lên
đến 30 năm. Đó là lý do ông
David Dương và các cộng sự
không thể về Việt Nam như
kế hoạch đã định từ trước.
Chuyện buồn về rác
ở Việt Nam
Ông David Dương chia sẻ:
Áp lực ô nhiễm môi trường ở
Việt Nam ngày càng lớn, nhất
là ở các thành phố lớn như Hà
Nội, TP.HCM. Trong khi đó,
chưa có nhiều doanh nghiệp,
nhà đầu tư nào thật sự hào
hứng tham gia giải quyết vấn
đề nhức nhối này. Nguyên
nhân được cho là vì mức
lợi nhuận chưa hấp dẫn, các
chính sách đầu tư còn không ít
rào cản. Ông cho rằng những
nhà đầu tư tham gia vào lĩnh
vực xử lý chất thải là những
nhà đầu tư can đảm. Bởi với
một lĩnh vực nhạy cảm sẽ
luôn đi kèm nhiều hoài nghi.
Tuy nhiên, bản thân David
Dương lại nghĩ rằng nếu
chúng ta làm việc gì cũng đặt
vào đó chữ tâm và sự tử tế thì
sẽ được nhận lại phần thưởng
xứng đáng.
Trong khi công việc ở Mỹ
trôi chảy thì ở Việt Nam, một
nhà đầu tư như ông David
Dương lại gặp không ít trục
trặc ngoài ý muốn.
Ông David Dương chia sẻ
ngoài việc nhà đầu tư đang
chờ TP.HCM thông qua dự
án chuyển đổi công nghệ
đốt rác 3.000 tấn/ngày (điều
chỉnh dự án theo yêu cầu của
TP.HCM), nhà đầu tư cũng
chờ chính quyền TP.HCM và
Long An họp bàn quyết định
số phận của dự án Khu Công
nghệ môi trường xanh tại tỉnh
Long An mà công ty ông được
giao thực hiện mấy năm nay.
Đây là dự án mà VWS làm
chủ đầu tư và hiện đã xây
dựng một số hạng mục công
trình tại đây. Khu Công nghệ
môi trường xanh rộng 1.760
ha tại Long An là nơi tiếp
nhận và xử lý tất cả các loại
rác như rác thải thông thường,
chất thải công nghiệp nguy hại
và không nguy hại, chất thải y
tế, chất thải điện tử…
Về dự án chuyển đổi công
nghệ xử lý rác lần này ở Khu
liên hợp xử lý chất thải Đa
Phước, ông David Dương cho
biết đây sẽ là một nhà máy đốt
rác lớn với công suất 3.000
tấn/ngày, có tổng vốn đầu tư là
450 triệu USD. Ông cho biết
sau khi tiếp nhận, rác sẽ đươc
phân ra từng loại, từng thành
phần rác... Sau đó tách lựa rác
hữu cơ để sản xuất phân, còn
lại chuyển sang đốt thông qua
dây chuyền công nghệ của Mỹ
(khâu sàng lọc rác), Hà Lan
(đốt rác) và của Đức (sản xuất
phân compost)…
Theo kế hoạch năm 2020,
ông David Dương cho biết
công ty đang lên kế hoạch tặng
các thùng rác hiện đại mà Mỹ
đang sử dụng cho TP.HCM
thí điểm. Đây là loại thùng
rác hiện đại, rất tiện lợi trong
việc phân loại rác cũng như có
sức chứa lớn mà không gây ô
nhiễm môi trường.•
Dự định Tết năm nay, ông David Dương
dành thời gian ở Việt Nam nhiều hơn để
làm từ thiện, thiện nguyện cho cộng đồng, xã
hội… Trong đó sẽ ưu tiên đẩy mạnh tăng vốn
cho Quỹ hỗ trợ cộng đồng David Dương. Quỹ
này đã hoạt động gần 10 năm qua, hỗ trợ hàng
trăm hộ gia đình ở Long An, giúp họ có nguồn
vốn để chăn nuôi heo, bò, gà, rắn, cá; trồng nấm,
thanh long, hoa màu… và phát triển nghề
truyền thống tại địa phương.
Buổi phỏng vấn
trực tuyến nhằm
chia sẻ về những
kế hoạch sắp tới
cũng như các hoạt
động thiện nguyện
vì cộng đồng của
ông David Dương
sau một năm bộn
bề công việc ở Mỹ
và Việt Nam.
PHI LÂN
Chuyệnbuồnvui
ngàyTết
của
“vua rác”
DavidDương
ÔngDavidDương.
VWS dự tính nhập thùng rác hiện đại từMỹ về tặng cho TP.HCM.
1...,7,8,9,10,11,12,13,14,15,16 18,19,20,21,22,23,24,25,26,27,...104
Powered by FlippingBook