Xuan-2020 - page 9

7
5
Mức lương tối thiểu
tăng nhiều nhất
Lần tăng lương tối thiểu này
là tăng cao nhất trong các lần
tăng: 110.000 đồng/tháng.
Nghị định 90/2019 quy định
mức lương tối thiểu vùng áp
dụng với người lao động làm
việc ở doanh nghiệp tăng cao
nhất đến 240.000 đồng/tháng.
Nghị quyết 86/2019 của Quốc
hội đã quyết tăng lương cơ sở
lên 1,6 triệu đồng/tháng, kéo
theo đó là lương hưu, trợ cấp
bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng
tháng… cũng đồng loạt tăng.
Ngoài chuyện tăng lương
cho phù hợp tốc độ tăng giá
thì nhiều người hy vọng với lần
tăng lương cao nhất này, người
lao động sẽ gắn bó lâu dài với
doanh nghiệp và có động lực để
nâng cao năng suất, chất lượng
và hiệu quả của công việc.
6
Doanh nghiệp không
lo bị cạnh tranh bẩn
Để thống nhất với quy định
về mức phạt tiền tối đa của hành
vi vi phạm về cạnh tranh không
lành mạnh trong Luật Cạnh
tranh năm 2018, Chính phủ đã
ban hành Nghị định 75/2019,
có hiệu lực từ 1-12-2019. Nghị
định này nâng mức phạt cạnh
tranh không lành mạnh lên gấp
10 lần, phạt đến 2 tỷ đồng so
với quy định cũ.
Trước đó, Luật Cạnh tranh
2004 không quy định cụ thể
khung phạt đối với hành vi
cạnh tranh không lành mạnh.
Còn Nghị định 71/2014 quy
định mức phạt tiền tối đa với
hành vi này chỉ là 100 triệu
đồng với cá nhân và 200 triệu
đồng với tổ chức.
Bên cạnh quy định về xử
phạt, Luật Cạnh tranh 2018
cũng quy định chính sách
khoan hồng đối với doanh
nghiệp vi phạm quy định về
cạnh tranh. Theo đó, doanh
nghiệp tự nguyện khai báo
giúp Ủy ban Cạnh tranh quốc
gia phát hiện, điều tra, xử lý
hành vi thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh bị cấm theo quy
định được miễn hoặc giảm
mức xử phạt theo chính sách
khoan hồng. Chính sách
khoan hồng là một nội dung
hoàn toàn mới được ghi nhận
trong Luật Cạnh tranh, được
xem như công cụ pháp lý hữu
hiệu nhằm phá vỡ các thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh bị
cấm trên thị trường.
7
Người nghèo
xuất khẩu lao động
được vay 100% vốn
Người nghèo mong đổi đời,
cần một công việc chân tay ở
nước ngoài nhưng không có tiền
đi xuất khẩu lao động thì nay đã
được hỗ trợ tối đa. Đó là Quyết
định 27/2019 của Thủ tướng về
chính sách đưa người lao động ở
huyện nghèo đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng đến năm
2020 (có hiệu lực thi hành từ
ngày 25-10-2019).
Theo đó, người lao động
có hộ khẩu thường trú từ 12
tháng trở lên tại các huyện
nghèo, có nhu cầu đi làm
việc ở nước ngoài theo hợp
đồng, được phía nước ngoài
chấp nhận vào làm việc và đã
ký hợp đồng đưa người lao
động đi làm việc ở nước ngoài
với doanh nghiệp, tổ chức sự
nghiệp… thì được vay ưu đãi.
Mức vốn vay tối đa bằng
100% chi phí người lao động
đóng theo hợp đồng đưa
người lao động đi làm việc ở
nước ngoài đã ký, được vay
vốn mà không phải thực hiện
bảo đảm tiền vay.
Lãi suất cho vay đối với
người lao động đi xuất khẩu
lao động bằng 50% vay vốn
đối với hộ nghèo. Riêng
người lao động khác tại huyện
nghèo được vay bằng lãi suất
vay vốn đối với hộ nghèo.
9
Luật sư thoải mái
thăm gặp thân chủ
Thông tư số 46/2019 của
Bộ Công an (có hiệu lực ngày
2-12-2019 và thay thế Thông
tư 70/2011) quy định trách
nhiệm của công an liên quan
đến bảo đảm quyền bào chữa
của người bị giữ, bị bắt, người
bị tạm giữ, bị can, người bị
hại, đương sự, người bị tố giác.
Đáng chú ý là cơ quan điều
tra không còn làm khó luật
sư bởi nhiều quy định đảm
bảo quyền bào chữa của các
thân chủ. Chẳng hạn, ngay
từ khi tiếp nhận người bị bắt,
bị tạm giam, giao nhận các
quyết định tố tụng, điều tra
viên phải lập biên bản ghi
rõ ý kiến của người bị buộc
tội về việc có nhờ người bào
chữa hay không.
Luật sư có thể có mặt, ở bên
cạnh người bị hại, người bị tố
giác, người bị kiến nghị khởi
tố khi được triệu tập lần đầu
tiên đến làm việc.
Nhằm bãi bỏ quy định bất
hợp lý, hạn chế thời gian gặp,
làm việc của luật sư với người
bị tạm giữ, tạm giam trong
vòng một giờ, Thông tư 46
lần đầu tiên quy định việc gặp
người bị tạm giữ, tạm giam
của người bào chữa được thực
hiện trong giờ làm việc của cơ
sở giam giữ. Cơ quan điều tra,
cơ sở giam giữ không được
hạn chế số lần và thời gian
trên một lần gặp của người
bào chữa với người bị tạm giữ,
bị can đang bị tạm giam.
10
Tội phạm dâm ô
hết đường chối cãi
Nghị quyết số 06/2019
hướng dẫn áp dụng các tội
xâm hại tình dục của Hội đồng
Thẩm phán TAND Tối cao, có
hiệu lực từ 5-11-2019, hướng
dẫn giải quyết các vướng mắc
trong việc xét xử tội xâm hại
tình dục người dưới 16 tuổi.
Nghị quyết giải thích rõ
một số từ ngữ như “bộ phận
khác trên cơ thể” là bất kỳ bộ
phận nào trên cơ thể không
phải là bộ phận sinh dục và
bộ phận nhạy cảm, ví dụ:
tay, chân, miệng, lưỡi, mũi,
gáy, cổ, bụng. Ngoài ra, một
số hành vi khác có tính chất
tình dục nhưng không nhằm
quan hệ tình dục có thể là hôn
vào miệng, cổ, vai, gáy... của
người dưới 16 tuổi cũng là căn
cứ để xử lý hành vi dâm ô.
Nghị quyết xuất phát và
cũng mở đường cho việc xử
lý vụ cựu viện phó VKSND
TP Đà Nẵng dâm ô với bé
gái trong thang máy tại quận
4, TP.HCM. Nghị quyết
cũng gỡ vướng cho nhiều vụ
án dâm ô người dưới 16 tuổi
từng bị bế tắc trong việc đánh
giá chứng cứ, xác định hành vi
phạm tội trước đây.•
Trong bối cảnh chủ quyền luôn bị nhòm ngó
thì Luật Cảnh sát biển Việt Nam năm 2018
(có hiệu lực từ 1-7-2019) ra đời tạo cơ sở pháp lý
cho hoạt động của những lá chắn thép vững chải
nhằm giữ gìn vùng biển thân yêu của Tổ quốc.
4
Lá chắn thép bảo vệ
chủ quyền trên biển
Luật Cảnh sát biển Việt Nam năm 2018 (có hiệu lực từ
1-7-2019) cho phép cảnh sát biển được quyền hoạt động
ngoài vùng biển Việt Nam và truy đuổi tàu thuyền vi phạm
pháp luật trên biển.
Cảnh sát biển được hoạt động ngoài vùng biển Việt Nam
trong trường hợp vì mục đích nhân đạo, hòa bình, đấu tranh
phòng chống tội phạm. Cảnh sát biển được truy đuổi tàu
thuyền vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán
quốc gia hay khi thực hiện hợp tác quốc tế trong việc truy đuổi.
Pháp lệnh Cảnh sát biển 2008 đã áp dụng 20 năm qua được
xem là có nhiều bất cập khi không quy định chức năng bảo vệ
chủ quyền cho lực lượng cảnh sát biển. Pháp lệnh cũng không
có quy định phối hợp giữa lực lượng này với lực lượng khác khi
cần thiết và cũng không có quy định về phạm vi hoạt động của
cảnh sát biển bên ngoài vùng biển Việt Nam.
Trong bối cảnh chủ quyền luôn bị nhòm ngó thì Luật
Cảnh sát biển Việt Nam ra đời tạo cơ sở pháp lý cho hoạt
động của những lá chắn thép vững chãi nhằm giữ gìn vùng
biển thân yêu của Tổ quốc.
8
Điểm son trong
cải cách hành chính
Thông tư 48/2019 của Bộ Công an về sửa đổi, bổ sung
một số điều của Thông tư số 11/2016 quy định về trình tự
cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân như một điểm son
trong cải cách hành chính.
Theo đó, từ ngày 1-12-2019, người dân được quyền kê
khai trực tuyến khi đề nghị cấp căn cước công dân (CCCD).
Khi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại CCCD, người dân sẽ được
đồng thời điều chỉnh thông tin trong sổ hộ khẩu.Việc điều
chỉnh này thuộc thẩm quyền của công an cấp huyện.
Khi công dân xuất trình đầy đủ giấy tờ hợp lệ theo luật
cư trú thì công an tiếp nhận hồ sơ điều chỉnh những thay
đổi trong sổ hộ khẩu của công dân, đồng thời với việc tiếp
nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD. Cạnh đó, khoản 2
Điều 1 thông tư cũng bổ sung quy định hủy chứng minh
nhân dân bị hỏng, bong tróc, không rõ nét…
Nghịđịnh75/2019củaChínhphủcóhiệulựctừ1-12-2019đãbảovệ quyềncạnhtranhlànhmạnhcủacácdoanhnghiệp.
Trongảnh:ThủtướngNguyễnXuânPhúcgặpgỡcácdoanhnhântrẻtiêubiểungày18-12-2019tạiHàNội.Ảnh:HTD
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16,17,18,19,...104
Powered by FlippingBook