Xuan-2020 - page 79

VII
T
ôi rơi tự do xuống vực
đỉnh Tà Xùa, nơi có mây
mù che đỉnh núi, gió vi
vu vun vút “ghẹo” tai
người. Cảm giác gió cản
lại, tôi lạng bay như một chiếc
lá. Trước mắt tôi, mây trắng
vờn cây xanh, mờ mờ, ảo ảo,
lúc thực, lúc hư…
Nghe tả thì cứ như là một
cảnh trong phim hành động
đúng không? Nhưng thực
chất đó là một giấc mơ, giấc
mơ xuất phát từ một ngày đi
phượt có chút mạo hiểm lên
đỉnh núi để săn mây.
V
ào một ngày cuối thu, tôi
đến xứ sở của Mỵ (huyện
Bắc Yên, Sơn La) - nhân
vật ấn tượng trong câu chuyện
“Vợ chồng A Phủ”
của nhà văn
Tô Hoài, giờ lại đi vào bài hát
đang được giới trẻ yêu thích
“Để Mị nói cho mà nghe”
của
Hoàng Thùy Linh. Thú thật
tôi đến đây là vì tò mò muốn
biết cái xứ này ngoài đời thực
ra sao chứ dân phượt cứ “bù
lu, bù loa” lên là đẹp như
trong mơ, trong cổ tích.
Mục tiêu của tôi là săn mây
ở sống lưng khủng long trên
đỉnh Tà Xùa, nơi mấy đứa bạn
đi phượt về cứ “khua môi múa
mép” kể chiến tích hoành
tráng này nọ.
Để được đếm sao buổi tối và
ngắm mặt trời mọc trên biển
mây buổi sáng trên đỉnh Tà
Xùa nên vừa đến thị trấn Bắc
Yên lúc 15 giờ tôi đã nhanh
chóng thuê chiếc xe máy, đổ
đầy bình xăng rồi tót lên xe
phóng đi ngay.
Cảnh quan hai bên đèo lên
Tà Xùa không giống như tôi
hình dung trong bài hát
“Để Mị
nói cho mà nghe”
rằng “
hoa ban
trắng nở đầy con bản nọ
”. Chắc
chắn rồi! Vì hoa ban chỉ nở
vào mùa xuân. Còn mùa thu,
hai bên đèo cây khô trụi lá, có
những cây khô queo chỉ còn
những cọng xương cây, nhìn
xác xơ đến tội. Tôi vừa đi vừa
lẩm nhẩm hát
“Mị cũng muốn đi
chơi”
cho đỡ buồn và đỡ… sợ.
Đường lên đỉnh Tà Xùa bị
hư hỏng khá nhiều, nhiều nơi
lởm chởm ổ gà, có chỗ bị sạt
lở phía bờ vực nhìn rất nguy
hiểm. Cung đèo cứ uốn éo như
cô vũ công múa điệu samba,
đôi lúc uốn nhanh và liên tục
làm người xem lắc lư theo, có
đoạn cua gấp khiến tôi cứ tưởng
tượng sắp tông vào vách núi.
Cuối cùng tôi cũng lên đến
một hostel trên đỉnh Tà Xùa.
Thấy hơi lo lo và ơn ớn vì
hostel là nơi ngủ chung phòng
với nhiều người xa lạ. À mà
thôi! Kệ! Mục đích là săn mây,
gọi gió mà.
Một kinh nghiệm để đời là
nếu lên Tà Xùa thì không nên
đi một mình giống tôi. Cô đơn
và buồn đấy. Nhất là sẽ rất gatô
khi thấy có mấy nhóm đi chung
với nhau, họ đốt lửa trại đêm rồi
kể chuyện to nhỏ cả đêm. Nhìn
cũng rừng rú và oanh liệt phết.
Tôi trải tấm thảm để nằm
ngắm sao. Đêm sao Tà Xùa.
Tuyệt! Đẹp! Trời Tà Xùa như
thả xuống rất nhiều vì sao nhưng
không cho rơi xuống đất, chỉ lơ
lửng trước mặt giống như một
màn kỹ xảo điện ảnh. Tôi tưởng
tượng phim điện ảnh làm kỹ xảo
có tốn nhiều công phu thì cũng
chỉ đẹp đến vậy là cùng.
C
huông điện thoại báo 5
giờ sáng, trời Tà Xùa lúc
này vẫn tối um. Tôi lục
tục chuẩn bị mũ, áo, máy
chụp ảnh… cho chuyến săn
mây, gọi gió. Đồng hành cùng
tôi là một chàng trai trẻ người
H’Mông được chủ hostel giới
thiệu. Tôi không nhớ chính
xác tên anh là A Cóng hay A
Chóng hay A… gì đó nên tạm
gọi là “người đồng hành”.
Người đồng hành của tôi
nói chuyện rất có duyên và
thật như đếm. Anh bảo trước
đây Tà Xùa rất rừng rú, hoang
dã, vắng hoe, chả được văn
minh như bây giờ. Lúc đó rất
ít người đến đây du lịch, lâu
lâu mới có mấy đứa “dở hơi”
giống tôi thích khám phá chỗ
lạ. Về sau chính những người
này mới lan truyền câu chuyện
đỉnh Tà Xùa đẹp như cổ tích
nên ngày càng có nhiều người
đến tham quan. Mấy năm
nay khách du lịch đến đông,
Tà Xùa mới có dịch vụ điện
thoại, có cây xăng, có nhà
nghỉ…, văn minh, hiện đại
hẳn lên.
Dừng ở một chỗ trống
huơ trống hoác, trước
mặt là núi non
trùng điệp, người
đồng hành kể
chỗ này trước đây khắc khoải,
cô quạnh bởi hình ảnh một cây
táo mèo đứng chơ vơ chẳng có
ai bầu bạn ngoài những cỏ cây
quanh đó. Nhưng cây táo mèo
thật hạnh phúc khi ngày nào
cũng được chào bình minh lên
và tiễn hoàng hôn về núi ngủ.
Cây táo mèo giờ đã bị đốn mất,
thân thể của nó cũng được hòa
vào đất, vào mây Tà Xùa này
rồi. Nghe cách kể hơi… sên
sến của anh thì tôi biết anh
đang buồn và tiếc cây táo mèo
cô đơn.
Để “xốc” lại tinh thần cho
người đồng hành, tôi hỏi anh
về khu vực sống lưng khủng
long - điểm đến mong muốn
nhất khiến tôi phải trèo đèo,
lội suối đến tận đây. Người
đồng hành bảo: “Vậy mình đi
Háng Đồng”.
Nhìn thôi đã “thốn” là cảm
giác đầu tiên của tôi về phong
cảnh ở Háng Đồng. Cứ tưởng
tượng một chú khủng long
khổng lồ thời cổ đại, gầy trơ
xương lưng và đứng yên bất
động, đúng với tên gọi sống
lưng khủng long trên đỉnh Tà
Xùa. Tôi thấy giữa sống lưng
khủng long có một vài người
đi bộ để ngắm mây, chụp ảnh.
Quả thật đi bộ trên sống
lưng khủng long thôi cũng
có cảm giác ghê ghê chân
bởi chẳng có tay vịn hay
điểm tựa nào cả. Nhìn từ xa,
người ta đi chênh vênh như
cầu khỉ không tay ở miền
Tây Nam bộ vậy. Thế mà
nghe đâu một số rất ít phượt
thủ chuyên nghiệp đã chinh
phục được sống lưng khủng
long này bằng xe máy. Nghe
thôi đã phục họ sát đất.
N
úi và mây là đặc sản
về phong cảnh ở Tà
Xùa nên nếu theo như
người đồng hành phân tích
thì chỉ cần ngắm một địa
điểm trên đỉnh Tà Xùa là đủ.
Sống lưng khủng long chính
là điểm nổi tiếng nhất. Đó là
lý do dân phượt kháo nhau
phải check-in nó ngay và
luôn khi đến Tà Xùa.
Quả thực lời đồn dân phượt
về cảnh đẹp ở Tà Xùa không
sai một tẹo. Với tôi đây đúng
là xứ sở thần tiên, xứ sở cổ
tích. Là thật chứ không phải
là mơ nhé. Nếu bạn mặc
đồ cổ trang mà đứng
ở một chỗ có mây
che kín chân thì
cũng
giống
y
chang
“Thần
tiên tỷ tỷ” trong phim kiếm
hiệp Thiên Long bát bộ vậy.
Biển mây Tà Xùa không
mênh mông vô tận mà được
bao phủ bởi những ngọn núi.
Sóng mây không mạnh mẽ, ồn
ào như sóng biển Nha Trang,
Vũng Tàu mà chỉ hơi chao đảo
bồng bềnh, nhè nhẹ. Xa xa có
những ngọn núi nhô lên giữa
biển mây nhìn như những ốc
đảo ở đại dương… Nói chung,
nếu đã đến đây thì chỉ sợ không
có sức mà tưởng tượng.
Chẳng còn giấy để tả tiếp
nhưng tóm lại tôi đã không
uổng công về chuyến đi để
thỏa sự tò mò. Nếu biết Tà
Xùa đẹp như cổ tích thế này
thì tôi đã chẳng do dự đợi đến
hôm nay mới tới. Biết thế
này thì trước đó mẹ có đánh
chết cũng phải đi cho biết với
người ta.•
Trời Tà Xùa như thả
xuống rất nhiều vì
sao nhưng không
cho rơi xuống đất,
chỉ lơ lửng trước mặt
giống như một màn
kỹ xảo điện ảnh.
THU HIỀN
sănmây
trênquêhương
Mị
Một ngày
của
1...,69,70,71,72,73,74,75,76,77,78 80,81,82,83,84,85,86,87,88,89,...104
Powered by FlippingBook