013-2021 - page 13

13
Đời sống xã hội -
Thứ Bảy 16-1-2021
Rét hại kéo dài, Bộ Y tế cảnh báo
nhiễm độc khí than
Nguy cơ cháy nổ, bỏng lửa, điện giật do sưởi ấmbằng điện và nhiễmđộc khí than đốt do sưởi ấm
bằng bếp than, củi trong nhà kín... vàomùa lạnh rất cao, người dân cần cảnh giác đề phòng.
BÁCHAN
M
iền Bắc đang trải qua
đợt rét đậm, rét hại
kỷ lục, kéo dài hơn
một tháng qua, có thời điểm
nhiệt độ Hà Nội xuống dưới
10 độ nhiều ngày liền. Tại
các tỉnh vùng núi phía Bắc,
nhiều nơi nhiệt độ xuống 0
độ, có nơi âm độ như Mẫu
Sơn, tuyết rơi ở nhiều nơi
khiến đời sống người dân
gặp nhiều khó khăn, sức khỏe
bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trẻ em, người già
chịu ảnh hưởng nặng
Chỉ trongmột tuần đã có ba
vụ ngộ độc khí CO do sưởi
than, điển hình nhất là vụ
việc hai mẹ con ở xã Cương
Gián, huyện Nghi Xuân, Hà
Tĩnh đốt than củi để sưởi ấm
trong phòng ngủ dẫn đến hôn
mê bất động, phải cấp cứu.
Rét đậm, rét hại kéo dài,
người già và trẻ em trở thành
hai đối tượng chịu tác động
nặng nề nhất về mặt sức khỏe.
Thống kế từ BVNhi trung
ương, mỗi ngày bệnh viện
tiếp nhận, khám cho khoảng
3.000-4.000 bệnh nhân, chỉ
trong ngày 28-12-2020 (đầu
mùa lạnh) đã có 4.358 bệnh
nhân, một tuần sau đó (ngày
11-1) có hơn 3.174 người
đến khám.
Thời tiết lạnh, các bệnh
thuộc nhóm hô hấp tăng và
chiếm tỉ lệ cao nhất. Thời
điểm lạnh đỉnh điểm, Trung
tam Ho hap có 138 bệnh
nhân/147 giường thực kê,
trong khi đó tại Trung tam
Benh nhiet đoi cũng ở con
số 147/170 giường thực kê.
Đại diệnBVLão khoa trung
ương cho biết thời điểm bắt
đầu mùa lạnh đến nay bệnh
viện luôn có 300 bệnh nhân
nội trú/ngày, 100 người trong
số này điều trị tại Khoa cấp
cứu và hồi sức tích cực. Với
người già, đột quỵ là chứng
bệnh đáng lo nhất khi thời
tiết trở lạnh.
TS-BS Lê Thị Hồng Hanh,
Giám đốc Trung tâm Hô hấp
BVNhi trung ương, cho biết
ngoài những tác động của
thời tiết, sai lầm trong cách
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
cho trẻ là một trong những
nguyên nhân khiến cho trẻ
bị các bệnh về đường hô hấp.
Để phòng tránh các bệnh
cho trẻ nói chung cũng như
các bệnh về đường hô hấp,
gia đình nên vệ sinh mũi,
họng hằng ngày cho trẻ, giữ
ấm nhưng không để cho trẻ
nóng quá, cũng như không
để trẻ bị nhiễm lạnh.
Bên cạnh đó, khi cho trẻ
ra ngoài, cha mẹ nên mặc
quần áo ấm, đeo khẩu trang
cho trẻ phòng nhiễm lạnh ở
mũi, miệng, phổi; quàng khăn
ấm, đeo tất tay, tất chân, đội
mũ cho trẻ.
Cẩn thận nhầm lẫn
với COVID-19
Trước tình hình không khí
lạnh liên tục tăng cường gây
rét đậm, rét hại kéo dài tại
nhiều địa phương, ngày 15-1
Bộ Y tế đã ban hành công
điện gửi Sở Y tế các tỉnh/
thành phố trực thuộc trung
ương; các đơn vị trực thuộc
BộY tế để chủ động ứng phó
với rét đậm, rét hại nhằm bảo
vệ sức khỏe của người dân.
Trong công điện, Bộ Y tế
yêu cầu SởYtế các tỉnh/thành
phố và các đơn vị trực thuộc
bộ phối hợp với các cấp, ngành
Tiêu điểm
Một biện pháp
phòng, tránh bệnh
hô hấp hiệu quả
là cho trẻ đi tiêm
phòng đầy đủ. Đặc
biệt, tránh để trẻ tiếp
xúc với những trẻ bị
ốm, sốt, ho.
Yêu cầu các cơ sở
y tế luôn trong
tư thế sẵn sàng
CôngđiệncủaBộYtếyêucầu
các cơ sở y tế cần bảo đảm cơ
số thuốc điều trị và dự phòng
cho người dân; bảo đảm tốt
chế độ trực; tăng cường kiểm
soát đối với các bệnh huyết áp,
timmạch, hô hấp…, đặc biệt ở
người già và trẻ em.
Các cơ sở khám, chữa bệnh
chủ động đảm bảo các điều
kiện phòng, chống rét cho
người bệnh trong quá trình
khám, chữa bệnh.
Số bệnh nhi đến cơ sở y tế tăng trong những ngàymiền Bắc rét đậm, rét hại. Ảnh: PV
địa phương tuyên truyền cảnh
báo, kiểm tra, đôn đốc và
hướng dẫn cho người dân các
biện pháp phòng, chống rét.
Cảnh báo để nhân dân biết,
cảnh giác với nguy cơ cháy
nổ, bỏng lửa, điện giật do
sưởi ấm bằng điện và nhiễm
độc khí than đốt do sưởi ấm
bằng bếp than, củi trong nhà
kín. Khuyến cáo người dân
cần che chắn nhà cửa, giữ
ấm cơ thể, cung cấp đầy đủ
chất dinh dưỡng, nước uống;
bảo đảm vệ sinh an toàn thực
phẩm; không ăn thức ăn bị
nhiễm khuẩn, để lâu ngày.
Các cơ sở y tế cần có hướng
dẫnchongườidâncácbiệnpháp
chống rét và bảo vệ sức khỏe.
Đối với trẻ em cần giữ ấm
chân, tay, ngực, cổ. Khi trẻ
có các triệu chứng ho kéo dài
3-5 ngày kèm theo các triệu
chứng sốt, đau ngực, khó thở
cần đi khámđể được phát hiện
và điều trị kịp thời.
Với các bệnh trẻ hay mắc
phải như sổ mũi thì có thể
rửa mũi bằng nước muối sinh
lý ấm, thực hiện tiêm phòng
đầy đủ để tăng cường sức đề
kháng cho trẻ.
Đối với người già, cần tránh
thay đổi đột ngột vị trí, tránh
bị nhiễm lạnh, phòng chống
đột quỵ. Khi thấy có những
biểu hiện bất thường như nói
ngọng, tê bì hoặc liệt nửa
người, nhìn không rõ, đau đầu
dữ dội…, cần nhanh chóng
đưa đến cơ sở y tế để khám
và điều trị kịp thời, không
để xảy ra biến chứng (chú ý
phân biệt với các triệu chứng
của COVID-19).•
Cứu bệnh nhân uống 28 viên thuốc chống trầm cảm
Tuần lễ Văn hóa du lịch Đồng Tháp năm 2021
Ngày 15-1, BS Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám
đốc Bệnh viện (BV) Nhi đồng TP (TP.HCM), cho
biết bệnh nhân TNQN (15 tuổi, ngụ quận Tân
Bình, TP.HCM) được đưa nhập viện lúc hơn 9 giờ
ngày 12-1 trong tình trạng li bì, lơ mơ.
Khai thác bệnh sử, các BS được biết N. bị mẹ
rầy la nên đã uống 28 viên thuốc chống trầm cảm
amitryptyline (mỗi viên hàm lượng 25 mg). Sau
đó có biểu hiện lơ mơ, nói sảng, đỏ mặt, may mắn
được người nhà phát hiện đưa đi sơ cứu ở một
BV tư trước khi chuyển BV Nhi đồng TP. Tại đây,
bệnh nhân được rửa dạ dày để thải loại độc chất
và cho uống than hoạt tính để hấp thu các độc
chất còn lại trong đường tiêu hóa, truyền dịch và
điều trị kiềm hóa máu, nước tiểu.
Sau ba ngày điều trị, tình trạng bệnh nhân cải
thiện dần, tỉnh táo, hết đỏ da và được BS tâm lý tư
vấn. Kết quả xét nghiệm máu và nước tiểu khẳng
định bệnh nhân ngộ độc thuốc chống trầm cảm
ba vòng (bao gồmAmine thế hệ 1: Amitriptyline
(Redomex), Amine thế hệ 2: Notriptyline
(Nortrilen), Amine thế hệ 3: Doxepin (Sinequan).
Theo các BS, trẻ em ngộ độc thuốc chống trầm
cảm ba vòng thường có biểu hiện rối loạn tri
giác, lừ đừ, buồn ngủ, ảo giác, hôn mê, co giật,
nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp thất, xoắn đỉnh,
khô miệng, đỏ da. Ngoài ra còn bị sốt, giãn đồng
tử, tụt huyết áp, suy hô hấp dẫn đến tử vong nếu
không điều trị kịp thời.
HOÀNG LAN
Ngày 15-1, UBND tỉnh Đồng
Tháp tổ chức họp mặt báo chí
mừng Đảng - mừng xuân Tân
Sửu 2021, đồng thời công bố sự
kiện tuần lễ Văn hóa du lịch Đồng
Tháp năm 2021.
Tuần lễ Văn hóa du lịch Đồng
Tháp năm 2021 mang chủ đề “Sa
Đéc phố và hoa” sẽ diễn ra từ
ngày 22 đến 27-1 (nhằm mùng 10
đến 15 tháng Chạp) tại TP Sa Đéc
với năm nhóm nội dung lớn:
“Sa
Đéc trên bến dưới thuyền”, “Sa
Đéc gạo trắng, bánh ngon”, “Sa
Đéc xứ sở hoa hồng”, “Sa Đéc
lãng mạn người tình” và “Sa Đéc
xứ sở hạnh phúc”. Trong đó có
nhiều hoạt động tiêu biểu như hội
nghị tổng kết liên kết phát triển
du lịch giữa TP.HCM và 13 tỉnh,
thành ĐBSCL năm 2020; hội nghị
giới thiệu sản phẩm du lịch mới;
hội nghị kết nối sản xuất, tiêu
thụ ngành hàng hoa kiểng; hội
thi thuyền hoa đẹp; hội thi duyên
dáng áo dài…
Tuần lễ Văn hóa du lịch Đồng
Tháp là sự kiện thường niên nhằm
phát huy các giá trị văn hóa, lịch
sử, tài nguyên thiên nhiên và làng
nghề truyền thống của địa phương
gắn với phát triển du lịch. Cạnh đó,
tạo điều kiện thuận lợi cho các khu
di tích, điểm du lịch, doanh nghiệp
du lịch, lữ hành, khách sạn, làng
nghề truyền thống hợp tác phát
triển, quảng bá thương hiệu, sản
phẩm đến du khách trong và ngoài
nước. Năm nay, trong chuỗi hoạt
động còn có lễ tri ân và tôn vinh
nghề trồng hoa kiểng và lễ hội hoa
Sa Đéc với nhiều hoạt động biểu
diễn nghệ thuật đường phố đặc sắc.
HẢI DƯƠNG
Bệnh nhânN. đang được theo dõi tại BVNhi đồng TP.
Chế độ dinh dưỡng phòng, chống
bệnh hô hấp
TS-BS Lê Thị Hồng Hanh cũng cho biết chế độ dinh dưỡng
đóngvai tròquan trọng trongviệcphòng, chốngcácbệnhhô
hấp. Ngoài việc cho trẻ ăn đủ thịt, cá, trứng, sữa, chamẹ cũng
cầnbổsungcácloạivitaminhoặcnhữngchấtkhoáng,ănrauvà
hoaquả, uốngđủnước có tácdụng tăngsứcđềkhángcho trẻ.
Một biện pháp phòng, tránh bệnh hô hấp hiệu quả là cho
trẻ đi tiêmphòng đầy đủ. Đặc biệt, tránh để trẻ tiếp xúc với
những trẻ bị ốm, sốt, ho.
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook