013-2021 - page 8

8
Đô thị -
ThứBảy16-1-2021
Tiêu điểm
Năm2019,ThànhủyĐàNẵng có chủ
trương thí điểmđườngđi dạo venbiển
chạydọctrướcdãyresortphíađông.Việc
thí điểmdự kiến từđoạn resort Furama
đếnAriyana.Tuynhiên,theotìmhiểu,do
tình trạng xói lở bờ biển tại đây, ngành
chức năng Đà Nẵng đang nghiên cứu
để cho thêm ý kiến về dự án này.
11 resort năm sao xây dựng sát biển
Thống kê từ Sở Du lịch TP Đà Nẵng cho hay ven biển phía đông TP hiện có 11 resort năm sao cùng nhiều resort
khác đang xây dựng sát biển, tạo thành bức tường chắn dọc theo cung đường Võ Nguyên Giáp - Trường Sa. Có thể
kể đến những cái tên nổi bật như Furama, Crowne Plaza, Olalani, Hyatt Regency…Cùng với đó là hàng trăm khách
sạn cao tầng khác ngay phía trong.
SởTN&MT cũng cho biết đang hoàn chỉnh hồ sơ thiết lập hành lang bảo vệ bờ biểnTP Đà Nẵng.“Việc tuân thủ lập
hành lang bảo vệ bờ biển với một khoảng cách được xác định khoa học sẽ giúp giảm thiểu và thích ứng với các tác
động của xói lở bờ biển, biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Nhờ đó, Đà Nẵng sẽ hạn chế thiệt hại đến tài sản và cơ
sở hạ tầng tại vùng bờ biển, đảmbảo hài hòa giữa phát triển kinh tế và phòng, chống thiên tai”- SởTN&MT cho hay.
kịp thời báo cáo UBND TP có các
biện pháp xử lý thích hợp cho từng
thời điểm cụ thể.
Xây dựng quá sát bờ biển
Trao đổi với PV, kiến trúc sư Hồ
Duy Diệm (Chủ tịch Hội Bảo vệ
lưu vực và dải biển Việt Nam) nêu
nguyên nhân của tình trạng xói lở bờ
biển Đà Nẵng là do các công trình
lấn ra quá sát biển.
Theo ông Diệm, sóng biển đánh
vào bờ mang theo rất nhiều năng
lượng. Khi gặp một bờ cát thoai thoải
đủ dài (hoặc hàng cây chắn sóng đủ
dày), các con sóng sẽ dần giảm năng
lượng, chỉ trườn nhẹ trên mặt cát.
Tuy nhiên, khi con sóng đánh vào
gặp ngay công trình bê tông kiên cố
hoặc bờ kè… thì dần dà sẽ đánh vỡ
tan các vật cản này.
“Sóng đánh vào gặp ngay các bức
tường chắn thì xoáy tạo thành hàm
ếch gây sụt lún chân tường chắn và
đánh sập. Chúng ta không thể phá
được năng lượng của sóng nhưng có
thể làm giảm năng lượng của nó. Do
các nhà quản lý trước đây cho xây
nhà hàng, resort sát biển quá nên bờ
cát bị thu hẹp lại, không còn tác dụng
giảm năng lượng sóng nữa” - ông
Diệm phân tích.
Để xử lý vấn đề xói lở bờ biển, ông
Diệm cho hay nguyên tắc chung là
phải tạo một bãi cát đủ dài như trước
đây, tạo thành con đê mềm tự nhiên.
Một cách tạo đê mềm nữa là trồng
một rừng phi lao ven biển. “Lấy tiền
xây kè mà trồng cây thì còn lợi gấp
trăm lần” - ông Diệm nhấn mạnh.
Khai thác nước ngầm
quá mức
TS Nguyễn Thị Minh Phương
(Trưởng Khoa môi trường và công
nghệ hóa - ĐHDuyTân) lại chỉ ramột
nguyên nhân quan trọng khác khiến
bờ biển Đà Nẵng mất dần. Đó là tình
trạng khai thác nước ngầmquámức ở
ven biển mà “thủ phạm” chính là các
công trình cao tầng.
Nhiều năm nghiên cứu tài nguyên
nước, bà Phương chỉ rõ trong các
giáo trình giảng dạy của mình rằng
trước đây chỉ cần đào sâu xuống đất
ven biển Đà Nẵng 1,2 m là đã thấy
nước ngầm. Tuy nhiên, hiện nay nước
ngầm tại đây đang cạn dần.
HỒNG LINH
S
ở TN&MT TP Đà Nẵng vừa
thông tin: Bờ biển phía đông
TP có chiều dài khoảng 16 km
nhưng đang có đến sáu khu vực bị
xói lở. Hiện tượng này cũng đã xuất
hiện trong các năm 2017 và 2018,
tiếp tục trong thời gian từ cuối tháng
12-2020 đến đầu tháng 1-2021.
Xói lở bờ biển ngày càng
phức tạp
Theo ghi nhận của PV, xói lở nặng
nhất là khu vực dọc theo dãy resort
ven biển thuộc quận Ngũ Hành Sơn.
Ảnh hưởng của liên tiếp các cơn
bão vào cuối năm 2020 khiến sóng
ngoạm sâu hơn vào bờ. Nhiều hàng
dừa cùng các công trình ven biển bị
sóng cuốn trôi, gây hư hại, đe dọa
các công trình kiên cố bên trong.
ÔngNguyễnHòa, Chủ tịchUBND
quận Ngũ Hành Sơn, cho hay xói
lở bờ biển trên địa bàn thường xuất
hiện hằng năm vào dịp cuối năm,
mùa mưa bão.
Sở TN&MT TP Đà Nẵng cũng
cho rằng tình trạng xói lở thường
xuất hiện vào những ngày thời tiết
xấu. Không khí lạnh hoạt động mạnh
gây sóng lớn trùng với thời kỳ hoạt
động mạnh của gió mùa đông bắc,
ảnh hưởng trực tiếp đến bờ biển.
Đến mùa khô (mùa hoạt động của
gió mùa tây nam) thì bãi cát được
bồi trở lại. Đến khoảng cuối tháng
8, đầu tháng 9 hằng năm, bãi biển
đạt chiều rộng lớn nhất. “Do đó, bờ
biển Đà Nẵng đến thời điểm hiện
nay tuy xuất hiện hiện tượng xói lở
nhưng vẫn tương đối ổn định” - Sở
TN&MT cho hay.
Về lâu dài, Sở TN&MT cho hay
cần đánh giá tổng thể, đảm bảo cơ sở
khoa học để có giải pháp chủ động
giảm thiểu tiêu cực từ hiện tượng
xói lở nêu trên. Do đây là hoạt động
chuyên môn sâu, cần có sự tham
gia của các nhà khoa học nên Sở
TN&MT sẽ báo cáo UBND TP cho
chủ trương để tiến hành nghiên cứu.
Trước mắt, Sở TN&MT tiếp tục
kiểm tra, theo dõi, cập nhật số liệu
về hiện tượng xâm thực bờ biển để
Bờ biển thuộc quậnNgũHành Sơn bị xói lở nghiêmtrọng từ cuối tháng 12-2020. Ảnh: TẤNVIỆT
Lý do bờ biển Đà Nẵng bị sóng
xé tan hoang
Các chuyên gia cảnh báo bờ biển phía đông Đà Nẵng sẽ còn xói lở nghiêm trọng hơn trong tương lai
nếu không có các giải pháp cấp bách.
Bà Phương nêu ví dụ, một móng
công trình ven biển rộng khoảng 500
m
2
, mỗi ngày đêm bơm hút ra cống
200 m
3
nước. Những móng công
trình này thường được thi công cả
năm nên lượng nước ngầm mất đi
là rất lớn. Chưa kể trong quá trình
xây dựng, các nhà thầu khoan giếng
hút nước ngầm tại chỗ để thi công.
“Nước ngầmven biểnmất đi làm sụt
lún cát, từ đó xâm thực nhanh và nặng
nề hơn. Khảo sát của chúng tôi cho thấy
đoạnbiểnxóilởhiệnnaytrùngkhớpvới
đoạncónhiềucông trìnhcao tầngnhất ở
bên trong. Nếu cứ như vậy thì tương lai
tuyếnđườngvenbiển tại đây liệucócòn
không?” - bà Phương cảnh báo.
Từđó, bàPhương cho rằngĐàNẵng
cần dừng ngay các hoạt động làm cạn
kiệt nguồn nước ngầm, trong đó có
việc hạn chế tối đa bê tông hóa ven
biển cho đến khi nguồn nước phục
hồi. TP cũng phải tính toán sự thâm
nhập của nước mặn, tốc độ xói lở và
quy mô xói lở để đưa ra giải pháp.
Cũng theo bà Phương, ngành chức
năng cần kiểm soát chặt chẽ và có chế
tài đối với các công trình lãng phí nước
ngầmnhư trên. Đồng thờiTPcũng cần
kiểmtracáckháchsạnvenbiểncóđang
lén khoan giếng để lấy nước phục vụ
du khách sinh hoạt hay không.•
TP.HCM: Tích cực thực hiện ngầm hóa lưới điện
Sở TN&MT cho hay cần
đánh giá tổng thể, đảmbảo
cơ sở khoa học để có giải
pháp chủ động giảm thiểu
tiêu cực từ hiện tượng xói lở
bờ biểnĐàNẵng.
Ngày 15-1, Ban chỉ đạo ngầm hóa lưới điện kết hợp cáp
viễn thông đã tiến hành tổng kết 10 năm thực hiện chương
trình ngầm hóa lưới điện kết hợp cáp viễn thông trên địa
bàn TP.HCM.
Tham dự lễ tổng kết có ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch
UBND TP.HCM; ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng Giám đốc
Tập đoàn Điện lực Việt Nam, cùng lãnh đạo các sở, ban ngành.
Tại hội nghị, các đơn vị trong Ban chỉ đạo ngầm hóa lưới
điện đã trình bày tham luận, báo cáo tổng kết 10 năm thực
hiện ngầm hóa lưới điện kết hợp cáp viễn thông.
Ông Bành Đức Hoài, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công
ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC), cho biết: TP.HCM có
vai trò là đầu tàu kinh tế của cả nước, đô thị hóa phát triển
nhanh song cũng có nhiều hình ảnh dây cáp chằng chịt trên
trụ điện, gây mất mỹ quan đô thị…
Từ những bất cập đó, EVNHCMC đã bắt đầu quan tâm
đến công tác ngầm hóa lưới điện. Bắt đầu từ năm 2003 đến
2005, EVNHCMC đã thí điểm thực hiện ngầm hóa lưới
điện trên các tuyến đường Lê Lợi, Lê Duẩn, Nguyễn Huệ.
Tuy nhiên, việc ngầm hóa chưa được triệt để, chỉ mới ngầm
hóa lưới điện chưa kết hợp việc ngầm hóa dây thông tin và
chiếu sáng nên tình trạng mạng nhện dây thông tin chưa
được cải thiện.
Sau đó, EVNHCMC đã tiếp tục triển khai thực hiện thí điểm
năm công trình ngầm hóa năm công trình cáp viễn thông tại
một số khu vực trung tâm TP. Từ đó mang lại vẻ đẹp mỹ quan
đô thị, góp phần nâng cao năng lực cung ứng điện.
Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, ghi
nhận sự nỗ lực của EVNHCMC và các đơn vị đã tích cực
thực hiện trong công tác ngầm hóa lưới điện và cáp viễn
thông, đồng thời yêu cầu các đơn vị tích cực thực hiện
chương trình này trong thời gian tới, đặc biệt là khu vực TP
Thủ Đức.
ĐÀO TRANG
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook