16
Quốc tế -
Thứ Bảy 16-1-2021
Ông Trump những ngày cuối
nhiệm kỳ: Lặng lẽ chờ sóng gió
Ông Trump đang phải trải qua những ngày cuối nhiệmkỳ và đối mặt cuộc luận tội lần 2.
ĐĂNGKHOA
T
ính luôn hôm nay (16-1)
thì sự việc bạo loạn ở tòa
nhà Quốc hội Mỹ xảy ra
đã chín ngày (6-1 giờ Mỹ,
tức 7-1 theo giờ Việt Nam).
Đó cũng là thời gian mà mọi
thứ thay đổi quá nhanh theo
hướng tệ đi với Tổng thống
Mỹ Donald Trump, trong bối
cảnh nhiệm kỳ ông chỉ còn
tính bằng ngày.
Có lẽ bản thân ông Trump
cũng không nghĩ trong những
ngày cuối ở Nhà Trắng ông
lại trở thành tổng thống đầu
tiên trong lịch sử Mỹ bị luận
tội tới hai lần trong nhiệm kỳ.
Theo đài
NBC News
, đây là
một kết thúc kịch tính nhưng
không ngạc nhiên với ông
Trump sau nhiệmkỳ bốn năm
gần như mỗi ngày đều xảy ra
sự kiện gây tranh cãi.
Ông Trump đang
thế nào và nghĩ gì?
Theo thông tin từ hãng
AP
,
mặc sóng gió từQuốc hội, vẫn
không có động thái nào từNhà
Trắng nhằm tăng sức bảo vệ
ông Trump. Hiện văn phòng
luật sư Nhà Trắng không hề
có một kế hoạch bảo vệ pháp
lý, trong khi đó đội ngũ các
vấn đề lập pháp phần lớn đã
tê liệt.
AP
cho biết có liên lạc
với một người phát ngôn Nhà
Trắng để hỏi liệu có ai đang
cố bảo vệ ông Trump không
nhưng không được trả lời.
Từ sau vụ bạo loạn ở tòa
nhà Quốc hội, ông Trump
chủ yếu ở Nhà Trắng, trừ
lần thăm bức tường biên giới
Mỹ - Mexico ở bang Texas
ngày 12-1. Nhiều lịch trình
bị hủy. Chẳng hạn cuối tuần
trước, các trợ lý lên lịch cho
ông đến trại David để cải thiện
tâm trạng, ban đầu ông đồng
ý nhưng đến phút cuối lại hủy.
Những ngày nàyNhàTrắng
gần như vắng vẻ. Nhiều thành
viên nội các đã từ chức sau vụ
bạo loạn ngày 6-1 ở tòa nhà
Quốc hội, hoặc nếu không
từ chức thì cũng hạn chế đến
Nhà Trắng. Ngoại trừ luật sư
riêng Rudy Giuliani và một
số ít người trung thành thì
những người khác theo như
lời một cựu quan chức Nhà
Trắng nói với
NBC News
:
“Chỉ là họ không muốn trong
tầm nhìn của ông ấy”.
Sự vắng mặt dễ nhận thấy
nhất trong quỹ đạo ôngTrump
những ngày cuối nhiệmkỳ này
là sự vắng mặt của Phó Tổng
thống Mike Pence. Hai ông
không hề liên lạc với nhau sau
khi xảy ra bạo loạn ngày 6-1
và chỉ gặp nhau vào tối 11-1.
Diễn biến này có thể là một
tác động không nhỏ đến ông
Trumpkhi trướcnayôngPence
không chỉ được xem là đồng
minh trung thành nhất mà còn
là một trong số ít bạn bè thân
thiết của ông Trump ở thủ đô.
Một khó khăn không hề nhỏ
nữa với một vị tổng thốngmỗi
ngày đăng hàng chục dòng
trạng thái lên các trang mạng
xã hội là Twitter, Facebook,
YouTube đã phong tỏa tài
khoản của ông. Vì các tài
khoản mạng xã hội bị phong
tỏa mà nhiều người đang băn
khoăn không hiểu thật sự ông
Trump đang nghĩ gì và trạng
thái tâm lý đang thế nào.
Theo thông tin từ
AP
, ông
Trump rất tức giận với thái độ
mà ông cho là “không trung
thành” từ nhiều nhân vật Cộng
hòa và càng thêm bực bội vì
không thể xả được điều này
lên Twitter như ông thường
làm mấy năm nay.
Cộng hòa tạo
khoảng cách
Không chỉ nội các, trong
nội bộ đảng Cộng hòa từ dạo
ông theo đuổi kiện tụng bầu
cử, đặc biệt sau vụ bạo loạn
ngày 6-1, nhiều người muốn
tạo khoảng cách với ông.
Những người bạnCộng hòa
lâu năm, cố vấn, bạn đánh golf,
Tổng thốngDonald Trump bước xuống bục phát biểu khi ông đi thămbức tường biên giới
Mỹ - Mexico ở bang Texas ngày 12-1. Ảnh: AP
Động thái khóa các tài khoản mạng xã hội của Tổng
thống Donald Trump đã khiến các công ty công nghệ
và mạng xã hội (MXH) Facebook, Twitter (Mỹ) bị soi
nhiều hơn về thực tế thực thi chính sách kiểm duyệt
nội dung người dùng đăng lên tài khoản ở nước ngoài,
theo báo
The New York Times
.
Nhiều năm trước khi xảy ra vụ ông Trump, các MHX
này đã được kêu gọi phải kiểm duyệt nội dung đăng
trên các tài khoản ngoài nước Mỹ tốt hơn và loại bỏ
các bài đăng kích động bạo lực. Tuy nhiên, Facebook
và Twitter chủ yếu bỏ qua lời kêu gọi loại bỏ các bài
đăng hay các bình luận từ nhiều nhân vật nổi tiếng,
quan chức chính phủ mà các tổ chức xã hội cho rằng
mang tính kích động bạo lực. Lý do hai MXH này đưa
ra là tôn trọng tự do ngôn luận.
Từ việc ông Trump bị khóa tài khoản tuần trước đã
khiến các tổ chức, các nhà hoạt động tăng cường đề
nghị Facebook, Twitter áp chính sách này công bằng ra
nước ngoài, đặc biệt ở các nước vốn rất ưa chuộng sử
dụng hai nền tảng này. Theo giáo sư luật, cựu giám sát
viên tự do ngôn luận của Liên Hợp Quốc - ông David
Kaye, nhiều nhân vật chính trị ở nhiều nước (như Ấn
Độ, Philippines, Brazil…) cần phải được giám sát cách
hành xử trên mạng.
Facebook - sở hữu cả Instagram và WhatsApp - là
công ty MXH lớn nhất thế giới với hơn 2,7 tỉ người
dùng, hơn 90% trong số này là ở ngoài nước Mỹ. Giám
đốc điều hành Sheryl Sandberg khẳng định chính sách
của Facebook áp dụng cho mọi người, mọi nơi. Twitter
có 190 triệu người dùng toàn cầu. MXH này cho biết
các quy định của mình với các lãnh đạo thế giới không
hề mới.
THIÊN ÂN
Facebook, Twitter có hành xử với lãnh đạo nước khác như với ông Trump?
Theo
AP,
trong ngày 13-1, từ Nhà Trắng, ông Trump theo
dõi khá xuyên suốt qua truyền hình tiến trình Hạ viện tranh
luận tiến tới bỏ phiếu thông qua nghị quyết luận tội ông.
Nhiều nguồn tin quan chức NhàTrắng cho biết mối quan
tâm lớn nhất của ông Trump lúc này là tiến trình luận tội
thứ hai có thể ảnh hưởng thế nào đến tương lai chính trị và
tương lai tài chính của mình.
Trước mắt, những chuyện xảy ra có thể làm phức tạp nỗ
lực của ông Trump duy trì mình là một nhân vật thế lực của
đảng Cộng hòa và tái tranh cử năm 2024. Nếu Thượng viện
tuyên ông có tội, ông sẽ bị cấm tái tranh cử. Về tài chính, sau
vụ bạo động, Hiệp hội Golf nhà nghềMỹ quyết định không tổ
chức giải đấu tại sân golf Bedminster của ông Trump. TP New
York cũng ngưng các vụ giao dịch làm ăn với các công ty của
ôngTrump.
Nguồn tin Nhà Trắng cho biết ngày qua ngày ông Trump
càng quan tâm thêmđến chuyện tự ân xá, dù nhiều chuyên
gia luật pháp nói tổng thống không có quyền ân xá cho
mình. Ông đang làm việc với luật sư Nhà Trắng về công tác
giấy tờ cho việc này.
Ông Trump cũng bàn khả năng ban lệnh ân xá trước (để
nếu sau đó có bị truy tố và kết án thì cũng không phải chịu
hình phạt) cho người thân gia đình mình cũng như bạn bè
lâu năm. Ông cũng hỏi nhân viên rằng họ có muốn ông ra
lệnh ân xá trước cho họ không, dù không có nhân viên nào
bị truy tố hay thừa nhận phạm tội.
Đây là sự đảo ngược gây
choáng đối với một người mà
chỉ hơn một tuần trước còn
được xem là nhân vật quyền
lực nhất đảngCộnghòa và khả
năng sẽ là ứng viên tổng thống
của đảng vào năm 2024.
NBC NEWS
Tiêu điểm
“Uy tín ông Trump
đã rơi không phanh
trong nội bộ đảng
Cộng hòa” -
Los
Angeles Times.
như Thống đốc New Jersey
- ông Chris Christie, thượng
nghị sĩ Lindsey Graham đã
công khai chê trách thái độ
của ông Trump. Nhiều người
khác dù không ramặt chỉ trích
nhưng âm thầm tránh ông.
Trước cuộc bạo loạn, gần
một nửa số thành viên Cộng
hòa tại Thượng viện tính sẽ
bỏ phiếu phản đối kết quả
kiểm phiếu đại cử tri. Tuy
nhiên, sau vụ bạo loạn, khi
Quốc hội họp lại, con số này
chỉ còn bảy người.
Nhân vật Cộng hòa cấp cao
thứ ba tại Hạ viện - nghị sĩ
Liz Cheney nói “chưa từng
có một sự phản bội nào lớn
hơn” từ một tổng thống. Đã
có tới 10 hạ nghị sĩ Cộng hòa
bỏ phiếu thuận thông qua nghị
quyết luận tội ông.
Ít nhất tới thời điểm này đã
có ba thượng nghị sĩ Cộng hòa
công khai kêu gọi ông Trump
từ chức. Còn lãnh đạo phe
đa số Cộng hòa tại Thượng
viện - nghị sĩ McConnell thì
nói ông vẫn còn đang suy
nghĩ về chuyện quyết định
thế nào trong phiên tòa luận
tội ông Trump.
Diễn biến này khác hoàn
toàn so với lần đầu tiên ông
Trump bị luận tội. Năm 2020,
Thượng viện do đảng Cộng
hòa kiểm soát tuyên ông trắng
án. Thậm chí những ngày sau
bầu cử, nhiều nhân vật Cộng
hòa còn bàn nghiêm túc về
khả năng đề cử ông đại diện
đảng tái tranh cử tổng thống
năm 2024. Ông Trump thậm
chí còn tính sẽ thông báo kế
hoạch tái tranh cử ngay trong
lễ nhậm chức tổng thống của
ông Joe Biden.•
• Mỹ:
Đài
Fox News
cho biết ông Joe Biden sẽ đề xuất một gói
chi tiêu 1.900 tỉ USD vào tối 21-1, một ngày sau khi ông nhậm chức
tổng thống Mỹ. Gói chi tiêu này sẽ được dùng chống COVID-19 và
kích thích kinh tế. Cụ thể, 1.000 tỉ USD sẽ được dùng hỗ trợ trực tiếp
người dân (mỗi người được nhận 1.400 USD), 400 tỉ USD sẽ được
dùng chống COVID-19, 440 tỉ USD sẽ được dùng hỗ trợ các cộng
đồng và doanh nghiệp. Có lo ngại đảng Cộng hòa sẽ gây khó dễ để
trả đũa việc đảng Dân chủ theo đuổi luận tội Tổng thống Donald
Trump.
• Nga:
Theo đài
RT
ngày 14-1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao
Nga Maria Zakharova cho rằng chuyện Facebook, Twitter khóa
tài khoản của Tổng thống Donald Trump “có thể ví với một vụ nổ
trên không gian mạng”, đồng thời cảnh báo việc này “có thể gây ra
những tác động đáng sợ với các giá trị dân chủ mà Mỹ tôn vinh”.
Theo bà Zakharova, không phải rắc rối trước mắt mà những hậu quả
về lâu dài từ việc này mới là điều đáng lo ngại nhất.
THIÊN ÂN
Tin vắn