027-2021 - page 11

11
Ngày 1-2, Hiệp hội Du lịch TP.HCM đã có công văn
gửi Bộ VH-TT&DL, UBND TP.HCM, Tổng cục Du lịch
và các đơn vị liên quan kiến nghị chính sách hỗ trợ doanh
nghiệp du lịch.
Công văn nêu rõ từ ngày 28-1, Việt Nam ghi nhận 82
ca nhiễm COVID-19 tại Hải Dương, Quảng Ninh và
liên tiếp các ca nhiễm những ngày sau đó. Trước tình
hình trên, người dân và du khách đã đồng loạt hoãn, hủy
các tour du lịch, đặc biệt các tour du lịch tết đã đăng ký
trước đó.
“Điều này một lần nữa gây khó khăn chồng chất cho
các công ty du lịch khi phải hoàn lại tiền cọc hoặc dời
ngày vô thời hạn cho khách hàng. Trong khi đó, các công
ty du lịch vẫn phải thanh toán tiền cho các đơn vị cung
ứng dịch vụ hoặc thương lượng để cùng chia sẻ rủi ro” -
Hiệp hội Du lịch TP.HCM nhấn mạnh.
Trước những thiệt hại dồn dập và nặng nề này, Hiệp hội
Du lịch TP.HCM kiến nghị các ngành chức năng có chủ
trương linh hoạt hơn nữa để các công ty có thể cầm cự
vượt qua đại dịch. Cụ thể, đề xuất miễn hoặc giảm 50%
thuế giá trị gia tăng (VAT) cho các đơn vị kinh doanh dịch
vụ nhà hàng, cơ sở lưu trú, vận chuyển, lữ hành, khu du
lịch đến hết năm 2021; miễn tiền thuê đất cho công ty du
lịch trong năm 2021 và 2022.
Bên cạnh đó, Hiệp hội Du lịch TP.HCM cũng kiến nghị
tạo điều kiện cho các công ty du lịch tiếp cận gói vay ưu
đãi lãi suất 0% để giữ chân người lao động cũng như đẩy
nhanh tiến độ phục hồi; kéo dài thời gian trả nợ ngân hàng
đến hạn để các doanh nghiệp không rơi vào phát sinh nợ
xấu; giảm giá điện đối với các cơ sở kinh doanh nhà hàng,
khách sạn trong năm 2021; cho phép công ty du lịch,
người lao động chậm nộp bảo hiểm xã hội năm 2021 đến
hết tháng 6-2022...
“Đây là nguyện vọng tha thiết của doanh nghiệp, hiệp
hội. Rất mong nhận được sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý nhà
nước và các ngành chức năng kịp thời đề xuất Chính phủ
nhằm tiếp sức cho doanh nghiệp vượt khó” - công văn
nhấn mạnh.
TÚ UYÊN
Kinh tế -
ThứBa2-2-2021
Lo khách không mua, nhà vườn
khuyến mãi hoa tết
Các chợ hoa, cây cảnh không nhộn nhịp nhưmọi năm. Đặc biệt đào, quất…vắng khách ghé mua.
ANHIỀN
T
rong bối cảnh dịch bệnh
COVID-19 bủa vây khi
tết Nguyên đán Tân Sửu
đang đến gần, các địa phương
đã có kế hoạch cung ứng
hàng hóa rất tốt. Lượng hàng
dồi dào nhưng tại một số địa
phương sức mua lại giảm.
Hàng hóa dồi dào,
không sốt giá
Vụ Thị trường trong nước
thuộc Bộ Công Thương cho
hay các doanh nghiệp phân
phối dự báo được nhu cầu của
người dân đối với hàng hóa
sẽ tăng nên đã có kế hoạch
chuẩn bị nguồn cung để đáp
ứng. Hiện nguồn cung các
mặt hàng rau, củ, quả, gạo,
mì, thịt, gia vị… đang được
cung cấp, bày bán trong hệ
thống các siêu thị với số lượng
khá nhiều. Giá các mặt hàng
này được niêm yết rõ ràng,
đầy đủ và ổn định, không có
hiện tượng thiếu hàng sốt giá.
Bà Nguyễn Thị Bích Vân,
Giám đốc truyền thông Tập
đoàn Central Retail tại Việt
Nam, đơn vị quản lý, vận hành
chuỗi siêu thị GO!/Big C trên
toàn quốc, cho biết hiện nay
toàn bộ kho hàng của đơn vị
ở miền Bắc và miền Nam đã
được chuẩn bị đầy đủ hàng
hóa, cả hàng tươi và hàng
đông lạnh.
“Vì tính chất đáp ứng nhu
cầu dịp tết, chúng tôi đã chuẩn
bị nhiều hàng hóa, lượng hàng
tiêu dùng thiết yếu tăng đến
300% so với tháng thường.
Đặc biệt, các mặt hàng thiết
yếu được người tiêu dùng
quan tâm nhiều trong các
đợt dịch COVID-19 trước
đây như gạo, dầu ăn, nước
mắm, mì gói, nước rửa tay,
khẩu trang… chúng tôi luôn
luôn có đầy đủ, đáp ứng mọi
nhu cầu khách hàng” - bàVân
nhấn mạnh.
Bà NguyễnThị Hiền, Giám
đốc Sở Công Thương tỉnh
QuảngNinh, cũng thông tin để
đảmbảo nguồn cung hàng hóa
cho dịp tết Nguyên đán trong
bối cảnh dịch bệnh bủa vây,
địa phương này đã xây dựng
phương án cung cấp hàng hóa
theo cấp độ 5, cấp độ cao nhất
với lượng hàng hóa dự trữ đủ
cung ứng trong ba tháng. Tổng
giá trị nguồn hàng được chuẩn
bị hơn 6.500 tỉ đồng.
“Chúng tôi cũng giao trách
nhiệm cho từng nhà phân
phối, các siêu thị, cửa hàng
kinh doanh đảm bảo việc
cung cấp hàng hóa cho từng
địa phương trong tỉnh. Đồng
thời làm việc với Tổng Công
ty Lương thựcmiền Bắc về kế
hoạch cung ứng nguồn hàng,
đảm bảo nguồn hàng cho tỉnh
Quảng Ninh. Mở rộng các
điểm bán hàng, tăng cường
truyền thông, khuyến khích
người dân mua sắm online để
tránh lây lan dịch bệnh” - bà
Hiền chia sẻ.
Còn tại Hải Dương, tổng
giá trị hàng hóa phục vụ tết
của tỉnh đạt trên 1.000 tỉ
đồng, duy trì luân chuyển liên
tục. Nguồn cung nhóm hàng
thực phẩm tươi sống dồi dào,
không chỉ sẵn sàng phục vụ
nhu cầu nhân dân trong tỉnh
mà còn cung ứng phục vụ thị
trường Hà Nội và các tỉnh lân
cận. Trong đó, tổng đàn heo
khoảng 350.000 con, đàn gia
cầm 15,5 triệu con, trứng các
loại gần 400.000 quả, thủy
sản nước ngọt các loại gần
88.000 tấn...
Tại Hà Nội, TP.HCM, Đà
Nẵng... nguồn cung hàng hóa
phục vụ tết cũng rất dồi dào,
phong phú.
Khách vắng,
người bán sợ lỗ
Trong khi hàng hóa dồi
dào thì do ảnh hưởng của
dịch COVID-19, sức mua
tại một số địa phương lại
đang giảm mạnh. Trao đổi
với
Pháp Luật TP.HCM
, ông
Đào Văn Đô, Giám đốc Ban
quản lý chợ đầu mối Minh
Khai (Hà Nội), cho biết kể
từ khi Hà Nội xuất hiện ca
mắc COVID-19 trong cộng
đồng, sức mua giảm đến 30%
so với thời điểm trước dịch.
“Rau, củ, hàng hóa rất nhiều
nhưng không có người mua
nên cũng giảm giá mạnh. Chỉ
riêng mặt hàng thịt heo giá
vẫn đang ở mức cao” - ông
Đô chia sẻ.
Lý giải cho tình trạng trên,
Ban quản lý chợ đầu mối
Minh Khai cho rằng do ảnh
hưởng của dịch COVID-19
khiến người dân có tâm lý
Khẩn cấp giúp dân tiêu thụ nông sản
mùa tết
Không chỉ lên kế hoạch đảm bảo nguồn hàng phục vụ
tết, tỉnh Quảng Ninh đang tiến hành rà soát các sản phẩm
nông sản của người dân đã đến kỳ thu hoạch nhưng do ảnh
hưởng của dịch nên không tiêu thụ được, đặc biệt là tại các
khu vực bị phong tỏa.
Qua rà soát, toàn tỉnh đang có khoảng 3.000 tấn ngao hai
cùi, ngao hoa và hơn 4.500 tấn hàu Thái Bình Dương; 3.000
tấn hàu cửa sông tập trung chủ yếu tại huyện Vân Đồn, Hải
Hà và thị xã Quảng Yên; 180.000 quả trứng gà lông màu/
ngày tại thị xã Quảng Yên... đang khó khăn trong việc tiêu
thụ sản phẩm.
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, bà NguyễnThị Hiền, Giám
đốc Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh, thông tin: “Trong
ngày 31-1, chúng tôi đã làm việc với các nhà phân phối, hỗ
trợ tiêu thụ được 20 tấn khoai tây giúp bà con ở vùng dịch
ĐôngTriều. Hiện chúng tôi vẫn đang tiếp tục phối hợp, liên
hệ để tiêu thụ giúp bà con những sản phẩm nông sản còn
lại” - bà Hiền thông tin.
e ngại đi chợ. Hơn nữa các
trường học cho học sinh nghỉ
tết sớm, bếp ăn tại các cụm
công nghiệp, nhà hàng cũng
giảmsố lượng nhập thực phẩm
nên hàng hóa ế ẩm.
Không chỉ vậy, ghi nhận
quanh các chợ hoa, cây cảnh ở
Hà Nội cho thấy lượng khách
không nhộn nhịp như mọi
năm. Đặc biệt tại các điểm
bán đào, quất… rất vắng
người dân ghé thăm.
Một thương lái bán đào tại
chợVạnPhúc (HàĐông) buồn
rầu chia sẻ: Năm nay thời
tiết thuận lợi nên cây đào ra
hoa rất đẹp, thế nhưng dịch
COVID-19 bùng phát nên
lượng khách giảm mạnh đột
ngột. Để thu hút khách, nhiều
nhà vườn phải lên các chương
trình khuyến mãi, giảm giá
20%-30%, mong thu hồi vốn.
“Nếu cứ tình trạng mua
bán ảm đạm như thế này thì
nhà vườn của tôi cầm chắc lỗ
vốn hơn 150 triệu đồng. Dịch
bệnh mà phức tạp thêm nữa,
Nhà nước yêu cầu giãn cách
hoặc cấm bán thì con số thiệt
hại còn lớn hơn nữa” - thương
lái này lo lắng.
Nhiều người bán hàng khác
cũng có tâm trạng tương tự:
Lo không bán được hoa, cây
cảnh và nông sản trong những
ngày cận tết.•
Hàng nông sản, rau củ quả…rất phong phú nhưng sứcmua yếu do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Ảnh: ANHIỀN
Từ nay đến tết
Nguyên đán Tân
Sửu, tình hình
dịch bệnh có thể
còn diễn biến phức
tạp, ảnh hưởng đến
cung cầu hàng hóa
trên thị trường.
Người dân đồng loạt hủy tour tết, du lịch kiến nghị khẩn
Tiêu điểm
Đủ hàng trong mọi
tình huống
Vụ Thị trường trong nước
thuộc Bộ Công Thương cho
hay để bảo đảm cân đối cung
cầu các mặt hàng thiết yếu,
bình ổn thị trường hàng hóa,
bộ đã chỉ đạo Sở CôngThương
các địa phương, doanh nghiệp
chủ động ứng phó với các tình
huống diễn biến mới; tăng
lượng cung ứng cho địa bàn
các tỉnh, TP có dịch bệnh, cần
cách ly hoặc giãn cách xã hội.
“Trong mọi tình huống đều
phải đảm bảo cung cấp đủ
hàng hóa thiết yếu, không để
xảy ra tình trạng xáo trộn đời
sống của nhân dân”- Bộ Công
Thương nhấn mạnh.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook