027-2021 - page 7

7
1. Tết Nguyên đán
a) Các TP trực thuộc trung ương và
tỉnh Thừa Thiên-Huế được bắn pháo
hoa nổ tầmcao và tầm thấp, thời lượng
khôngquá15phút; các tỉnhcòn lại được
bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng
không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào thời điểm giao
thừa tết Nguyên đán.
2. Giỗ tổ Hùng Vương
a) Tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa
nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15
phút,địađiểmbắntạikhuvựcđềnHùng;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ mùng 9
tháng 3 âm lịch.
3. Ngày Quốc khánh
a) CácTP trực thuộc trungươngvà tỉnh
ThừaThiên-Huếđượcbắnpháohoanổtầm
caovàtầmthấp,thờilượngkhôngquá15
phút;cáctỉnhcònlạiđượcbắnpháohoanổ
tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 2-9.
4. Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ
a) Tỉnh Điện Biên được bắn pháo hoa
nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15
phút, địa điểmbắn tạiTPĐiện Biên Phủ;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 7-5.
5. Ngày chiến thắng (ngày 30-4)
a)Thủ đôHà Nội vàTP.HCMđược bắn
pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời
lượng không quá 15 phút;
b)Thời gianbắn vào21giờngày 30-4.
6.Kỷniệmngàygiảiphóng,ngàythành
lập các tỉnh, TP trực thuộc trung ương
a) Các TP trực thuộc trung ương và
tỉnh Thừa Thiên-Huế được bắn pháo
hoa nổ tầmcao và tầm thấp, thời lượng
khôngquá15phút; các tỉnhcòn lại được
bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng
không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày giải
phóng, ngày thành lập các tỉnh, TP trực
thuộc trung ương.
7. Sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao
mang tính quốc gia, quốc tế.
8. Trường hợp khác do Thủ tướng
Chính phủ quyết định.
(Điều 11 Nghị định 137/2020)
có tác động của xung kích thích cơ,
nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng
hóa học nhanh, mạnh, sinh khí, tạo ra
hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc
trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc
không gây ra tiếng nổ.
Pháo bao gồm: Pháo nổ và pháo hoa.
- Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo,
sản xuất thủ công hoặc công nghiệp,
khi có tác động của xung kích thích
cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ
hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu
ứng màu sắc trong không gian. Pháo nổ
gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng
màu sắc trong không gian được gọi
là pháo hoa nổ; pháo hoa nổ tầm thấp
là quả pháo có đường kính không lớn
hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt
quá 120 m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả
pháo có đường kính trên 90 mm hoặc
tầm bắn trên 120 m.
- Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo,
sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi
có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt,
hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm
thanh, ánh sáng, màu sắc trong không
gian, không gây ra tiếng nổ.
Như vậy, từ ngày 11-1, người nào sản
xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển
pháo hoa nổ là hành vi sản xuất, buôn
bán, tàng trữ, vận chuyển hàng cấm và
tùy trường hợp mà người vi phạm bị xử
phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách
nhiệm hình sự theo Điều 190 hoặc Điều
191 BLHS 2015.•
ĐINHVĂNQUẾ,
nguyênChánhTòaHìnhsựTANDTốicao
T
rong thời gian vừa qua, các cơ quan
chức năng phát hiện được khá nhiều
vụ buôn bán pháo. Những người
bị bắt cho rằng họ chỉ buôn bán, tàng
trữ, vận chuyển pháo hoa nhưng sao
vẫn bị các cơ quan chức năng xử phạt
hành chính, thậm chí chuyển cho cơ
quan điều tra để khởi tố về tội buôn
bán, tàng trữ, vận chuyển hàng cấm
theo các điều 190, 191 BLHS 2015.
Pháo hoa không nổ và
pháo hoa nổ
Việc Nhà nước cho phép các cơ quan,
tổ chức và cá nhân được sử dụng pháo
hoa trong dịp lễ, tết, khai trương, chào
mừng, tiệc cưới là có thật. Việc sử dụng
này không phải xin phép.
Tuy nhiên, Nhà nước chỉ cho phép
sử dụng loại “pháo hoa không nổ”, còn
“pháo hoa có gây tiếng nổ” thì phải xin
phép và phải được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cho phép như pháo hoa bắn
vào dịp tết, trong các cuộc thi bắn pháo
hoa. Ví dụ: Cuộc thi pháo hoa quốc tế
do Đà Nẵng tổ chức hằng năm, pháo
hoa bắn vào các dịp tết Dương lịch, tết
Nguyên đán và chỉ được bắn khi được
cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Vậy thế nào là pháo hoa không nổ
và pháo hoa nổ để người dân phân biệt
khi sử dụng?
Trước đây, Chính phủ có Nghị định
36/2009 quy định pháo bao gồm pháo
nổ và pháo hoa, trong đó pháo hoa
gồm pháo hoa gây tiếng nổ và pháo
hoa không gây tiếng nổ.
Pháo hoa gây tiếng nổ được coi là
pháo nổ, còn pháo hoa không gây tiếng
nổ là loại pháo không có thuốc pháo nổ,
chỉ tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng,
màu sắc trong không gian, mà chưa
phân biệt rành mạch hai loại pháo hoa.
Nay Chính phủ ban hành Nghị định
137/2020, có hiệu lực thi hành từ ngày
11-1-2021 để thay thếNghị định 36/2009
của Chính phủ về quản lý và sử dụng
pháo. Nghị định 137/2020 quy định một
số điểm mới so với Nghị định 36/2009
để phù hợp với tình hình thực tế trong
công tác quản lý nhà nước và đấu tranh
phòng, chống hành vi vi phạm về pháo. 
Pháo hoa nổ là pháo nổ
Như vậy, mặc dù đều có tên là pháo
hoa nhưng theo quy định tại Nghị định
137/2020 của Chính phủ thì pháo hoa
gồm hai loại:
- Pháo hoa là loại không gây tiếng
nổ và được phép sử dụng trong một số
dịp đặc biệt nếu đáp ứng đủ điều kiện.
- Pháo hoa nổ không phải là pháo
hoa, chỉ được bắn khi được cơ quan có
thẩm quyền cho phép và nó cũng được
coi là pháo nổ.
Chính vì vậy mà khoản 1 Điều 3
Nghị định 137/2020 quy định: Pháo
là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi
Sửdụngpháohoacógâytiếngnổthìphảixinphépvàphảiđượccơquannhànướccóthẩm
quyềnchophép.Trongảnh:BắnpháohoamừngtếtDươnglịchtạiTP.HCM.Ảnh:HOÀNGGIANG
Mua bán pháo hoa nổ
coi chừng bị tội
Theo Nghị định 137/2020, pháo hoa nổ không phải là pháo hoamà nó
được coi là pháo nổ, nếu buôn bán, tàng trữ…nó trái phép thì có thể bị
tội hình sự.
Pháo hoa nổ không phải
là pháo hoa, chỉ được bắn
khi được cơ quan có thẩm
quyền cho phép và nó cũng
được coi là pháo nổ.
1người nhận2bảnán
trong cùng1ngày
Ngày 1-2, TAND TP Cần Thơ xử phúc thẩm đã
chấp nhận một phần kháng cáo của bị cáo Phạm
Nguyên (39 tuổi).
Theo đó, tòa tuyên sửa án sơ thẩm về phần hình phạt
bổ sung, phạt bị cáo này bốn năm tù về tội trộm cắp tài
sản và miễn hình phạt bổ sung cho bị cáo.
Trước đó, bị cáo kháng cáo xin giảm hình phạt tù
và hình phạt bổ sung vì hoàn cảnh gia đình khó khăn,
bản thân bị bệnh động kinh và tai biến nhẹ, đang nuôi
con nhỏ…
HĐXX nhận định bản án sơ thẩm tuyên phạt bị cáo
bốn năm tù là tương xứng với hành vi và tính chất, mức
độ phạm tội của bị cáo. Tại tòa phúc thẩm, bị cáo thành
khẩn nhận tội, do hoàn cảnh bị cáo không có việc làm
nên tòa miễn hình phạt bổ sung.
Theo bản án sơ thẩm, đêm 27-3-2020, Nguyên cùng
người bạn mới quen tên Đen (không rõ họ tên, địa chỉ)
và Phạm Xuân Chiến (33 tuổi) rủ nhau đi trộm cắp lấy
tiền tiêu xài.
Cả ba nhổ trộm cây mai nhà anh ĐVH. Sau đó
Nguyên kêu Đen chở Chiến về và cho Chiến 350.000
đồng. Còn Nguyên chở cây mai đến cầu Cần Thơ Bé
thì chân bị chuột rút. Sợ bị phát hiện nên Nguyên ném
bỏ cây mai xuống sông.
Lần thứ hai, Nguyên thuê Chiến đi bốc vác nước sơn,
gạch men, bồn cầu cho mình ở cửa hàng của chị (cùng
mẹ khác cha) lên xe tải chở đến phòng trọ do Nguyên
thuê sẵn để cất giấu. Xong việc, Nguyên trả Chiến
300.000 đồng.
Lần thứ ba, Nguyên và Chiến đang trộm cây mai thì
bị công an phát hiện, bắt quả tang.
Chủ cửa hàng vật liệu xây dựng khai báo tổng giá trị
hàng bị mất là hơn 162 triệu đồng. Tuy nhiên, số hàng
hóa thu giữ được tại phòng trọ của Nguyên chỉ hơn 105
triệu đồng.
Cây mai bị bắt quả tang trị giá 10 triệu đồng. Chủ cây
mai bị Nguyên ném bỏ đòi bồi thường 8 triệu đồng.
Xử sơ thẩm, TAND quận Thốt Nốt phạt Nguyên
bốn năm tù, Chiến một năm tù cùng về tội trộm cắp
tài sản. Tòa còn phạt bổ sung với Nguyên là 10 triệu
đồng, công nhận thỏa thuận việc Nguyên và Chiến bồi
thường 8 triệu đồng cho chủ cây mai bị ném bỏ.
Trước đó, Nguyên là bị đơn trong vụ án ly hôn với
chị H. Do bị cáo đang bị tạm giam nên Tòa Gia đình và
người chưa thành niên lên lịch xét xử phúc thẩm cùng
buổi (ngày 1-2-2021) để tiện cho việc trích xuất bị cáo
ra khỏi trại giam.
Theo đó, chị H. xin ly hôn với Nguyên vì hay bị
chồng đánh do nghi ngờ chị có người đàn ông khác,
hai vợ chồng tình cảm không còn... Tòa sơ thẩm xét xử
đã chấp nhận cho hai vợ chồng ly hôn và giao con gái
nhỏ sinh năm 2018 cho người vợ nuôi. Sau đó, Nguyên
kháng cáo giành quyền nuôi con.
Tại tòa, VKS cho rằng Nguyên đang là bị cáo trong
vụ án hình sự, đang bị tạm giam nên không đủ điều
kiện chăm sóc con nên đề nghị tòa bác kháng cáo. Sau
khi nghị án, tòa quyết định bác kháng cáo, tuyên y án
sơ thẩm.
NHẪN NAM
Điều tra án liên tỉnh, bắt giữ
khẩn cấp 1 người Trung Quốc
Ngày 1-2, TAND TP.HCM xử sơ thẩm đã tuyên phạt
Li Jun Hao (sinh năm 1986, quốc tịch Trung Quốc) hai
năm tù về tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Hao sống ở
TP Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc.
Ngày 19-7-2020, công an phát hiện vụ mua bán, vận
chuyển và tàng trữ trái phép chất ma túy tại địa bàn
TP.HCM và Đồng Nai do Kim Soon Sik cùng đồng
phạm thực hiện.
Cùng ngày, cơ quan điều tra Bộ Công an đã tiến hành
khám xét chỗ ở của Hao tại căn hộ chung cư Sarimi
(phường An Lợi Đông, quận 2), thu giữ được 3,649 g loại
methamphetamine nên ra lệnh bắt giữ người trong trường
hợp khẩn cấp về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy.
Hao khai nhận đầu tháng 2-2020, tại quán bar trên
đường Phạm Ngũ Lão (quận 1), được hai người đàn
ông Việt Nam chào bán ma túy nên Hao mua tổng cộng
4 triệu đồng đem về chung cư sử dụng.
Đến ngày 18-7-2020, Hao đã mang ma túy này chuyển
đến căn hộ mới thì bị bắt quả tang như trên.
HOÀNGYẾN
Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa2-2-2021
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook