027-2021 - page 8

8
Đô thị -
ThứBa2-2-2021
Tỉ lệ đô thị hóa đạt hơn 90%
Theo thống kê, năm2019,TPĐà Lạt đón trên 6,3 triệu lượt du khách, tăng
bình quân 10%/năm. Quá trình đô thị hóa trên địa bànTP Đà Lạt cũng diễn
ra hết sức nhanh chóng và mạnh mẽ, tỉ lệ đô thị hóa đạt 90,3%.
PGS-TS Phạm Xuân Mai, nguyên Trưởng Khoa kỹ thuật giao thông, ĐH
Bách khoa TP.HCM, đánh giá: TP Đà Lạt có nhiều tuyến đường nhỏ, có độ
dốc nên rất khó để mở đường mới.
Theo đó, một trong những giải pháp để chống kẹt xe cho TP Đà Lạt là
cần phát triển hệ thống giao thông công cộng, xây dựng hệ thống chỉ huy
giao thông. Do trước kia chưa có hệ thống đèn tín hiệu thì nay chúng ta
cần xây dựng gấp để góp phần giải tỏa ùn tắc giao thông.
GTVT tỉnh Lâm Đồng, cho biết:
Từ năm 2018, UBND tỉnh Lâm
Đồng đã tổ chức các cuộc họp để
tìm giải pháp nhằm tháo gỡ tình
trạng ùn tắc giao thông, kẹt xe ở TP
Đà Lạt. Song đó cũng chỉ là những
giải pháp mang tính trước mắt.
Do đó, việc tổ chức tìm ra ý tưởng
chống kẹt xe cho TP Đà Lạt là hết
sức cần thiết. TPĐà Lạt cũng đã quy
hoạch lại đô thị, mở rộng không gian
ra vùng phụ cận, quy hoạch mở rộng
cơ sở hạ tầng giao thông vận tải. Tuy
nhiên cơ sở hạ tầng giao thông chưa
được đầu tư đồng bộ, khoa học. Đặc
biệt, kinh tế phát triển nên phương
tiện giao thông trên địa bàn gia tăng
nhanh chóng. Song song đó, du khách
đến địa phương tăng đột biến (nhất
là vào các dịp hè, lễ, tết, các ngày
lễ hội lớn, ngày nghỉ cuối tuần) làm
cho hạ tầng giao thông chưa theo kịp
với tốc độ phát triển.
Từ đó, giao thông tại TP Đà Lạt
trở nên quá tải và thường xuyên
ùn tắc tại các nút giao thông cũng
như các tuyến chính trong khu vực
trung tâm TP.
Cần gấp rút triển khai
Trước thực trạng trên, ông Trương
TrungThắng cho biết: Ngày 21-1 vừa
qua, UBND tỉnh đã phê duyệt “Đề án
chống ùn tắc giao thông trên địa bàn
TP Đà Lạt đến năm 2025, tầm nhìn
2035”. Trong đó, cuộc thi ý tưởng
chống ùn tắc giao thông cho TP Đà
Lạt là dựa trên đề án này.
Cụ thể, phạm vi nghiên cứu đề
án gồm TP Đà Lạt và vùng phụ cận
như các huyện Lạc Dương, Đơn
Dương, Đức Trọng và một phần
huyện Lâm Hà. Ý tưởng trong cuộc
thi sẽ góp phần đưa ra các giải pháp
THÁI NGUYÊN
T
rao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
về cuộc thi chống ùn tắc giao
thông choTPĐà Lạt, ôngTrương
Hữu Hiệp, Giám đốc Sở GTVT tỉnh
Lâm Đồng, xác nhận sở đang tiến
hành tổ chức cuộc thi nhằm chọn ra
những ý tưởng nổi trội. Trong đó, ý
tưởng phải đề ra các giải pháp chống
ùn tắc và tầm nhìn xa về phát triển
giao thông cho TP Đà Lạt.
Giao thông TP Đà Lạt
đã quá tải
Chị Mai Thị Huệ, người dân TP
Đà Lạt, chia sẻ: “TP Đà Lạt trước
kia không đèn đỏ, không kẹt xe thì
nay tình trạng kẹt xe diễn ra liên tục
và ngày càng nghiêm trọng. Nhiều
tuyến đường lớn, đặc biệt là các điểm
du lịch đều ùn ứ, nhất là vào cuối
tuần và dịp lễ, tết”.
Ông Trương Trung Thắng, Trưởng
phòng Kế hoạch-Tài chính, Sở
Ô tô xếp hàng dài, xe hai bánh phải leo lên vỉa hè ởĐà Lạt. Ảnh: TTXVN
Lên phương án chống kẹt xe
cho TP Đà Lạt
Một trong nhữngmục tiêu của cuộc thi ý tưởng chống ùn tắc giao thông cho TPĐà Lạt là phải có tầmnhìn xa
về phát triển giao thông ở TP này.
trước mắt và lâu dài để từng bước
cải thiện, giảm thiểu tình trạng ùn
tắc giao thông.
Đồng thời đề án sẽ tập trung đầu
tư xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống
giao thông trên địa bàn TP theo
hướng đồng bộ, hợp lý và hiện đại.
Mục tiêu của đề án cũng nhằm phát
triển nhanh vận tải hành khách công
cộng, nâng cao ý thức chấp hành
pháp luật của người tham gia giao
thông; nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý nhà nước, kéo giảm tai nạn
giao thông…
Theo kế hoạch của đề án, đến
năm 2025 sẽ đầu tư phát triển các
loại hình vận tải, phương tiện vận
chuyển hành khách, tuyến đường,
lộ trình hợp lý, giải quyết căn bản
tình trạng ùn tắc giao thông. Tới năm
2035, hoạt động giao thông được
an toàn, thông suốt và quản lý khai
thác theo hướng đồng bộ, hiện đại.
Dự kiến kinh phí lập đề án hơn 6
tỉ đồng. Cụ thể, chi phí tổ chức thực
hiện đề án hơn 4,2 tỉ đồng, chi phí
tổ chức thi tuyển ý tưởng thiết kế
khoảng 2 tỉ đồng (trong đó 1 tỉ đồng
sẽ trao cho ý tưởng xuất sắc nhất).•
Tập trungnguồn lực làmcao tốcBiênHòa - VũngTàu
Giao thông tại TP Đà Lạt
hiện đã quá tải và thường
xuyên ùn tắc tại các nút
giao thông cũng như các
tuyến chính trong khu
vực trung tâm TP.
Ban quản lý dự án 85 vừa trình Bộ GTVT xem xét, thẩm
định nội bộ và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Báo
cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường cao tốc Biên Hòa-
Vũng Tàu (giai đoạn 1).
Đề xuất hơn 18.700 tỉ làm dự án
Theo Bộ GTVT, dự án được kiến nghị đầu tư theo
phương thức PPP, loại hợp đồng BOT với tổng mức đầu
tư theo phương án đề xuất của Ban quản lý dự án 85 là
18.760 tỉ đồng. Trong đó, phần vốn tham gia của Nhà nước
từ nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025
là 6.610 tỉ đồng, vốn tham gia của nhà đầu tư tư nhân là
12.150 tỉ đồng. Thời gian thu phí hoàn vốn dự án dự kiến là
17 năm 10 tháng.
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM,
ông Phan Duy Khánh,
Trưởng phòng Kế hoạch Ban quản lý dự án 85 (Bộ GTVT),
cho biết: Dự án trên trước đây đơn vị đã tham gia nghiên
cứu. Sau đó, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Đồng Nai
muốn triển khai nhanh dự án này nên đã kiến nghị và được
Thủ tướng giao là cơ quan có thẩm quyền triển khai.
Tuy nhiên, tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đi qua địa
bàn hai tỉnh với diện tích đất thu hồi, tái định cư lớn nên
việc phối hợp thực hiện gặp nhiều khó khăn và dự báo kéo
dài. Hơn nữa, việc tổ chức thực hiện các dự án PPP, loại
hợp đồng BOT đòi hỏi phải có bộ máy quản lý kinh nghiệm
và chỉ đạo thống nhất.
Bên cạnh đó, phần vốn hỗ trợ của Nhà nước tại dự án xây
dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu lên tới 6.670 tỉ
đồng, vượt quá khả năng cân đối ngân sách của hai tỉnh. Do
đó, Thủ tướng tiếp tục giao về cho Bộ GTVT.
“Dù có những thay đổi như trên nhưng trong quá trình
nghiên cứu, đơn vị cũng phối hợp với sở để tiến hành công
tác này. Vì vậy, thực chất đây là quá trình chuyển tiếp
nghiên cứu để hoàn thiện quy trình đầu tư nên không có quá
nhiều điều chỉnh…” - ông Khánh nói.
Dự kiến hoàn thành năm 2025
Về tiến độ, ông Khánh cho biết theo kế hoạch, dự án sẽ
được phê duyệt chủ trương đầu tư vào quý I-2021; lập,
thẩm định và phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi từ
quý II-2021 đến quý IV-2021; lựa chọn nhà đầu tư từ quý
IV-2021 đến quý IV-2022; triển khai xây dựng vào quý IV-
2022 và hoàn thành công trình vào năm 2025.
Liên quan đến dự án này, Bộ trưởng Giao thông Nguyễn
Văn Thể cho biết hiện nay quốc lộ 51 ùn tắc liên tục, ảnh
hưởng đến việc phát triển dẫn đến việc khai thác không
hiệu quả nguồn lực. Chẳng hạn như cảng Cái Mép - Thị Vải
là một trong các cảng container nước sâu lớn của thế giới,
đón được “siêu tàu” thế hệ mới với trọng tải gần 200.000
tấn, sức chở lên đến hơn 21.000 TEU.
Tuy vậy, đến nay lượng hàng container qua cảng này mới
đạt khoảng 50% công suất thiết kế (3,4 triệu TEU/năm so
với công suất khoảng 7 triệu TEU/năm - PV), trong khi
tổng số tiền các doanh nghiệp bỏ ra đầu tư xây cảng khoảng
2 tỉ USD.
“Vì vậy, trong thời gian tới Bộ GTVT sẽ tập trung nguồn
lực để sớm triển khai dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
để giao thông thông thoáng, hàng hóa được vận chuyển
nhanh tới cảng…” - ông Thể nói.
VIẾT LONG
Quốc lộ 51 liên tục kẹt xe vào những ngày cuối tuần, lễ, tết.
Ảnh: THUTRINH
Dự án Biên Hòa - Vũng Tàu có điểm đầu kết nối với tuyến
tránh quốc lộ 1 qua TP Biên Hòa (Đồng Nai), điểm cuối giao
với đường vành đai TP Bà Rịa (quốc lộ 56 - Bà Rịa-Vũng Tàu).
Trong đó, đoạn tuyến nằm trên địa phận tỉnhĐồngNai là 34,2
km và trên địa phận tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là 19,5 km.
Trên tuyến sẽ xây dựng bảy nút giao liên thông (trong đó
có nút giao vào sân bay Long Thành tại Km20 +300), bốn
cầu vượt đường ngang và 19 cầu đường ngang vượt cao tốc.
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook