048-2021 - page 13

13
TP.HCM:Khôngđánhđổimôi trường
lấy tăng trưởng kinh tế
THANHTUYỀN
S
áng 7-3, UBNDTP Thủ
Đức, TP.HCM tổ chức
lễ phát động, ra quân
trồng cây xanh, vệ sinh môi
trường, xây dựng TP Thủ
Đức xanh, sạch, đẹp.
Tham dự lễ phát động có
Trưởng đoànĐBQHTP.HCM
Nguyễn Thiện Nhân, Chủ
tịch UBNDTP.HCMNguyễn
Thành Phong, Phó Chủ tịch
UBND TP.HCM Lê Hòa
Bình, Phó Chủ tịch UBND
TP.HCM Phan Thị Thắng.
Tại lễ phát động, 34 phường
trên địa bàn TP Thủ Đức ra
quân tổng vệ sinh và trồng
mới 1.500 cây xanh.
Chủ tịch UBND TP Thủ
Đức Hoàng Tùng chia sẻ
TP đang trong quá trình đô
thị hóa mạnh mẽ, do đó phải
đối mặt với nhiều thách thức
về môi trường; vẫn còn một
bộ phận người dân vứt rác
ra đường, kênh rạch làm tắc
hệ thống cống gây ngập lụt,
ô nhiễm.
“Để giảm nguy cơ này, TP
Thủ Đức đã phát động trồng
cây xanh tại ba điểm và 34
phường thuộcTPđể tăng thêm
mảng xanh đô thị. Thông qua
các hoạt động này, chúng tôi
mong người dân tiếp tục có
chuyểnbiếnvềnhận thức trong
việc bảo vệ môi trường” - chủ
tịch UBND TPThủ Đức nói.
Chủ tịchUBNDTPNguyễn
Thành Phong nhìn nhận trồng
xây xanh là một hoạt động
truyền thống hết sức ý nghĩa,
một nét đẹp văn hóa của người
dân TP.HCM; nhất là trong
bối cảnh chống biến đổi khí
hậu, bảo vệ môi trường, tăng
cườngmảng xanh làmột trong
những nhiệm vụ ưu tiên trong
chiến lược phát triển kinh tế
của TP.
Ông đánh giá cao việc TP
Thủ Đức tổ chức lễ phát động
trồng cây xanh, xây dựng TP
Thủ Đức xanh, sạch, đẹp.
“Qua đó tiếp tục khẳng
định một lần nữa quan điểm
nhất quán của TP: Không
đánh đổi môi trường lấy
tăng trưởng kinh tế, đặc biệt
là những đô thị trẻ như TP
Thủ Đức” - chủ tịch UBND
TP.HCM nói.
Ông Phong cũng thông tin
TP đã tham gia vào tổ chức
các TP dẫn đầu về ứng phó
với biến đổi khí hậu (C40);
hợp tác rộng rãi với các TP
lớn về bảo vệ môi trường;
đồng thời từ năm 2011 bảo
vệ môi trường đã được xác
định là một trong bảy chương
trình đột phá của TP.
Cùng với đó, TPđã tập trung
triểnkhai Chỉ thị số19 củaBan
Thường vụ Thành ủy về thực
hiện cuộc vận động “Người
dânTPkhông xả rác ra đường
và kênh rạch, vì TP sạch và
giảm ngập nước”. Đặc biệt,
thực hiện Nghị quyết Đại hội
đại biểu Đảng bộ TP lần thứ
11, TP đã ban hành Chương
trình phát triển công viên và
cây xanh công cộng trên địa
bàn TP giai đoạn 2020-2030
với mục tiêu tăng 600 ha đất
công viên và tăng thêm 20 ha
mảng xanh công cộng. 
Tuy vậy, người đứng đầu
chính quyền TP.HCM nhìn
nhận những biến đổi nhiều
mặt trong đời sống xã hội,
cùng với sự thay đổi của
khí hậu, hiệu ứng nhà kính
và tăng trưởng kinh tế cũng
đã góp phần làm phát sinh
nhiều vấn đề về ô nhiễmmôi
trường, ảnh hưởng đến chất
lượng cuộc sống và sức khỏe
của cộng đồng.
Từ đó, chủ tịch UBND
TP.HCM hy vọng từ những
cách làm hay, hiệu quả của
TP Thủ Đức sẽ tiếp tục
lan tỏa mạnh mẽ tinh thần
chống biến đổi khí hậu, bảo
Từ những cách làm
hay, hiệu quả của
TP Thủ Đức sẽ tiếp
tục lan tỏa mạnh
mẽ tinh thần chống
biến đổi khí hậu,
bảo vệ môi trường,
tăng cường mảng
xanh trên toàn địa
bàn TP.HCM.
Đời sống xã hội -
ThứHai 8-3-2021
Chủ tịchUBNDTP.HCMNguyễnThành Phong tiếp tục khẳng định quan điểm: Không đánh đổi môi trường
lấy tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là những đô thị trẻ như TPThủĐức.
vệ môi trường, tăng cường
mảng xanh trên toàn địa bàn
TP.HCM.
Để làm được điều này, ông
đề nghị mỗi người, mỗi nhà,
mỗi cơ quan, đơn vị hãy tăng
cường công tác bảo vệ môi
trường, không xả rác nơi công
cộng và những khu vực khác;
duy trì thường xuyên các hoạt
động phòng ngừa, khắc phục
ô nhiễm môi trường; xắn tay
áo vào cuộc để cùng nhau
gieo những mầm xanh của
môi trường sống, xây dựng
TP Thủ Đức, TP.HCM văn
minh, hiện đại, nghĩa tình.
Ông cũng đề nghị TP Thủ
Tiêu điểm
1 triệu cây xanh
Trong giai đoạn 2021-2025,
TP Thủ Đức phấn đấu trồng
được 1 triệu cây xanh và mỗi
phường cần có ít nhất một
công trình xanh.
Đức phải luôn kiên định mục
tiêu “không đánh đổi môi
trường lấy tăng trưởng kinh
tế”; khai thác sử dụng quỹ đất
hiệu quả để phát triển kinh
tế - xã hội, nhất là phát triển
tám trọng điểm sáng tạo gắn
với ứng phó biến đổi khí hậu
và bảo vệ môi trường.
Cùng đó, từng bước xây
dựng đô thị xanh, đô thị thông
minh, TP sáng tạo, có bản sắc
riêng với điểm nhấn của đô
thị trẻ năng động, khẳng định
được vai trò là hạt nhân, động
lực tăng trưởng mới tác động
lan tỏa toàn TP và cả vùng
kinh tế trọng điểmphía Nam.•
Trưởng đoànĐBQHTP.HCMNguyễn ThiệnNhân, Chủ tịchUBNDTP.HCMNguyễn Thành Phong,
Bí thư Thành ủy TP ThủĐức Nguyễn VănHiếu trồng cây xanh tại buổi lễ. Ảnh: TT
Cà Mau sẽ tổ chức “Ngày hội cua
Năm Căn” vào tháng 9
Chương trình “Cà Mau điểm đến năm 2021” gồm năm
sự kiện chính: Cuộc thi chạy marathon với chủ đề “Kết
nối đường Hồ Chí Minh huyền thoại” Cà Mau; lễ hội
Nghinh ông sông Đốc; lễ hội Tri ân quốc tổ (gồm chuỗi
hoạt động: Lễ hội tri ân, ngày hội “Bánh dân gian Nam
bộ” và hoạt động “Hương rừng U Minh”); sự kiện “Ngày
hội cua Năm Căn gắn với văn hóa ẩm thực Cà Mau” và lễ
Thượng cờ - thống nhất non sông. 
“Ngày hội cua Năm Căn gắn với văn hóa ẩm thực Cà
Mau” dự kiến được tổ chức vào tháng 9-2021, nhằm giới
thiệu các đặc sản nổi tiếng của tỉnh Cà Mau đến với đông
đảo du khách. Điểm nhấn của sự kiện này sẽ là các hoạt
động ẩm thực với những món ngon từ cua - đặc sản vừa
được Hội Kỷ lục gia Việt Nam công nhận nằm trong tốp
100 món ăn đặc sản của nước ta.
Lãnh đạo Sở VH-TT&DL tỉnh Cà Mau cho biết: Cà
Mau xác định ẩm thực là một trong những sản phẩm du
lịch thế mạnh. Trong đó, con cua là một trong những sản
phẩm chủ lực để giới thiệu, tạo sức lan tỏa và thu hút du
khách. Việc tổ chức ngày hội cua sẽ giới thiệu rộng rãi sản
phẩm này đến với du khách trong và ngoài nước.
Tỉnh Cà Mau được biết đến là vùng đất giàu sản vật.
Ngoài con cua đã nổi tiếng gần xa, địa phương này còn
rất nhiều đặc sản nổi tiếng như tôm khô Rạch Gốc, mật
ong U Minh Hạ, cá thòi lòi... Tỉnh Cà Mau cũng có hai
nghề truyền thống đã được công nhận di sản văn hóa
phi vật thể cấp quốc gia là nghề gác kèo ong và nghề
muối ba khía.
TX
Hà Nội: Tháng 4 “chốt” lựa chọn
SGK lớp 2, lớp 6
Trong hai ngày 6 và 7-3, Sở GD&ĐT TP Hà Nội phối
hợp với các NXB tổ chức hội nghị trực tuyến giới thiệu bộ
sách giáo khoa (SGK) lớp 2 theo chương trình giáo dục
phổ thông 2018. Phó Giám đốc phụ trách Sở GD&ĐT TP
Hà Nội Phạm Xuân Tiến chủ trì hội nghị.
Tại hội thảo, đại diện các NXB giới thiệu tổng quát về
các bộ SGK lớp 2; những quan điểm biên soạn, ý tưởng
chủ đạo xây dựng bộ sách; tính ưu việt của từng bộ sách,
từng cuốn sách. Đặc biệt là những điểm mới về nội dung,
cấu trúc, phương pháp tiếp cận, tính kết nối của các bộ
SGK.
Ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP
Hà Nội, cho biết: Năm học 2021-2022 là năm học đầu
tiên học sinh lớp 2 và lớp 6 trên cả nước thực hiện đổi
mới chương trình, SGK. Cùng với các công đoạn chuẩn
bị về cơ sở vật chất, đội ngũ thì khâu chọn SGK có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng. TP sẽ thành lập hội đồng theo
từng môn học để chọn SGK theo môn chứ không phải
chọn theo bộ sách.
Ngay sau khi sở phối hợp với các NXB giới thiệu bộ
SGK lớp 2, các đơn vị, cơ sở trường học sẽ triển khai
ngay việc trao đổi, thảo luận theo hướng dẫn tại Thông
tư 25 của Bộ GD&ĐT quy định việc lựa chọn SGK
trong trường phổ thông. Sở GD&ĐT sẽ có hướng dẫn
cụ thể, chi tiết về cách thức làm việc của cấp trường,
Phòng GD&ĐT với các tiêu chí mà sở tham mưu
UBND TP lựa chọn.
Ông Phạm Xuân Tiến nhấn mạnh: Theo tiến độ, cuối
tháng 3, các Phòng GD&ĐT chuyển nhận xét của cơ sở
giáo dục về Sở GD&ĐT. Các băn khoăn của cơ sở giáo
dục sẽ được Sở GD&ĐT tập hợp, chuyển NXB; các NXB
sẽ phúc đáp chi tiết và cụ thể. Đầu tháng 4, TP ban hành
quyết định lựa chọn SGK theo các môn.
Dự kiến Sở GD&ĐT TP Hà Nội sẽ tổ chức hội nghị trực
tuyến giới thiệu bộ SGK lớp 6 vào ngày 13-3.
TN
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook