048-2021 - page 12

12
Chảo Yến: Cô gái người Dao
nỗ lực giành học bổng Đức
VIẾT THỊNH
thực hiện
C
hảoThịYến, côgái người
Dao ở bản nghèoLàoCai
đã từng có nguy cơ phải
nghỉ học để lấy chồng. Tuy
nhiên, bằng chính nỗ lực của
mình, Yến đã rời non núi để
đi học đại học và xa hơn nữa
là có học bổng để du học ở
nước ngoài.
Về nước, saumột hành trình
dài ở nước bạn, Chảo Yến
nhận ra câu chuyện của mình
đã góp phần thay đổi nhiều
quan điểm của người quê.
Quyết rời bản để học
lên cao
.
Phóng viên:
Đường ngược
chiều
cũng là tên cuốn sách
của Chảo Yến. Phải chăng,
ngược chiều là khi không an
phận nghỉ học, lấy chồng,
sinh con rồi quẩn quanh với
núi đồi?
+ ChảoYến
: Em và bố em
đã từng có những quan điểm
ngược chiều như thế.
Ngày xưa mọi người ở quê
em cũng thường nghĩ con gái
học hết lớp 9, gia đình sẽ cho
nghỉ ở nhà, một phần là vì
kinh tế, một phần vì suy nghĩ
con gái đi học xong cũng sẽ
về nhà chồng vì thế người ta
không muốn con gái đi học.
. Vậy cơ hội để chị “xuống
dốc” và đi ngược chiều đó
đến như thế nào?
+ Năm em học xong lớp 9,
ở chỗ em có một số bạn may
mắn được xuống ôn thi cấp 3
để thi vào lớp 10 của trường
THPT dân tộc nội trú tỉnh.
Lấy hết dũng khí, khi đang
ăn cơm em bày tỏ ý định đi
học với bố mẹ nhưng không
hề được bố mẹ ủng hộ, em
bỏ ra sau nhà ngồi khóc.
Lúc thấy em về, mẹ em nói
với bố: “Con thích học quá,
mình cho nó đi học đi”. Bố
em chần chừ một lúc rồi nói:
“Bà cho đi, bà tự nuôi nó
nhé”. Thế là mẹ cho em đi.
Cả đêm em không ngủ được
vì vui và hồi hộp.
. Không chỉ học đại học,
chị cũng là người đầu tiên
ở xã vùng cao này đi du học
châu Âu, cơ duyên nào để chị
có cơ hội đó?
+ Lúc trước em không biết
du học thế nào, chỉ nghĩ đi
học hết cấp 3 sẽ kiếm được
việc làm tốt hơn. Thầy giáo
em có lần còn bảo phải đi học
mới thoát nghèo được, điều
đó ăn sâu vào suy nghĩ của
em. Học xong cấp 3, em đi
học ĐH Lâm nghiệp, sau đó
thầy cô cũng giới thiệu cho các
chương trình học bổng nhưng
vì một số vướng mắc về thủ
tục em không đáp ứng được,
đến lúc bạn em giới thiệu cho
học bổng nước ngoài khác,
em nộp hồ sơ và may mắn,
đã trúng tuyển.
. Hành trình của chị đã
được coi là một hành trình
truyền cảmhứng cho rất nhiều
người, nhất là các bạn trẻ ở
quê chị. Chị có nhận ra sự
thay đổi cụ thể đó bằng nỗ
lực của mình không?
+ Em thấy từ khi em được
đi học xa và học cao như thế,
bà con dân bản có nhiều người
họ cũng vui cùng gia đình em,
có một số người đã nhận ra
rằng học không xấu như họ
nghĩ. Giờ đây, em thấy ở quê
em con trai, con gái đều được
đi học, ai muốn tiếp tục đi
học bố mẹ cũng cho đi, chỉ
có điều các bạn có học được
hay không mà thôi.
Phụ nữ phải tự chủ
và độc lập
. Quá trình học tập ở Đức,
chị cảm nhận được gì về vai
trò của người phụ nữ trong
xã hội ở quốc gia này?
+ Em thấy ở nước bạn họ
Lấy hết dũng khí,
khi đang ăn cơm
em bày tỏ ý định đi
học với bố mẹ nhưng
không hề được bố
mẹ ủng hộ, em bỏ ra
sau nhà ngồi khóc.
Đời sống xã hội -
ThứHai 8-3-2021
không đặc biệt dành quyền
ưu ái cho phụ nữ trong công
việc. Bất cứ công việc gì người
ta cũng có sự phân công dựa
theo năng lực. Còn vị thế
của người phụ nữ cao hơn
ở nước mình nhiều. Ở Việt
Nam, những ngày lễ phụ nữ
thường được tặng quà nhưng
nơi em du học người được
nhận quà không mặc định
là phụ nữ.
. Còn phụ nữ ở nước ta,
mà nhất là ở những vùng
sâu, vùng xa theo chị nhận
thấy có sự khác biệt gì với
đàn ông không?
+ Em thấy rõ ràng có sự
khác biệt, dĩ nhiên cũng tùy
vào phong tục, tập quán của
từng dân tộc. Có dân tộc theo
chế độ mẫu hệ phụ nữ sẽ
nắm quyền hết, tên con cũng
được đặt theo họ của mẹ. Tuy
nhiên, phụ nữ vẫn phải chịu
sự đàm tiếu nhiều hơn. Ví dụ
như nếu phụ nữ ngoại tình thì
thường sẽ bị bêu riếu nhưng
nếu người đó là đàn ông, đôi
khi họ chỉ xin được tha thứ
và được bỏ qua.
. NhânngàyQuốc tếPhụnữ,
chị có lời khuyên nào cho các
bạn nữ thời nay, nhất là những
cô gái ở lứa tuổi của chị?
+ Em nghĩ rằng các bạn nữ
hãy cố gắng học tập, không
chỉ đi học kiến thức ở trường
học mà có thể học ở các kênh
thông tin nào đó, quan trọng
nhất phải cố gắng học tập.
Khi người phụ nữ có sự tự
chủ và độc lập sẽ không phải
phụ thuộc vào ai cả và vị thế
của họ càng được nâng cao.
. Cám ơn Chảo Yến.•
Rất thú vị là trong ngày trước ngày 8-3, bài viết của một nữ
MC lại gây bão mạng xã hội với các tranh luận không dứt khi
cô đưa ra quan điểm gian bếp là đặc quyền riêng của phụ nữ
và “phụ nữ không làm việc nhà thì làm gì?”.
Có thể nữ MC rất yêu thích việc làm bếp, việc nhà và khoe
khéo sự đảm đang của mình. Nhưng tôi biết có nhiều phụ nữ
đang bị gánh vác việc nhà và gánh vác rất nhiều trách nhiệm
khác bất kể họ có muốn hay không, bất kể họ có đủ thời gian
và sức khỏe để cáng đáng hay không. Họ không dám lựa
chọn nói “không” chỉ vì quan niệm “phụ nữ thì phải thế”.
Theo báo cáo của Tổ chức Lao động thế giới (ILO) công bố
ngày 4-3 mới đây thì phụ nữ Việt dành 20,2 giờ trong tuần để
làm việc nhà, trong khi thời gian làm việc nhà của nam giới
chiếm xấp xỉ một nửa so với nữ. Và khoảng 1/5 nam giới Việt
không hề dành chút thời gian nào cho việc nhà. Theo ILO, hơn
70% phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi lao động tham gia lực
lượng lao động, trong khi tỉ lệ này ở cấp độ toàn cầu là 47,2%
và tỉ lệ trung bình của khu vực châu Á-Thái Bình Dương là
43,9%.
Điều đó cho thấy phụ nữ Việt Nam thật sự “hai giỏi”, vượt
xa phụ nữ khu vực và thế giới cả về thời gian làm “việc nhà”
lẫn tỉ lệ tham gia “việc nước”. Tuy vậy, vẫn có nhiều phụ nữ
tự trách bản thân mình và xem việc bị chỉ trích là đương
nhiên nếu họ không chu toàn việc nước, việc nhà trong thời
điểm nào đó.
Để bước ra khỏi tình trạng bị lệ thuộc, phụ nữ cần xây dựng
cho mình tinh thần phải tự lập. Tuy nhiên, ngay cả khi đã tự lập
về kinh tế nhưng không có sự tự lập về tư tưởng, phụ nữ vẫn bị
trói buộc vào các quan điểm bất bình đẳng, vẫn vì định kiến và
phán xét của người khác mà lựa chọn điều mình không muốn.
Chỉ tự lập một nửa - tức là chỉ tự lập về kinh tế mà không giải
phóng bản thân khỏi những lập trường bất bình đẳng, rất có
thể phụ nữ sẽ đau khổ gấp đôi, vất vả gấp đôi.
Phụ nữ cũng như đàn ông đều có quyền lựa chọn và dấn
thân cho những công việc họ yêu thích, có quyền tổ chức
sắp xếp, tổ chức cuộc sống theo cách họ cảm thấy có ý
nghĩa mà không bị phán xét, hạ thấp chỉ vì giới tính của
họ. Có nhiều phụ nữ yêu thích công việc nội trợ và chọn nó
làm sự nghiệp, điều đó thật sự có ý nghĩa. Nhưng vẫn còn
đó những phụ nữ bị buộc phải từ bỏ sự nghiệp hoặc hy sinh
sức khỏe để cáng đáng việc nội trợ chỉ vì định kiến “phụ nữ
không làm thì ai làm?”.
Hãy để phụ nữ làmnhững điều để cuộc sống của họ có ý nghĩa
và hạnh phúc.
HỒNGMINH
“Từ khi em
được đi học
xa và học
cao như thế,
bà con dân
bản có nhiều
người cũng
vui cùng gia
đình em, có
một số người
đã nhận ra
rằng học
không xấu
như họ nghĩ”
- Chảo Yến.
Tiêu điểm
Nhận học bổng
hai năm bạc tỉ
ChảoThịYến, sinhnăm1990,
sinh ra và lớn lên ở thôn Ngám
Xá, xã Nậm Chạc, một trong
nhữngxãnghèonhấtcủahuyện
Bát Xát, Lào Cai. ChảoYến từng
nhận được học bổng để theo
học thạc sĩ ngành quản lý tài
nguyên rừng bền vững của
Trường ĐH Gottingen (CHLB
Đức) trong vònghai nămtrị giá
47.000 euro (gần 1,2 tỉ đồng).
Chảo Yến cũng là tác giả của
cuốn sách
Đườngngược chiều -
Từbảnngười Daođếnhọc bổng
Erasmus.
Sổ tay
Tự lậpmột nửa coi chừngđaukhổgấpđôi
Chảo Yến và các bạn khi còn du học tại Đức. Ảnh: NVCC
Chảo Yến. Ảnh: NVCC
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook