048-2021 - page 9

9
Bộ Quốc phòng không
cho làm bãi đậu xe
Năm 2019, UBND tỉnh có văn
bản đề nghị Bộ Quốc phòng cho
phép sửdụng 14 ha đất trong khu
vực sân bay Nha Trang cũ để làm
bãi đậu xe nhằm giảm áp lực, ùn
tắc giao thông khu vực trung tâm
TP NhaTrang. Tuy nhiên, BộQuốc
phòng có công văn không đồng
ý với đề nghị của tỉnh.
Côngvănnêurõ:Khuvựcđấtsân
bayNhaTrang cũ, BộQuốc phòng
đang chỉ đạo giải quyết dứt điểm
khu đất quốc phòng cho doanh
nghiệp thuê sửdụng sai quy định;
rà soát quy hoạch, diện tích, thực
hiện bán đấu giá để tạo nguồn
kinh phí đầu tư xây dựng sân bay
Phan Thiết theo chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ nên không thể
sử dụng làm bãi đậu xe tạm.
ÔngNguyễnTấnTuân cho hay hiện
nay UBND tỉnh đang khẩn trương
xử lý các công trình của các đơn vị
quân đội đang tồn tại trên phần đất
bán đấu giá. Do đó, UBND tỉnh đề
nghị Bộ Quốc phòng rà soát, sắp xếp,
bàn giao các tài sản này nhằm tạo
điều kiện cho tỉnh bán đấu giá đất
sau khi Thủ tướng Chính phủ đồng
ý chủ trương.
Giao đất không qua
đấu giá
Liên quan đến đất sân bay Nha
Trang cũ, hiện nay Thanh tra Chính
phủ đang tiến hành thanh tra việc
chấp hành chính sách, pháp luật liên
quan đến các dự án BT sử dụng quỹ
đất thanh toán tại khu vực sân bay
Nha Trang cũ.
Theo hồ sơ, năm 2013 UBND tỉnh
Khánh Hòa công bố quy hoạch phân
khu 1/2000 khu trung tâm đô thị với
tổng diện tích hơn 238 ha. Trong đó,
đất quy hoạch khu trung tâm đô thị
khoảng 186 ha; đất Trường Sĩ quan
không quân khoảng 52 ha.
Đầu năm2015, UBND tỉnh Khánh
Hòa giao dự án trung tâm đô thị tại
khu vực sân bay Nha Trang cũ cho
Công ty CPTập đoàn Phúc Sơn (gọi
tắt là Tập đoàn Phúc Sơn, có trụ sở
chính tại tỉnh Vĩnh Phúc) làm vốn
đối ứng để thực hiện dự án hạ tầng
Trung tâm hành chính tỉnh Khánh
Hòa theo hình thức BT (xây dựng -
chuyển giao).
Đến tháng 11-2015, khi Thủ
tướng Chính phủ chỉ đạo tạm dừng
xây trung tâm hành chính mới tại
các tỉnh thì dự án Trung tâm hành
chính tỉnh Khánh Hòa cũng buộc
phải tạm dừng.
Thế nhưng, tháng 10-2016, UBND
tỉnh Khánh Hòa vẫn ban hành quyết
định giao 62,3 ha đất sân bay Nha
Trang cũ cho Tập đoàn Phúc Sơn
thực hiện dự án trung tâm đô thị
mà không qua đấu giá đất. Hơn 10
ngày sau, Bộ Quốc phòng mới có
công văn đồng ý bàn giao 62,8 ha
đất sân bay Nha Trang cũ cho UBND
tỉnh Khánh Hòa. Sau đó Trường Sĩ
quan không quân mới thực hiện hai
đợt bàn giao đất sân bay Nha Trang
cho tỉnh Khánh Hòa, trong đó đợt
một với diện tích 18,8 ha, đợt hai
với hơn 44 ha.
TẤNLỘC
U
BND tỉnh Khánh Hòa vừa đề
nghị Bộ Quốc phòng rà soát,
sắp xếp, bàn giao các công
trình của các đơn vị quân đội đang
tồn tại trên phần đất bán đấu giá
tại sân bay Nha Trang cũ nhằm tạo
điều kiện cho tỉnh bán đấu giá đất
sau khi Thủ tướng Chính phủ đồng
ý chủ trương.
Xử lý các công trình trên
đất đấu giá
Đề nghị trên được ông Nguyễn
Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh
Khánh Hòa, đưa ra tại cuộc làm
việc mới đây với Thượng tướng
Trần Đơn, Thứ trưởng Bộ Quốc
phòng, về bán đấu giá đất sân bay
Nha Trang cũ.
TheoBộQuốc phòng, thực hiện chỉ
đạo của Thủ tướng Chính phủ, thời
gian qua bộ đã phối hợp với UBND
tỉnh Khánh Hòa triển khai việc bán
đấu giá đất sân bay Nha Trang cũ.
Trong đó, hai bên đã thống nhất
một số nội dung như diện tích đất
để bán đấu giá là 96 ha do UBND
tỉnh thực hiện, 21,6 ha chuyển giao
cho địa phương quản lý để phát triển
kinh tế - xã hội, 2,4 ha còn lại do
Bộ Quốc phòng quản lý để đầu tư
xây dựng khu nhà ở gia đình quân
nhân… Tuy nhiên, trong quá trình
triển khai đã nảy sinh một số khó
khăn, vướng mắc.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo UBND
tỉnh Khánh Hòa đề nghị trung ương
sớm giải quyết những khó khăn,
vướng mắc để tỉnh tiến hành khớp
nối các tuyến giao thông với dự án
khu trung tâm đô thị - thương mại
- dịch vụ - tài chính - du lịch Nha
Trang (gọi tắt là trung tâm đô thị) và
tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà
đầu tư tham gia đấu giá.
Một góc khu đất thuộc dự án trung tâmđô thị - thươngmại - dịch vụ - tài chính - du lịchNha Trang tại sân bay Nha Trang cũ.
Ảnh: TẤN LỘC
Bán đấu giá đất sân bay
Nha Trang cũ bị vướng
KhánhHòa đề nghị BộQuốc phòng tạo điều kiện cho tỉnh bán đấu giá đất sân bay Nha Trang cũ.
Sau khi giao đất nhưng không có
dự án để hoàn vốn, giữa năm 2017,
UBND tỉnh có quyết định điều
chỉnh quyết định giao đất, cho thuê
đất, chuyển 62,3 ha đất đã giao cho
Tập đoàn Phúc Sơn trước đó một
năm để hoàn vốn cho ba dự án BT
về giao thông. Tất cả dự án BT này
đều không qua đấu thầu dự án, đấu
giá đất.
Đến nay, cả ba dự án BT đều chưa
hoàn thành, chưa được quyết toán
nhưng phần lớn đất sân bay Nha
Trang cũ đã bị Tập đoàn Phúc Sơn
phân lô, bán nền từ lâu.
Năm 2019, qua kiểm tra 23 dự án
tại tỉnh Khánh Hòa, cơ quan chức
năng kết luận có 20 dự án vi phạm,
gây thiệt hại ít nhất 16.559 tỉ đồng.
Trong số này, chỉ riêng dự án trung
tâm đô thị tại sân bay Nha Trang cũ
đã gây thiệt hại ngân sách ít nhất
gần 12.000 tỉ đồng.•
Bến Tre: Hơn 16.600 hộ dân dùng nước giá hơn 51.000 đồng/m
3
UBND tỉnh đề nghị Bộ
Quốc phòng rà soát, sắp
xếp, bàn giao các tài sản
này nhằm tạo điều kiện
cho tỉnh bán đấu giá đất
sau khi Thủ tướng Chính
phủ đồng ý chủ trương.
Kể từ đầu tháng 3, hơn 16.600 hộ dân ở huyện Giồng
Trôm sử dụng nước máy sinh hoạt từ Nhà máy nước Lương
Quới (xã Lương Quới, huyện Giồng Trôm, Bến Tre) phải
trả với mức phí 51.500 đồng/m
3
, tăng gấp năm lần so với
bình thường.
Trước đây, giá nước chỉ 9.600 đồng/m
3
nhưng do nguồn
nước máy tại khu vực Nhà máy nước Lương Quới bị nhiễm
mặn, Công ty cổ phần Cấp thoát nước Bến Tre phải thuê
sà lan chở nước ngọt từ thượng nguồn bơm về để phục vụ
người dân. Vì vậy, từ đầu tháng 3, Công ty cổ phần Cấp
thoát nước Bến Tre đã có thông báo áp dụng giá tiêu thụ
nước sạch không bị nhiễm mặn trong thời gian hạn mặn khu
vực huyện Giồng Trôm tăng gấp năm lần.
Cụ thể, khách hàng sử dụng nước của Công ty cổ phần
Cấp thoát nước Bến Tre trên địa bàn huyện Giồng Trôm
(trừ xã Sơn Phú và Phước Long), trong thời gian Nhà máy
nước Lương Quới bị xâm nhập mặn và nhà máy nước đảm
bảo cấp nước đạt tiêu chuẩn quy định thì được áp dụng
đơn giá nước sạch theo Quyết định 03 của UBND tỉnh sẽ
là 51.500 đồng/m
3
. Mức giá nước này sẽ được áp dụng cho
đến khi nguồn nước thô tại khu vực Nhà máy nước Lương
Quới không còn bị nhiễm mặn.
Hiện Nhà máy nước Lương Quới cung cấp nước máy cho
trên 16.600 khách hàng trên địa bàn huyện Giồng Trôm.
Công ty cổ phần Cấp thoát nước Bến Tre cũng khuyến cáo
khách hàng sử dụng nước tiết kiệm, kiểm tra hệ thống nước
để phát hiện ống bể rò rỉ và sửa chữa kịp thời, tránh thất
thoát lãng phí nguồn nước ngọt.
Ông Trần Hùng, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Cấp
thoát nước Bến Tre, lý giải hiện công ty thuê hơn 10 sà lan
(tải trọng trung bình 700 tấn/chiếc) lên thượng nguồn chở
nước ngọt thô về neo đậu trên sông Giồng Trôm. Tại đây
nước ngọt thô được bơm từ sà lan và dẫn bằng tuyến ống
D250 có chiều dài hơn 3,2 km về Nhà máy nước Lương
Quới để xử lý, cấp nước ngọt cho người dân.
Ngoài Nhà máy nước Lương Quới bị xâm nhập mặn, các
nhà máy nước Sơn Đông, Hữu Định, An Hiệp của Công ty
cổ phần Cấp thoát nước Bến Tre cũng bị tác động xâm nhập
mặn nhưng nhờ có các công trình cống, đập do tỉnh, huyện
và công ty đầu tư nên đã ngăn mặn, trữ ngọt phục vụ nông
nghiệp và cấp nước.
Theo Công ty cổ phần Cấp thoát nước Bến Tre, hiện tại
công ty chưa thuê sà lan chở nước ngọt cho các nhà máy
nước trên. Vì vậy đối với khách hàng của công ty trên địa
bàn TP Bến Tre, huyện Châu Thành, huyện Mỏ Cày Nam,
huyện Mỏ Bắc, Chợ Lách hiện công ty vẫn áp dụng đơn giá
nước sạch như giá cũ.
Nếu thời gian tới nguồn nước tích trữ bị cạn kiệt, công ty
sẽ thuê sà lan chở nước ngọt thô cấp cho các nhà máy nước
nêu trên. Khi đó khu vực cấp nước này sẽ được điều chỉnh
theo quy định.
ĐÔNG HÀ
Sà lan chở nước ngọt về nhàmáy nước. Ảnh: ĐH
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook