048-2021 - page 3

3
Thời sự -
ThứHai 8-3-2021
Việt Nam là một trong 42 quốc
gia đang phát triển vaccine phòng
COVID-19. Hiện có bốn ứng viên
đang nghiên cứu và phát triển
vaccine này.
Nanocovax là ứng viên đầu
tiên được đưa vào nghiên cứu thử
nghiệm lâm sàng sau khi được Hội
đồng y đức trong nghiên cứu y sinh
học Bộ Y tế, Hội đồng cơ sở Học
viện Quân y thẩm định và phê duyệt.
Hiện nay vaccine này đang trong
giai đoạn 2 thử nghiệm, Nanocovax
là vaccine COVID-19 do Nanogen
phát triển, thử nghiệm trên người
từ ngày 17-12. Đến nay, nghiên cứu
đã hoàn thành giai đoạn 1, vaccine
chứng minh được sự an toàn trên
người và một phần tính sinh miễn
dịch.
Sau khi được cấp phép, Nanogen
dự kiến sản xuất 50-70 triệu liều
Nanocovax/năm, trước mắt đảm bảo
đủ nhu cầu trong nước, sau đó mới
xuất khẩu. Nhà sản xuất này dự tính
giá mỗi liều vaccine khoảng 120.000
đồng/liều. Số vaccine do Nanogen
sản xuất dự kiến được sử dụng vào
quý IV-2021 đến quý II-2022.
Bên cạnh Nanocovax, vaccine
Covivac cũng đang bước vào giai
đoạn 1.
Ngày 7-3, Viện Vaccine và sinh
phẩm y tế (IVAC, thuộc Bộ Y tế,
đóng tại TP Nha Trang, Khánh Hòa)
cho hay đơn vị này cùng Viện Vệ
sinh dịch tễ Trung ương, Trường
ĐH Y Hà Nội đang tiếp nhận đăng
ký tham gia thử nghiệm vaccine
Covivac từ các tình nguyện viên.
Đây là vaccine ngừa COVID-19 thứ
hai của Việt Nam, được thử nghiệm
lâm sàng trên người.
Theo TS Dương Hữu Thái, Viện
trưởng IVAC, vaccine Covivac sẽ
được tiến hành thử nghiệm lâm
sàng giai đoạn 1 trên 150 tình
nguyện viên có độ tuổi 18-59. Các
tình nguyện viên tham gia phục
vụ nghiên cứu phải đảm bảo khỏe
mạnh, có cân nặng, chiều cao phù
hợp, cư trú tại Hà Nội. Tình nguyện
viên hiểu rõ và hoàn toàn tình
nguyện tham gia nghiên cứu.
Sau khi khám sàng lọc đủ điều
kiện, mỗi tình nguyện viên sẽ được
tiêm hai mũi, mỗi mũi 0,5 ml, cách
nhau 28 ngày. 150 người được chia
thành năm nhóm, trong đó một nhóm
giả dược. Sau khi tiêm, tình nguyện
viên ở lại địa điểm nghiên cứu 24
tiếng đồng hồ để được theo dõi an
toàn.
Mỗi tình nguyện viên sẽ được
khám sức khỏe chín lần trong 13
tháng kể từ khi được chấp thuận
tham gia thử nghiệm tại Trung tâm
Dược lý lâm sàng ĐH Y Hà Nội.
Ngoài ra, tình nguyện viên cũng
được lấy mẫu máu bảy lần để đánh
giá tình trạng sức khỏe, đo lượng
kháng thể trong máu chống lại
COVID-19. Các tình nguyên viên
được hỗ trợ chi phí đi lại, bồi dưỡng
mỗi lần tiêm vaccine.
Đối với tình nguyện viên là nữ
phải đồng ý sử dụng biện pháp tránh
thai hiệu quả trong ít nhất 28 ngày
sau khi tiêm liều thứ hai. Họ cũng
phải đáp ứng các tiêu chí loại trừ
như không tiêm vaccine khác trong
vòng 28 ngày, dị ứng vaccine, ung
thư... Các tiêu chí loại trừ nhằm
tránh nhầm lẫn biểu hiện của vaccine
với bệnh lý sẵn có của người tình
nguyện, chắc chắn các kết quả thu
được là biểu hiện cho tính an toàn và
hiệu quả của Covivac trên người tình
nguyện khỏe mạnh.
TS Dương Hữu Thái cho biết mục
tiêu của thử nghiệm lâm sàng giai
đoạn 1 là đánh giá độ an toàn, khả
năng đáp ứng miễn dịch của vaccine
để chọn ra hai nhóm liều tối ưu nhất,
chuyển sang nghiên cứu ở giai đoạn
2.
Dự kiến sau khi giai đoạn 1 thực
hiện được 43 ngày, nếu các kết quả
đáp ứng tốt sẽ chuyển sang giai
đoạn 2 với số lượng nghiên cứu 300
tình nguyện viên, được thực hiện tại
Trung tâm Y tế huyện Vũ Thư (Thái
Bình).
Covivac là vaccine dạng dung
dịch có hoặc không có tá chất bổ
trợ, không có chất bảo quản, với
công nghệ sản xuất là vaccine vector
Newcastle (NDV), gắn gene biểu
hiện Protein S của virus SARS-
CoV-2 dựa trên công nghệ sản xuất
trên trứng gà có phôi, thử nghiệm
trên động vật cho kết quả an toàn.
Kết quả thực hiện các nghiên cứu
tiền lâm sàng tại Ấn Độ, Mỹ, Việt
Nam cho thấy Covivac đáp ứng
miễn dịch tốt, an toàn, có hiệu quả
ngăn ngừa các biến chủng nCoV
Anh, Nam Phi.
Cũng theo TS Thái, dự án nghiên
cứu thử nghiệm vaccine Covivac của
IVAC được nghiên cứu từ tháng 5-2020
trên cơ sở hợp tác với các trường đại
học, viện nghiên cứu, các tổ chức quốc
tế sản xuất. Đề cương nghiên cứu lâm
sàng giai đoạn 1 và giai đoạn 2 của
vaccine Covivac đã được hội đồng đạo
đức trong nghiên cứu y sinh học quốc
gia, hội đồng đạo đức cấp cơ sở của các
đơn vị liên quan chấp thuận.
Sau bảy tháng nghiên cứu, đến tháng
12-2020, IVAC đã sản xuất thành công
ba lô liên tiếp trên quy mô lớn, từ 50.000
đến 100.000 liều mỗi lô. Các lô vaccine
dự tuyển thử nghiệm lâm sàng được
Viện Kiểm định quốc gia NICVB cấp
giấy chứng nhận đạt yêu cầu chất lượng.
Viện trưởng IVAC thông tin: Trước
khi đưa vào sử dụng rộng rãi, vaccine
phải trải qua tối thiểu ba giai đoạn thử
nghiệm lâm sàng trên người để đánh
giá độ an toàn, khả năng phòng bệnh
của vaccine. Dự kiến tiêmmũi đầu tiên
của giai đoạn 1 được thực hiện vào giữa
tháng 3-2021. Đến cuối năm nay, IVAC
cung cấp vaccine Covivac với giá
khoảng 60.000 đồng/liều.
HÀ PHƯỢNG - TẤN LỘC
ID-19chongười dân
13 Trung tâm kiểm soát,
21 cơ sở điều trị nhận vaccine
TheoquyếtđịnhcủaBộYtếvềviệcphânbổvaccineCOVID-19cho
các địa phương, cơ sở y tế có dịch COVID-19, đợt 1 có 13 trung tâm
kiểmsoát bệnh tật, 21 cơ sở điều trị COVID-19 và Bộ Công an, Quốc
phòng sẽ tiếp nhận 117.600 liều vaccine COVID-19.
Theo đó, 117.600 liều vaccine AstraZeneca được phân phối cụ
thể như sau
Đối với 13 tỉnh có dịch:
1.Trung tâmKiểmsoát bệnh tật Hà Nội: 8.000
2.Trung tâmKiểmsoát bệnh tật Hải Dương: 32.000
3.Trung tâmKiểmsoát bệnh tậtTP.HCM: 8.000
4.Trung tâmKiểmsoát bệnh tật tỉnhQuảngNinh: 3.800
5.Trung tâmY tế dự phòngTP Hải Phòng: 2.800
6.Trung tâmKiểmsoát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh: 2.100
7.Trung tâmKiểmsoát bệnh tật tỉnhHòa Bình: 1.600
8.Trung tâmKiểmsoát bệnh tật tỉnhHưngYên: 3.100
9.Trung tâmKiểmsoát bệnh tật tỉnh Bắc Giang: 3.100
10.Trung tâmKiểmsoát bệnh tật tỉnhGia Lai: 1.800
11.Trung tâmKiểmsoát bệnh tật tỉnhHà Giang: 1.700
12.Trung tâmKiểmsoát bệnh tật tỉnh BìnhDương: 1.200
13.Trung tâmKiểmsoát bệnh tật tỉnhĐiện Biên: 1.800
14. BộQuốc phòng, Bộ Công an: 30.000
Các bệnh việnđiều trị bệnhnhânCOVID-19
1. BVĐH Kỹ thuật y tế Hải Dương: 300
2. BV đa khoa tỉnhHải Dương cơ sở 2: 500
3. BV Bệnh nhiệt đớiTrung ương Cơ sở 2: 450
4. BV dã chiến 2QuảngNinh: 200
5. BV dã chiếnGia Lai: 100
6. BV dã chiến Củ Chi: 150
7. BV đa khoaTây Ninh: 400
8. BV đa khoa Bắc Ninh: 800
9. BVHữu nghị ViệtTiệp cơ sở 2: 200
10.Trung tâmY tếTPĐiện Biên Phủ: 100
11. BV đa khoa khu vực ĐồngThápMười: 150
12. BV đa khoa HồngNgự: 350
13. BV đa khoa tỉnh BìnhDương: 500
14. BV Bệnh nhiệt đới KhánhHòa: 100
15. BV SảnNhi QuảngNinh: 100
16. BV Phổi Đà Nẵng: 100
17.Trung tâmY tế huyện LongĐiền (Bà Rịa-VũngTàu): 200
18. BV đa khoa huyện XínMần (Hà Giang): 100
19. BV Bệnh nhiệt đớiTP.HCM: 900
20.Trung tâmY tếTP Chí Linh: 100
21. BV Bệnh nhiệt đới tỉnhHải Dương: 100
Hai đơn vị phân bố số lượng lớn vaccine ngừa COVID-19 là Bộ
Quốc phòng và Bộ Công an. Hai đơn vị này chủ động tiếp nhận và
triển khai tiêm chủng cho các đối tượng ưu tiên theo thẩm quyền
quảnlý;thựchiệnquảnlý,sửdụngvaccinehiệuquả,đúngđốitượng
theo quy định và thông báo kết quả tiêmchủng về BộY tế (CụcY tế
dự phòng) để tổng hợp.
Ngoài ra, 600 liều vaccine COVID-19 cũng được sử dụng để kiểm
định chất lượng, lưu mẫu tại đơn vị nhập khẩu và Viện Kiểm định
Quốc gia vaccine và sinh phẩmy tế theo quy định.
Vaccine
Covivac do
Viện Vaccine
và sinh phẩm
y tế. Ảnh: LT
Cuộc chạyđuavaccineCOVID-19
trongnước
Số vaccine do Nanogen sản xuất dự kiến được sử dụng vào quý IV-2021
đến quý II-2022. Còn vaccine Covivac dự kiến cũng sẽ lưu hành vào
cuối nămnay.
quốc tịch Philippines.
Ca bệnh số 2511 (BN 2511): Nữ, 33 tuổi, là chuyên gia
quốc tịch Philippines.
Ngày 22-2, các bệnh nhân trên từ Philippines nhập cảnh
sân bay Nội Bài, đã được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại
tỉnh Bắc Ninh. Kết quả xét nghiệm ngày 7-3 dương tính với
SARS-CoV-2.
Hiện các bệnh nhân được cách ly, điều trị tại BV Bệnh
nhiệt đới Trung ương Cơ sở Đông Anh.
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch
đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 45.219, trong đó
cách ly tập trung tại bệnh viện: 506 người; cách ly tập trung
tại cơ sở khác: 14.266 người; cách ly tại nhà, nơi lưu trú:
30.446 người.
Về tình hình điều trị, theo báo cáo của Tiểu ban Điều
trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, số
ca âm tính với SARS-CoV-2 lần 1 là 65 ca; lần 2 là 57 ca;
lần 3 là 137 ca. Số ca tử vong là 35 ca. Số ca điều trị khỏi là
1.920 ca.
PV
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook