049-2021 - page 13

13
Đứng ngồi không yên với
chứng chỉ chức danh nghề nghiệp
NGUYỄNQUYÊN-HÀPHƯỢNG
Đ
ầu tháng 2, BộGD&ĐT
ban hành bốn thông tư
quy định mã số, tiêu
chuẩn chức danh nghề nghiệp
(TCCDNN) và bổ nhiệm,
xếp lương viên chức giảng
dạy trong các trường mầm
non, phổ thông công lập.
Chùm thông tư quy định
giáo viênmầmnon, phổ thông
công lập phải có chứng chỉ
bồi dưỡng theo TCCDNN
và có hiệu lực từ ngày 20-3.
Từ đây, nhiều giáo viên đang
đổ xô đi học các lớp, thi lấy
chứng chỉ với hy vọng được
giữ hạng.
Một khóa học từ 2,5
đến 3 triệu đồng
Hiệu trưởng một trường
tiểu học ở huyện Củ Chi cho
biết học tập để nâng cao trình
độ là tốt nhưng việc thay đổi
văn bản liên tục và không
có tính kế thừa gây lãng phí
rất lớn thời gian và tiền của
của giáo viên.
Mặt khác, bồi dưỡng theo
kiểu mì ăn liền sẽ tạo điều
kiện cho các trung tâm giàu
thêm, còn giáo viên ngày
càng chật vật.
Vị này lấy ví dụ, văn bản
trước yêu cầu giáo viên phải
có tiếngAnh bằng B, tin học
bằng B, giáo viên tiếng Anh
lại phải có thêm chứng chỉ
ngoại ngữ thứ hai nhưng bây
giờ đã bỏ. Mỗi người từng
phải tốn cả 3-4 triệu đồng
để học lấy bằng.
Thông tư mới này lại yêu
cầu giáo viên hạng nào phải
có chứng chỉ bồi dưỡng hạng
đó. Các trung tâm lại nở rộ
dịch vụ mì ăn liền học 3-4
ngày có ngay chứng chỉ theo
hạng phù hợp (phải đóng 3
triệu đồng/người). Trong
khi lương giáo viên mới ra
trường sau khi trừ bảo hiểm
chỉ nhận được 2.932.000
đồng/tháng.
“Nếu chiếu theo thông tư
thì 100% từ cán bộ quản lý
đến giáo viên đều phải học.
Tôi mong rằng những văn
bản dưới luật cần có những
điều chỉnh phù hợp để đỡ
khổ cho giáo viên. Thông
tư có hiệu lực ngày 20-3 thì
ít nhất các quyết định có
trước ngày 20-3 phải được
giữ để chiết ngang sang
hạng tương ứng với CDNN
của thông tư mới. Nhưng
không, các giáo viên vẫn
phải học bổ sung và tự bỏ
phí. Hiện các trường đang
ráo riết tìm các cơ sở giáo
dục để học cho kịp tiến độ
trước ngày 20-3” - vị này
bộc bạch.
Không có chứng chỉ,
bị tụt hạng
Đồng quan điểm, thầy
H., giáo viên dạy môn toán
tại quận 11, nói: “Hầu như
giáo viên đã được đào tạo
theo chuẩn sư phạm bài bản
nên việc yêu cầu phải đi
học lấy chứng chỉ là điều
vô lý. Điều này chỉ nên áp
dụng cho giáo viên không
phải chuyên ngành sư phạm.
Hiện tôi đang là giáo viên
hạng 2 nếu theo Thông tư
03, không có chứng chỉ thì
sẽ bị tụt xuống hạng 3. Theo
quy định, tôi sẽ phải học
nhưng tôi chưa đăng ký vì
thấy không phù hợp” - thầy
H. nói thêm.
Trong khi đó, cô N., giáo
viên môn văn tại huyện
Hóc Môn, cho biết hiện cô
và nhiều giáo viên khác đã
đăng ký theo học lớp online
lấy chứng chỉ CDNN.
Nếu chiếu theo thông tư,
hiện cô đang là giáo viên
hạng 2, không có chứng chỉ
CDNN sẽ được xếp hạng 3,
như vậy sẽ ảnh hưởng rất
lớn đến chế độ lương.
“Trước tôi có nghe thông
tin về việc học lấy chứng chỉ
nhưng không nắm rõ nên
chưa đi học. Vì thế, khi đã
nắm rõ, trước khi thông tư
có hiệu lực tôi phải đi học
để giữ hạng. Một khóa học
online sẽ gồm 10 buổi. Mỗi
buổi 2,5 tiếng với mức phí
2,5 triệu đến 2,8 triệu đồng.
Do học online nên sẽ học
vào buổi tối và Chủ nhật.
Tôi thấy kiến thức tạm ổn
nhưng mức phí quá cao” - cô
N. nói thêm.
Về vấn đề này, hiệu trưởng
một trường tiểu học tại quận
8 chia sẻ chứng chỉ CDNN
từ ba năm về trước đã có
triển khai. Một số giáo viên
đã đăng ký học vào dịp hè,
chủ yếu là các giáo viên trẻ.
Tuy nhiên, với các thông
tư mới quy định cụ thể hơn
nên nhiều người tìm cách
đăng ký học để lấy chứng
chỉ. “Theo chia sẻ của nhiều
giáo viên đã từng theo học,
kiến thức không hề mới, chủ
yếu đã được đào tạo tại các
trường đại học” - vị này chia
sẻ thêm.
Bộ GD&ĐT phản hồi
Về vấn đề này, Cục Nhà
giáo và cán bộ quản lý giáo
dục, Bộ GD&ĐT cho biết
quy định giáo viên phải có
chứng chỉ bồi dưỡng theo
TCCDNN tại Thông tư liên
tịch số 20, 21, 22, 23/2015/
TTLT-BGDĐT-BNV và
Thông tư số 01, 02, 03,
04/2021/TT-BGDĐT (thay
thế Thông tư liên tịch số
20, 21, 22, 23/2015/TTLT-
BGDĐT-BNV) thực hiện
theo quy định tại Luật Viên
chức 2010 và Nghị định số
101/2017.
Trong đó, Luật Viên chức
2010 quy định người được
bổ nhiệm CDNN nào thì
phải có đủ tiêu chuẩn của
CDNN đó (điểm b khoản 1
Điều 31) và viên chức phải
Từ ngày 20-3, lương giáo viên mầm non đến THCS tăng.
Cụ thể, giáo viên mầm non sẽ được áp dụng hệ số lương
từ 2,1 đến 6,38 (hiện nay đang áp dụng hệ số lương dao
động từ 1,86 đến 4,98).
Giáo viên tiểu học được áp dụng hệ số lương dao động
từ 2,34 đến 6,78 (hiện là 1,86 đến 4,98).
Giáo viên THCS được áp dụng hệ số lương từ 2,34 đến
6,78 (hiện là 2,1 đến 6,38).
“Hầu như giáo
viên đã được đào
tạo theo chuẩn sư
phạm bài bản nên
việc yêu cầu phải đi
học lấy chứng chỉ
là điều vô lý.”
Đời sống xã hội -
ThứBa9-3-2021
Nhiều giáo viên đổ xô đăng ký học online để có chứng chỉ, nếu không sẽ bị tụt hạng,
ảnh hưởng lớn đến chế độ lương.
thực hiện chế độ bồi dưỡng
theo TCCDNN trước khi bổ
nhiệm hạng (điểm b khoản
3 Điều 33);
CònNghị định số 101/2017
của Chính phủ quy định về
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức, viên chức quy
định chứng chỉ chương trình
bồi dưỡng theo TCCDNN
viên chức là một trong những
điều kiện để viên chức được
đăng ký dự thi thăng hạng,
xét bổ nhiệm vào hạng và
được học chương trình bồi
dưỡng theo TCCDNN cao
hơn liền kề (điểm a khoản
3 Điều 26).
Việc quy định có chứng chỉ
Sáng 8-3, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã
công bố quyết định của UBND TP.HCM công nhận hội
đồng trường, chủ tịch và các thành viên của hội đồng
trường này.
Theo đó, hội đồng trường có 23 thành viên nhiệm
kỳ 2020-2025. Trong đó, ông Ngô Minh Xuân được
giữ chức chủ tịch hội đồng. Trước đó ông Xuân là bí
thư Đảng ủy, hiệu trưởng Trường ĐH Y khoa Phạm
Ngọc Thạch.
Phó chủ tịch hội đồng là ông Nguyễn Thanh Hiệp, hiện
là phó hiệu trưởng nhà trường.
Ngoài ra, hội đồng trường nhiệm kỳ này còn có sự hiện
diện thành viên của ông Nguyễn Hoài Nam (Phó Giám
đốc Sở Y tế TP.HCM), ông Lê Hoài Nam (Phó Giám đốc
Sở GD&ĐT TP.HCM), bà Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phó
Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM), ông Lâm
Hùng Tấn (Phó Giám đốc Sở Nội vụ). Còn lại là nhiều đại
diện là lãnh đạo các bệnh viện tại TP.HCM và phòng, ban
chức năng của trường.
Như vậy, từ thời điểm này, do được bầu là chủ tịch
hội đồng trường nên PGS-TS Ngô Minh Xuân sẽ thôi
giữ chức vụ hiệu trưởng. Trước mắt, ông Nguyễn Thanh
Hiệp, Phó Hiệu trưởng nhà trường, sẽ đại diện quản
lý, điều hành trường trong thời gian chờ bổ nhiệm hiệu
trưởng mới.
PHẠM ANH
bồi dưỡng theo TCCDNN là
quy định chung đối với viên
chức của tất cả ngành, lĩnh
vực, không riêng gì ngành
giáo dục.
Do đó, quy định giáo viên
mầm non, phổ thông công
lập có chứng chỉ bồi dưỡng
theo TCCDNN trong các
thông tư quy định TCCDNN
giáo viên mầm non, phổ
thông trước đây (Thông
tư liên tịch số 20, 21, 22,
23/2015/TTLT-BGDĐT-
BNV) và hiện tại (Thông
tư số 01, 02, 03, 04/2021/
TT-BGDĐT) bảo đảm tính
hợp hiến, hợp pháp; bảo đảm
tính thống nhất trong quy
định về quản lý viên chức.
Đại diện lãnh đạo Cục Nhà
giáo và cán bộ quản lý giáo
dục, Bộ GD&ĐT khẳng định:
“Muốn bỏ quy định về chứng
chỉ bồi dưỡng theoTCCDNN
giáo viên thì cần thiết phải
xem xét, sửa các quy định
này tại Luật Viên chức và
Nghị định số 101/2017 theo
hướng mở rộng quy định tại
Luật Viên chức và Nghị định
số 101/2017 là có thể sử
dụng chứng chỉ của chuyên
ngành thay thế”.•
Cô trò Trường Tiểu họcMê Linh, quận 3, TP.HCMtrongmột tiết học. Ảnhminh họa: NGUYỄNQUYÊN
ĐHYkhoaPhạmNgọcThạch côngbố chủ tịchhội đồng trường
Phó Chủ tịch
UBNDTP.HCM
DươngAnhĐức
trao quyết định
công nhận chủ
tịch hội đồng
trường cho
PGS-TS
NgôMinh Xuân.
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook