049-2021 - page 9

9
Bến cảng 257 tỉ xây xong
hư hỏng sau bão
Được đầu tư 257 tỉ đồng, cảng BếnĐình (huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi) cơ
bản đã hoàn thành nhưng vẫn chưa thể đưa vào sử dụng, nhiều hạngmục
hư hỏng, xuống cấp.
THANHNHẬT
C
ảng Bến Đình (Lý Sơn,
QuảngNgãi) được kỳvọng
là đầu mối giao thông vận
tải phục vụ phát triển kinh tế -
xã hội của huyện đảo Lý Sơn,
đặc biệt là ngành du lịch. Thế
nhưng, dự án cảng Bến Đình
do Sở GTVT tỉnh Quảng Ngãi
(sau này bàn giao cho Ban
quản lý đầu tư xây dựng các
công trình giao thông) làm chủ
đầu tư với tổng vốn gần 257
tỉ đồng xây dựng xong vẫn
chưa thể đưa vào sử dụng bị
bão làm hư hại.
Cảng cũ quá tải,
cảng mới hoang vắng
Dự án được khởi công xây
dựng từ tháng 11-2016, dự
kiến sẽ hoàn thành sau 18
tháng. Sau nhiều lần trễ hẹn,
cảng được nghiệm thu hoàn
thành vào tháng 7-2020. Thế
nhưng đến nay dự án vẫn chưa
được đưa vào sử dụng. Hoạt
động tàu cá, vận tải hàng
hóa, hành khách đều dồn về
cảng Lý Sơn - vốn có chức
năng phục vụ hoạt động tàu
cá, được xây dựng từ hơn 20
năm trước.
Ông NguyễnVăn Hội, người
dân buôn bán ở huyện Lý Sơn,
cho biết cảng Lý Sơn hiện nay
đã xuống cấp vì đã cũ. Cùng
với đó, một lúc phải tiếp nhận
tàu hàng, tàu cá, tàu khách nên
rơi vào tình trạng quá tải, đặc
biệt là các dịp lễ, tết, người
dân đi du lịch nhiều. Việc xây
dựng một cảng mới phục vụ
du lịch, hàng hóa, trả cảng Lý
Sơn về đúng mục đích phục
vụ tàu cá là hợp lý.
“Từ khi có lưới điện quốc
gia, ngành du lịch ở huyện
Lý Sơn phát triển rầm rộ
nhưng chưa có cảng riêng
biệt nên tàu khách, tàu hàng
cập bến ở cảng Lý Sơn. Rồi
Nhà nước cho xây cảng Bến
Đình nhưng vẫn chưa thể đưa
vào sử dụng” - ông Hội nói.
Ông Nguyễn Quốc Việt,
Bí thư đồng thời là Chủ
tịch UBND huyện Lý Sơn,
cho biết cử tri nhiều lần
kiến nghị UBND tỉnh khẩn
trương đưa công trình cảng
Bến Đình đi vào hoạt động
vì ảnh hưởng đến tình hình
phát triển kinh tế - xã hội
của huyện, tuy nhiên việc
này vẫn chưa thể giải quyết.
Cần khẩn trương
khắc phục
Theo ghi nhận của chúng
tôi, khu nhà điều hành cảng
Bến Đình xuất hiện nhiều vệt
loang lổ, cửa kính bị bể nằm
la liệt, các vị trí kính bể được
che tạm bợ. Phía bên trong, la
phông trần, hệ thống điện bị
hư hỏng nghiêm trọng. Ở hạng
mục cầu cảng, hai bên lề đường
ra bến cảng hư hỏng nhiều vị
trí, gạch lót bị sóng biển công
phá nằm ngổn ngang. Lớp bê
tông bảo vệ và lớp nhựa mỏng
phủ trên bề mặt cầu cảng bong
tróc nhiều chỗ, có điểm diện
tích bong tróc lên đến hàng
chục mét vuông.
Trao đổi với PV, ông Đỗ
Vũ Bảo, Phó Giám đốc Ban
quản lý đầu tư xây dựng các
công trình giao thông tỉnh
Quảng Ngãi, cho biết cảng
Bến Đình là công trình cảng
biển hở, chưa được che chắn
của đê chắn sóng nên chịu
tác động lớn của mưa bão,
sóng gió.
“Dưới ảnh hưởng trực tiếp
của cơn bão số 9 và số 13 (năm
2020), đặc biệt là cơn bão số 9
có cường độ rất mạnh và sức
tàn phá khủng khiếp đã gây
thiệt hại cho công trình. Ngay
sau khi bão đi qua, ban phối
hợp với huyện Lý Sơn kiểm tra
hiện trường, qua đó ghi nhận
công trình chỉ hư hỏng phần
kiến trúc, còn các bộ phận kết
cấu chịu lực không phát hiện
hư hỏng, công trình vẫn an toàn
về khả năng chịu lực” - ông
Bảo khẳng định.
Theo ông Bảo, sau khi hết
bão, thời tiết tại Quảng Ngãi
không thuận lợi, thường xuyên
có mưa, cùng với đó là hai
kỳ nghỉ tết dương lịch và
âm lịch nên các đơn vị chưa
thể khắc phục. “Các đơn vị
đang khẩn trương sửa chữa,
khắc phục các hư hỏng do bị
ảnh hưởng của cơn bão số
9 và số 13 theo đúng hồ sơ
thiết kế, dự kiến hoàn thành
trong tháng 3-2021” - ông
Bảo nói.•
Lề đường ra cầu cảng hư hỏng nghiêmtrọng. Ảnh: THANHNHẬT
Cảng Bến Đình có bến cập tàu dài 87 m, kè bảo vệ bờ, diện
tích đất lấn biển 4,8 ha, khu vực cảng rộng 3,1 ha, nhà ga rộng
1.000 m
2
, nhà làm việc 250 m
2
và nhiều hạng mục khác. Khi
đi vào hoạt động, cảng Bến Đình cho phép một tàu tải trọng
2.000 DWT, một tàu 1.000 DWT và một tàu khách 400 ghế neo
đậu cùng lúc.
Ở hạng mục cầu
cảng, hai bên lề
đường ra bến cảng
hư hỏng nhiều vị trí,
gạch lót bị sóng biển
công phá nằm ngổn
ngang.
Hội đồngnghiệmthu
nêu6 sai sót về gối cầu
metro1
Liên quan đến sự cố rơi, dịch chuyển gối cầu
metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), Ban quản
lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) đã có báo
cáo gửi UBND TP. Trong đó có nêu ý kiến của
Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình
xây dựng về hàng loạt sai sót trong thi công, thí
nghiệm… của các gối cầu này.
Cụ thể, liên quan đến sự việc gối cao su bản thép
tại trụ VD12-34 có dấu hiệu bị xẹp, dịch khỏi vị trí
(phát hiện ngày 14-1) và sự cố rớt gối cao su trên
dầm cầu cạn VD14-10 (phát hiện tháng 11-2020),
hội đồng nghiệm thu đã nêu ra hàng loạt vấn đề
của hai gối cầu này.
Đầu tiên là bản vẽ thi công gối cầu không thể
hiện lớp vữa đệm hoặc keo của gối theo yêu cầu
của chỉ dẫn kỹ thuật.
Thứ hai là chỉ dẫn kỹ thuật về gối không nêu
rõ phương pháp định vị, phương pháp điều chỉnh
bệ kê gối trên các đường cong nhằm đảm bảo các
điểm kê gối trên mặt phẳng. Chỉ dẫn kỹ thuật cũng
không nêu rõ sai số cho phép cho bệ kê gối, mà coi
bệ kê gối như một bộ phận bê tông và áp dụng sai
số tương tự.
Thứ ba là về mặt thủ tục chấp thuận vật liệu đầy
đủ, ngoại trừ một số chỉ tiêu chưa được nhà thầu
thực hiện, các chỉ tiêu thí nghiệm chưa thực hiện
liên quan đến tuổi thọ của gối.
Thứ tư, trong biên bản nghiệm thu quy định
sai số cho phép cao độ ±5 mm, theo kết quả
thí nghiệm gối với cấp lực thiết kế độ lún của
gối từ 0,9 đến 2 mm dẫn đến các gối sẽ tiềm
ẩn nguy cơ không tiếp xúc kín với đá kê gối và
đáy dầm. Do sai số cho phép lớn mà dầm lại
có bốn gối, điều này sẽ dẫn đến khả năng các
gối tiếp xúc không đều, thậm chí là hiện tượng
vênh gối và không tiếp xúc với gối đầy đủ theo
thiết kế.
Thứ năm là qua kiểm tra hiện trường, ngoài
việc có hai vị trí gối cầu bị dịch chuyển, các
phân đoạn đầu dầm còn xuất hiện vết nứt theo
hướng dọc cầu. Bề rộng vết nứt không quá lớn
và chưa quá nghiêm trọng cho vấn đề tuổi thọ
cầu nhưng cần phải nghiên cứu và rà soát thêm.
Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đề nghị đơn vị
tư vấn rà soát lại hệ số giãn nở vì nhiệt và đánh
giá lại sự dịch chuyển thực tế của dầm.
Cuối cùng, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước
chỉ ra các nguyên nhân gối cầu dịch chuyển
chủ yếu là do thi công chưa chính xác, dẫn tới
một số gối chưa tiếp xúc tốt với đáy dầm và bệ
kê gối. Trong hồ sơ nghiệm thu không thể hiện
nhiệt độ và thời điểm lắp gối. Dưới tác động
của nhiệt độ, trong khi lực ma sát không đủ cố
định gối nên dẫn đến gối bị dịch chuyển tích
lũy và làm gối bị dịch chuyển.
Theo MAUR, sau bốn tháng xảy ra sự cố rơi
gối cầu VD14-10, đến nay tổng thầu là liên
danh Sumitomo - Cienco 6 (SCC) vẫn chưa tập
trung đủ nhân lực giải quyết sự cố. Hiện mới
có chuyên gia Nhật Bản và Hàn Quốc đã sang
Việt Nam nhưng chuyên gia Systra đến nay
vẫn chưa có mặt để giải quyết sự việc. Do vậy,
MAUR vẫn chưa có báo cáo chính thức gửi
đến các cơ quan chức năng dù đã phối hợp với
các bên và tổ công tác kiểm tra, rà soát nguyên
nhân xảy ra sự việc.
Theo MAUR, qua các hồ sơ, tài liệu ban đầu
được cung cấp bởi liên danh Sumitomo - Cienco
6, liên danh này thừa nhận việc chế tạo gối cầu có
dung sai không đạt yêu cầu dẫn đến việc gối cầu
được chế tạo, lắp đặt đại trà không đạt yêu cầu
thiết kế đã được phê duyệt.
MAUR cho biết hiện nay liên danh SCC đề
xuất chỉ định tư vấn bên thứ ba độc lập nhằm
thực hiện các nhiệm vụ để xác định nguyên
nhân sự cố dịch chuyển gối cầu, đánh giá độ
cứng của nhịp dầm VD14-10. MAUR đã chấp
thuận đề xuất trên.
K.CƯỜNG - Đ.TRANG
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook