049-2021 - page 7

7
Ông Thăng: “Tôi không biết, cũng không có
trách nhiệm phải biết”
Cuối giờ chiều, bị cáo Đinh La Thăng được đưa vào phòng xét xử để
tham gia phần xét hỏi.
Trước tòa, ông Thăng nói không có bất cứ chỉ đạo nào về việc thực
hiện gói thầu TK05, vì đó không phải là trách nhiệm của mình mà là của
chủ đầu tư. Với tư cách trưởng ban chỉ đạo, bị cáo có chủ trì một số cuộc
họp của ban chỉ đạo.
Tại các cuộc họp, bị cáo có đôn đốc vềmặt tiến độ, đưa ra các mốc thời
gian cụ thể mà dự án phải hoàn thành, còn các nội dung khác theo quy
định thì chủ đầu tư (PVB) phải chịu trách nhiệm.
Cũng theo ôngThăng, các thành viên tập đoàn chỉ giới thiệu PVC tham
gia dự án chứ không giới thiệu liên danh của công ty này.“Theo quy chế,
ban chỉ đạo không làm thay chủ đầu tư, ban chỉ đạo chỉ đôn đốc, đưa ra
mốc thời gian phải hoàn thành, còn mọi việc thì chủ đầu tư toàn quyền
quyết định và chịu trách nhiệm” - ông Thăng nói.
Bị cáo này nhiều lần khẳng định trách nhiệm đánh giá năng lực, lựa
chọn nhà thầu như thế nào là thuộc chủ đầu tư, bị cáo không biết và
không có trách nhiệm phải biết năng lực của nhà thầu…
trò chủ tịch HĐQT PVN và trưởng
ban chỉ đạo dự án đã chủ trì nhiều
cuộc họp để định hướng giao thầu
cho PVC.
Dựa trên chỉ đạo này, Trịnh Xuân
Thanh yêu cầu thuộc cấp gửi văn
bản đề nghị PVN và PVB xin được
chỉ định thầu. Về phía mình, ông
Thăng bút phê chỉ đạo cấp dưới
giải quyết theo chủ trương chung
của tập đoàn. Kết quả, thực hiện chỉ
đạo của ông Thăng, PVB không tổ
chức đấu thầu theo kế hoạch mà lập
hồ sơ để chỉ định thầu cho liên danh
PVC/Alfa Laval/Delta-T.
Tháng 9-2009, liên danh nhà thầu
bắt đầu triển khai dự án, đến tháng
3-2013 thì PVC đơn phương dừng
thi công Nhà máy ethanol Phú Thọ,
dự án chưa có hạng mục nào hoàn
thành, bàn giao theo cam kết.
Cơ quan tố tụng xác định thiệt
hại trong vụ án là hơn 543 tỉ đồng.
Đây là số tiền lãi phát sinh mà PVB
đã trả và còn phải trả cho các ngân
hàng từ khi dự án dừng thi công
đến ngày khởi tố vụ án, do hành vi
lựa chọn nhà thầu không đủ năng
lực gây ra.
Sức ép chỉ đạo từ
lãnh đạo tập đoàn
Trả lời trước tòa, nhiều bị cáo
cho biết ban đầu dự án Ethanol
Phú Thọ được đấu thầu công khai
nhưng dưới chỉ đạo của ông Đinh
La Thăng và một số lãnh đạo PVN,
dự án cuối cùng được chỉ định thầu
cho liên danh của PVC.
Điển hình, bị cáo Vũ Thanh Hà,
cựu tổng giám đốc PVB, khai rằng
ngay từ đầu PVB đã muốn dự án
phải đạt chất lượng tốt bởi đây là
dự án mang tính chất trọng điểm,
sử dụng công nghệ mới.
Sau khi phát hành hồ sơ mời
thầu, trong các đơn vị tham gia có
liên danh của PVC. Tuy nhiên, kết
quả chấm thầu của đơn vị tư vấn
cho thấy chưa có nhà thầu nào đạt
được toàn bộ chỉ tiêu mà hồ sơ yêu
cầu đưa ra.
Trong khoảng thời gian này, PVC
có gửi văn bản đề nghị hạ thấp một
số tiêu chuẩn trong hồ sơ mời thầu
nhưng PVB từ chối. “Bị cáo không
nhớ có văn bản từ chối hay không
nhưng chắc chắn là không xử lý
vấn đề này” - ông Hà khai.
Cũng theo cựu tổng giám đốc
PVB, ở giai đoạn đấu thầu 2, bị
cáo nhận được văn bản chỉ đạo từ
PVN, do các ông Vũ Quang Nam
(cựu phó tổng giámđốc PVN), Đinh
La Thăng và bà Trần Thị Bình (cựu
phó tổng giámđốc PVN) ký, về việc
định hướng chỉ định thầu cho liên
danh của PVC. Tất cả chỉ đạo đều
thể hiện bằng văn bản, công khai.
Lúc đầu PVB vẫn song song tổ
chức đấu thầu công khai nhưng
lãnh đạo PVN chỉ đạo rất sát sao,
mà trực tiếp là ông Đinh La Thăng
về việc chỉ định thầu cho liên danh
của PVC. “Bị cáo nghĩ rằng việc chỉ
định thầu đã được tập đoàn quyết
định rồi, đồng thời lại được tiếp cận
nghị quyết của tập đoàn về việc ưu
tiên cho PVC nên thấy đó là trách
nhiệm của mình” - ông nói.
Một bị cáo khác là Lê ThànhThái,
cựu trưởng Phòng kinh doanh PVB,
thành viên tổ chuyên gia giúp việc
đấu thầu. Ông Thái khai được bị cáo
Vũ Thanh Hà định hướng phải chỉ
định thầu cho liên danh của PVC,
việc này là “không thể thay đổi” và
phải hoàn thành sớm.
HĐXX đặt câu hỏi: Việc thẩm
định hồ sơ yêu cầu có thiếu sót gì
không? Bị cáo trả lời có nghe nói
việc liên danh nhà thầu phải từng
hoàn thành dự án 100 triệu lít/năm.
“Nhưng vì đã có chỉ đạo từ PVN rồi
nên chúng tôi không thể đặt vấn đề
liên danh không đủ năng lực vì chưa
thực hiện dự án nào 100 triệu lít/
năm, như vậy chống lại chủ trương
của tập đoàn cũng như ban chỉ đạo
nhiên liệu sinh học” - bị cáo này
trình bày.
HĐXX tiếp tục truy vấn việc bị
cáo “bỏ ra ngoài” tiêu chí trên khi
thẩm định năng lực liên danh của
PVC. Lúc này bị cáo nói “nếu quá
trình thẩm định mà tôi nêu yêu cầu
bổ sung thì đồng nghĩa tôi nghỉ việc
luôn”, đồng thời thừa nhận không
đưa tiêu chí đó vào vì đã được chỉ
đạo thẩm định để liên danh của
PVC đạt yêu cầu.
Hôm nay (9-3), tòa tiếp tục làm
việc.•
TUYẾNPHAN
C
hiều 8-3, TAND TP Hà Nội
tiếp tục phiên tòa xét xử 12
bị cáo trong vụ án liên quan
đến dự án Ethanol Phú Thọ. Phiên
tòa bước vào phần xét hỏi.
Chỉ định thầu dù không
đủ năng lực
Trước khi bắt đầu, HĐXXyêu cầu
lực lượng cảnh sát hỗ trợ tư pháp
cách ly bị cáo Đinh La Thăng (cựu
chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí
Việt Nam - PVN).
Tháng 9-2008, Công ty CP Hóa
dầu và nhiên liệu sinh học dầu khí
(PVB) phê duyệt hồ sơmời sơ tuyển
gói thầu TK05 xây dựng nhà máy
sản xuất ethanol nhiên liệu.
Theo bị cáo Đỗ Văn Quang, cựu
trưởng Phòng kinh tế kế hoạchTổng
Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí
(PVC), sau khi nhận được hồ sơ
mời sơ tuyển của PVB, bị cáo được
chỉ đạo lập hồ sơ để tham gia thầu.
Thời điểm này, bị cáo biết chủ
đầu tư yêu cầu nhà thầu tham dự
phải có kinh nghiệm từng thực hiện
dự án ethanol nhưng thực tế PVC
chưa từng thực hiện dự án nào. Do
vậy, bị cáo đề xuất lãnh đạo PVC
phải mời đối tác cùng tham gia thì
mới đạt yêu cầu được.
Tiếp đó, Trịnh Xuân Thanh (cựu
chủ tịch HĐQT PVC) chỉ đạo cấp
dưới gửi văn bản cho PVB đề nghị
điều chỉnhmột số tiêu chí trong hồ sơ
yêu cầu cho phù hợp (nhưng không
được PVB phản hồi) và xin gia hạn
thêm thời gian để tìm đối tác. Kết
quả, PVC thành lập liên danh với
cụm đối tác là Alfa Laval/Delta-T
để nộp hồ sơ dự tuyển.
Tuy nhiên, đến khi đóng hồ sơ,
cả sáu nhà thầu tham gia ứng tuyển
đều chưa đạt 100% tiêu chí theo quy
định. Trong đó, liên danh PVC/Alfa
Laval/Delta-T không đáp ứng đủ
về năng lực kỹ thuật, tư vấn, xây
dựng, thậm chí báo cáo tài chính
cho thấy PVC thua lỗ.
Cũng theo cáo trạng, dù biết PVC
chưa từng thực hiện dự án nào về
lĩnh vực ethanol nhưng ngay từ khi
PVB chưa triển khai lựa chọn nhà
thầu, ông Đinh La Thăng với vai
Các bị cáo tại tòa ngày 8-3. Ảnh: TP
Vụ Ethanol Phú Thọ: Đấu thầu
công khai thành chỉ định thầu
Ban đầu, dự án Ethanol PhúThọ được đấu thầu công khai nhưng dưới chỉ đạo của ông Đinh LaThăng và
một số bị cáo khác, dự án cuối cùng được chỉ định thầu cho liên danh của PVC.
Vụ tiếp viên lây lan COVID: Xem xét trách nhiệm khu cách ly
Cơ quan tố tụng xác
định thiệt hại trong vụ
án là hơn 543 tỉ đồng, là
số tiền lãi phát sinh mà
PVB đã trả và còn phải
trả cho các ngân hàng từ
khi dự án dừng thi công
đến ngày khởi tố vụ án.
UBND TP.HCM vừa có văn bản khẩn về giải quyết kiến
nghị của Công an TP trong vụ án làm lây lan dịch bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm cho người xảy ra tại TP.HCM.
Theo đó, UBND TP giao Sở Y tế xem xét, xử lý sai phạm
trong quá trình tổ chức cách ly tại khu cách ly tập trung của
VietnamAirlines. UBND TP cũng giao Sở Y tế nghiên cứu,
đề xuất bổ sung quy định xử phạt vi phạm hành chính với
người cố ý tiếp xúc với người đang bị cách ly y tế.
UBND TP.HCM cũng đề nghị Sở Y tế, Bộ Tư lệnh
TP.HCM, UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện tăng
cường quản lý, kiểm tra, chấn chỉnh việc ban hành các
quy định về vận hành, quản lý và giám sát người cách ly
tại các khu cách ly tập trung đảm bảo đúng quy định.
Trước đó, ngày 3-12-2020, Cơ quan An ninh điều tra
Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố vụ án lây lan
dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người theo Điều
240 BLHS, liên quan trường hợp lây lan COVID-19 từ
bệnh nhân 1342 là nam tiếp viên hàng không.
Tiếp đó, ngày 11-1-2021, cơ quan điều tra (CQĐT) đã
khởi tố bị can, áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú
đối với nam tiếp viên hàng không này.
Tháng 3-2021, CQĐT đã hoàn tất kết luận điều tra,
chuyển hồ sơ đến VKSND cùng cấp đề nghị truy tố
Dương Tấn Hậu, tiếp viên hãng hàng không Vietnam
Airlines, về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy
hiểm cho người theo điểm c khoản 1 Điều 240 BLHS.
Cùng với đó, CQĐT đề nghị xử phạt hành chính đối với
trạm trưởng Trạm Y tế phường 2, quận Tân Bình về hành
vi không tổ chức cách ly đối với Hậu theo đúng quy định.
TÁ LÂM
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook