060-2021 - page 12

12
Đời sống xã hội -
ThứHai 22-3-2021
ĐẶNG TRUNG
C
ăn nhà mái cọ, gần như
mục nát nằm bên cạnh
những ngôi nhà cao tầng
gần đó ở thôn Yên Thái 1, xã
Hoàng Giang, huyện Nông
Cống (Thanh Hóa) là nơi bà
Đinh Thị Thước (91 tuổi) đã
gắn bó cả cuộc đời.
Cựu nữ dân quân này từng
được nguyên Chủ tịch nước
Trần Đức Lương tặng huy
chương Kháng chiến hạng
Nhất (năm 2000).
“Chưa từng thấy bà
than vãn bao giờ”
Đến nhà, chưa kịp giới thiệu
thì bà Thước nói: “Tôi không
xây nhà đâu, các chú đừng có
đến mà thuyết phục nữa. Tôi
giờ già rồi sống không bao
nhiêu nữa”.
Hình ảnh bà Thước hiện ra
trước mắt chúng tôi với mái
tóc bạc, đôi bàn tay chai sần,
đôi chân trần ngồi lọt thỏm
giữa căn nhà xuống cấp khiến
nhiều người đi cùng thương
cảm một cuộc đời vất vả
không chồng, không con,
sống đơn độc.
Một người dân đi cùng
chúng tôi cho biết: “Hằng
ngày người ta vẫn thấy bà
Thước lom khom ra vườn
trồng rau, nhổ cỏ, chăm sóc
vài gốc chuối, nuôi vài con
gà. Dù sống một mình khó
khăn, vất vả nhưng không
ai thấy bà than vãn, thở dài
bao giờ”.
Vừa cắt từng nải chuối, bà
Thước kể trước đây bà xung
phong đi dân công hỏa tuyến
Mơ - người bán trứng, đạp
xe lên xã xin thoát nghèo ở
huyện Thường Xuân. Bà ấy
cũng là tấm gương sáng để
những người già như tôi noi
theo, làm những điều có ích
và tử tế hơn” - bà Thước chia
sẻ thêm.
Trao đổi với báo
Pháp Luật
TP.HCM
, bà Bùi Thị Thu,
Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã
Hoàng Giang (Nông Cống),
cho biết: “Trường hợp của bà
Thước khá đặc biệt. Nhiều
năm qua, chính quyền địa
phương và con cháu mong
muốn xây nhà cho cụ nhưng
cụ không nhận.
Mỗi năm, chúng tôi đều
đến nhà để vận động nhưng
bà Thước nhất mực không
đồng ý xây nhà mới và
những gói hỗ trợ này lại
được nhường cho người
khác. Hành động, tấm lòng
của bà Thước khiến nhiều
người dân địa phương vừa
thương vừa ngưỡng mộ”.
Trở lại nơi thành phố khi
ánh đèn đêm đủ màu đã lấp
lánh, hình ảnh một cụ bà cần
mẫn, lom khom sớm tối một
mình vẫn ẩn hiện trong tâm
trí chúng tôi. Đó là một cụ bà
giản dị, mộc mạc, yêu thương
người nghèo khó hơn dù cuộc
sống còn nhiều vất vả.•
Cụ bà từ chối nhà mới để
nhường cho người nghèo hơn
Dù sống
trong căn nhà
lụp xụp có
chỗ dột nát
nhưng cụ bà
ởThanhHóa
vẫnmột mực
từ chối nhà
nước hỗ trợ
xây nhà
chomình vì
nghĩ người
khác cần
nhàmới
hơnmình.
Được chính quyền
địa phương quan tâm
Hiệnnay,cụbàĐinhThịThước
đang được hưởng chính sách
của Nhà nước dành cho người
cao tuổi. Ngoài ra, mỗi tháng
Ban Trị sự chùa Vĩnh Thái ở địa
phương còn hỗ trợ bà 10 kg
gạo để bà vơi bớt phần nào
khó khăn, vất vả.
Tiêu điểm
Bà Thước và ngôi nhà lụp xụp củamình.
Ảnh: ĐẶNGTRUNG
ở chiến trường Tây Bắc làm
quân y, chăm sóc cho những
người lính bị thương nặng
gửi lại tuyến sau. Trong ký
ức của bà là những người lính
vì nước vì dân, hy sinh bản
thân mình vì Tổ quốc.
Sau này khi thống nhất hai
miền Nam Bắc, bà Thước trở
về quê sinh sống, gắn bó với
ruộng đồng quê nhà, người
thân. Bà Thước nói: “Sau
khi trở về quê, tôi không lập
gia đình vì có nhiều lý do và
sống đến tận bây giờ”.
Cách đây nhiều năm, Nhà
nước có chương trình hỗ trợ
cho người neo đơn, người
nghèo, người không có nhà
ở, nhà xuống cấp được dựng
lại nhà mới kiên cố để yên
tâm sinh sống nhưng mà bà
không đồng ý.
“Ngôi nhà tôi đang sống
đã gắn bó cả cuộc đời không
nỡ bỏ đi, hơn nữa có dột, có
không được kiên cố nhưng đủ
che mưa nắng. Mà tôi cũng
chỉ ở vậy thôi nên tôi mong
muốn chính quyền xây nhà
cho những người còn vất vả,
khó khăn hơn tôi. Tôi nghĩ vậy
nên tôi không đồng ý” - bà
Thước cho biết.
“Xây nhà mới cho tôi
là phí lắm”
Theo bà Thước, dù tuổi cao
nhưng hằng ngày bà vẫn còn
sức kiếm sống nhờ có khoảnh
vườn rộng. Dù chỉ có nải
chuối, mớ rau, vài cân gạo,
bà cũng sống qua ngày tháng.
“Nếu xây dựng nhà mới, tôi
ở chẳng được bao lâu nữa
rồi lại để không, trong khi
người cần nhà lại không có
để ở, vì thế việc xây nhà cho
tôi ở cũng lãng phí lắm. Tôi
cũng từng xem cụ bà Đỗ Thị
“Nếu xây dựng nhà
mới, tôi ở chẳng
được bao lâu nữa rồi
lại để không, trong
khi người cần nhà
lại không có để ở, vì
thế việc xây nhà cho
tôi ở cũng lãng phí
lắm.” - bà Thước.
Phú Thọ: Em bé sinh ra còn nguyên
trong bọc ối
Các bác sĩ BVSản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa phẫu thuật thành công cho
một thai phụ 32 tuổi mang song thai 36 tuần năm ngày, trong đó bé thứ
hai chào đời vẫn còn nguyên trong bọc ối.
Thai phụ ĐTMP (trú xã Sông Lô, TP Việt Trì, Phú Thọ) vào viện
trong tình trạng đau bụng, ối vỡ sớm nên được chỉ định phẫu thuật
lấy thai.
Trong quá trình mổ đón cặp song sinh, bé gái thứ nhất chào đời
thuận lợi. Đến bé gái thứ hai, các bác sĩ rất bất ngờ khi bé vẫn còn
nằm trong bọc ối. Sau đó kíp mổ đã rạch túi nước ối đưa bé ra
ngoài và cắt dây rốn. Cân nặng của hai bé đều là 1,8 kg. Hiện tại
sức khỏe của cả sản phụ P. và hai bé đều ổn định. 
Cách đây hai tuần, tại BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ cũng đã ghi nhận
một trường hợp tương tự khi phẫu thuật thành công cho một thai
phụ 28 tuổi mang song thai 31 tuần bốn ngày, trong đó bé thứ hai
chào đời vẫn còn nguyên trong bọc ối.
Các bác sĩ cho biết em bé sinh ra còn nguyên trong bọc ối rất
hiếm gặp với tỉ lệ 1/80.000 ca sinh. Nước ối thường có màu vàng
nhạt với vai trò bảo vệ em bé khỏi các va chạm mang tính vật lý và
giúp giữ ấm cho thai nhi. Bên trong túi ối, em bé có thể thoải mái
cử động tay chân. Thông thường khi bé chuẩn bị chào đời, túi ối
sẽ vỡ luôn dưới tác động của những cơn co bóp tử cung trong quá
trình chuyển dạ của người mẹ hoặc các thao tác chuyên môn của
bác sĩ trong quá trình phẫu thuật.
T.THỊNH
Đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp cho 8 đối tượng
Bộ LĐ-TB&XH đang lấy ý kiến các bộ, ngành
dự thảo nghị định của Chính phủ về điều chỉnh
lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) và
trợ cấp hằng tháng.
Theo đó, bộ này đề xuất từ ngày 1-1-2022, điều
chỉnh tăng thêm 15% mức lương hưu, trợ cấp bảo
hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng cho các đối
tượng sau.
1. Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và
người lao động; quân nhân, công an nhân dân và
người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu
hằng tháng.
2. Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị
định số 92/2009, Nghị định số 121/2003 và Nghị
định số 09/1998 của Chính phủ đang hưởng lương
hưu, trợ cấp hằng tháng.
3. Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động
hằng tháng; người đang hưởng trợ cấp hằng
tháng theo Quyết định số 91/2000, Quyết định số
613/2020 của Thủ tướng Chính phủ; công nhân
cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng.
4. Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ
cấp hằng tháng theo Quyết định số 130/1975 của
Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111/1981
của Hội đồng Bộ trưởng.
5. Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hằng
tháng theo Quyết định số 142/2008, Quyết định
số 38/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
6. Công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng
tháng theo Quyết định số 53/2010 của Thủ tướng
Chính phủ.
7. Quân nhân, công an nhân dân, người làm
công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân
nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng
tháng theo Quyết định số 62/2011 của Thủ tướng
Chính phủ.
8. Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp hằng tháng.
Ngoài ra, Bộ LĐ-TBXH cũng đề xuất sau khi
điều chỉnh tăng lương hưu trên, người lao động có
mức lương thấp hơn 2,5 triệu đồng/tháng thì tiếp
tục được điều chỉnh lương cụ thể như sau:
Tăng thêm 200.000 đồng/người/tháng đối với
những người có mức lương hưu, trợ cấp hằng
tháng từ 2,3 triệu đồng/người/tháng trở xuống;
tăng lên bằng 2,5 triệu/người/tháng đối với những
người có mức lương hưu, trợ cấp hằng tháng từ
2,3 triệu đồng/người/tháng đến dưới 2,5 triệu
đồng/người/tháng.
VIẾT LONG
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook