060-2021 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 22-3-2021
(Tiếp theo trang 1)
Luật & đời
VKSND Cấp cao cho rằng
tòa cấp phúc thẩm đã vi
phạm nguyên tắc bình
đẳng trước pháp luật,
chưa thể hiện được sự công
bằng trong công tác xét xử,
không phân hóa vai trò,
trách nhiệm của bị cáo.
VKS nêu nguyên tắc
“tòa án xét xử công
bằng” để kháng nghị
VKSNDCấp cao cho rằng cấp phúc thẩmđã vi phạmnguyên tắc
đảmbảo quyền bình đẳng trước pháp luật và tòa án xét xử công bằng
nên đã kháng nghị giámđốc thẩmmột vụ án hình sự.
NGÂNNGA
T
AND Cấp cao tại TP.HCM vừa
xét xử giám đốc thẩm đã chấp
nhận kháng nghị, hủy một phần
bản án phúc thẩm để xét xử lại vụ án
Lê Thị Ngọc Vân bị TAND TP.HCM
tuyên án về tội đánh bạc.
Phúc thẩm sửa án sơ thẩm
Theo hồ sơ, khoảng đầu tháng
8-2019, tại xã Vĩnh Lộc, huyện Bình
Chánh, TP.HCM, Lê Thị Ngọc Vân
bán nước giải khát, nhiều người đến
uống nước và tự mang bài ra chơi bài
cào ba lá tính điểm ăn tiền với nhau.
Người nào thắng thì cho Vân 20.000-
30.000 đồng, sau đó Vân chuẩn bị sẵn
bài để đánh bạc.
Tối 18-8-2019, Lê Thị Ngọc Vân,
Hồ Điệp, Nguyễn Lội, Châu Hoài
Thanh, Trần Thành Nam, Lâm Văn
Quí… cùng tham gia đánh bài ăn tiền
tại quán của Vân.
Hình thức đánh bạc là sử dụng bộ
bài tây 52 lá, trong đó một người làm
cái, những người còn lại đặt tiền vào
các tụ, mỗi tụ ít nhất 50.000 đồng.
Đến khoảng 20 giờ cùng ngày, khi
Lâm Văn Quí đang làm cái, các đối
tượng khác tham gia đặt tụ thì bị công
an bắt quả tang.
Tháng 1-2020, TAND huyện Bình
Chánh xử phạt Lê Thị Ngọc Vân, Trần
Thành Nam, LâmVăn Quí mỗi bị cáo
một năm tù; các bị cáo Nguyễn Lội,
Hồ Điệp, Châu Hoài Thanh mỗi bị cáo
chín tháng tù, cùng về tội đánh bạc.
Ngoài ra, Vân còn bị phạt bổ sung 15
triệu đồng; Nam, Lội, Điệp, Quí mỗi
bị cáo 10 triệu đồng.
Sau đó tất cả bị cáo kháng cáo xin
giảm nhẹ hình phạt.
Tháng 5-2020, TAND TP.HCM xử
phúc thẩm đã chấp nhận kháng cáo của
Lê Thị Ngọc Vân, Hồ Điệp, Nguyễn
Lội, Châu Hoài Thanh và Lâm Văn
Quí, không chấp nhận kháng cáo của
Trần Thành Nam. Từ đó, tòa phạt Vân
ba năm cải tạo không giamgiữ và miễn
khấu trừ thu nhập. Điệp, Thanh, Lội,
Quí mỗi bị cáo bị phạt chín tháng tù
nhưng cho hưởng án treo.
Chưa đảm bảo quyền bình
đẳng trước pháp luật
Tháng 11-2020, VKSND Cấp cao
tại TP.HCM đã kháng nghị giám đốc
thẩm bản án phúc thẩm của TAND
TP.HCM.
Theo kháng nghị, số tiền dùng để
đánh bạc của các bị cáo là 6,6 triệu
đồng. Vân có hành vi tham gia đánh
bạc mà tổng số tiền dùng đánh bạc có
giá trị trên 5 triệu đồng nhưng dưới 50
triệu đồng. Tòa cấp sơ thẩm xử phạt
Vân một năm tù là có cơ sở.
Tuy nhiên, VKSND Cấp cao cho
rằng tòa cấp phúc thẩm xử phạt Vân
ba năm cải tạo không giam giữ là
vi phạm nguyên tắc đảm bảo quyền
bình đẳng trước pháp luật và tòa án
xét xử công bằng, chưa phân hóa vai
trò, trách nhiệm của bị cáo trong vụ
án. Bởi lẽ hình phạt tù có thời hạn là
hình phạt nghiêm khắc hơn hình phạt
cải tạo không giam giữ. Trong đó, án
treo chỉ là biện pháp miễn chấp hành
hình phạt tù có điều kiện.
Theo VKSND Cấp cao, bị cáo Vân
cùng có hai tình tiết giảmnhẹ được quy
định tại điểm s khoản 1 Điều 51 BLHS
2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như
các bị cáo khác. Thế nhưng tòa án cấp
phúc thẩm lại chấp nhận kháng cáo,
chuyển từ hình phạt tù sang hình phạt
nhẹ hơn là cải tạo không giam giữ đối
với bị cáo Vân. Mặc dù với hành vi
phạm tội của Vân có tính chất và mức
độnguyhiểmhơn các bị cáokhác nhưng
các bị cáo này lại bị xử phạt chín tháng
tù nhưng cho hưởng án treo.
Bị cáoVân là người có tổ chức trong
việc thực hiện tội phạm, là người chủ
động chuẩn bị bài tây, cho các bị cáo
khác mượn địa điểm, bàn ghế nơi
mình kinh doanh để thực hiện việc
phạm tội. Đồng thời bị cáo này cũng
tham gia đánh bạc và có hành vi thu
lợi bất chính từ việc thu tiền xâu của
các con bạc khác.
Tuy hành vi này của bị cáo Vân
chưa đủ yếu tố cấu thành tội tổ chức
đánh bạc hoặc gá bạc (quy định tại
Điều 322 BLHS) nhưng xét về tính
chất, mức độ nguy hiểm thì hành vi
phạm tội của Vân cao hơn các bị cáo
khác trong vụ án.
Với vai trò chủ mưu, đáng lẽ tòa
phải áp dụng điểm c khoản 1 Điều
3 BLHS 2015 nghiêm trị người chủ
mưu, cầm đầu, chỉ huy… trong việc
xử lý bị cáo Vân nhằm đảm bảo tính
công bằng và răn đe.
Từ những phân tích trên, VKSND
Cấp cao cho rằng tòa cấp phúc thẩm
đã vi phạm nguyên tắc bình đẳng
trước pháp luật, chưa thể hiện được
sự công bằng trong công tác xét xử,
không phân hóa vai trò, trách nhiệm
của bị cáo. Việc chấp nhận kháng cáo
của bị cáo Vân, xử phạt ba năm cải tạo
không giam giữ là có sai lầm nghiêm
trọng trong việc áp dụng pháp luật.
Theo đó, VKSND Cấp cao tại
TP.HCM đã đề nghị Ủy ban Thẩm
phán TAND Cấp cao xét xử giám đốc
thẩm theo hướng hủy một phần bản án
phúc thẩm về hình phạt đối với bị cáo
Vân, giữ nguyên hình phạt đã tuyên
đối với Vân tại bản án sơ thẩm.
Xử giám đốc thẩm, Ủy ban Thẩm
phán TAND Cấp cao tại TP.HCM đã
tuyên chấp nhận kháng nghị, hủy một
phần bản án phúc thẩm để xét xử lại
như đã nói trên.•
Hiện youtuber nhận được tiền thông qua hai cách là nhận trực
tiếp từ YouTube (Google Adsense) hoặc nhận thông qua Network.
Theo đó, cách thức quản lý thuế đối với các youtuber trong hai
cách trên có sự khác nhau.
Khi youtuber nhận tiền thông qua Network, bản chất đây là
hoạt động hợp tác giữa YouTube, Network và youtuber nên cơ
quan thuế yêu cầu Network phải kê khai nộp thuế cho youtuber.
Với cách thức này, việc quản lý sẽ dễ dàng hơn vì Network có
nghĩa vụ nộp thuế cho các youtuber và cung cấp thông tin cho
cơ quan quản lý thuế để kiểm soát, giám sát hoạt động thực hiện
nghĩa vụ thuế của youtuber. Theo đó, Network nếu không thực
hiện nghĩa vụ củamình thì họ phải chịu trách nhiệm với cơ quan
quản lý thuế.
Cách thứ hai là youtuber nhận tiền trực tiếp từGoogleAdsense,
đây cũng là sự hợp tác giữa youtuber và youtuber nhưng cơ quan
quản lý thuế không thể yêu cầu YouTube thay youtuber nộp thuế.
Bởi lẽ youtuber ở nước ngoài nên chính youtuber là người phải kê
khai và nộp thuế.
Pháp luật hiệnnaycónhữngquyđịnhchặt điềuchỉnhđối với
khoản thunhậpcủayoutuber. Theokhoản1Điều2LuậtQuản lý thuế
2019,Networkvàyoutuberđềuđượccoi làngười nộp thuếnêncác
chủ thểnàycónghĩavụphải đăngký, kêkhai, nộp thuế (nếucó).
Về hành chính nếu vi phạm thủ tục về thuế, kê khai sai và
trốn thuế thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền đến ba lần số tiền thuế
trốn và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả là buộc
nộp đủ số tiền thuế trốn (Nghị định 125/2020). Về hình sự thì
hành vi trốn thuế có thể bị xử lý theo Điều 200 BLHS 2015.
Các cơ quan quản lý thuế đã và đang tích cực để quản lý thu
thuế đối với youtuber nhưng chỉ là những youtuber nghiêm túc
kê khai, nộp thuế. Sau sự kiện Sở TT&TT tỉnh Bình Dương xử
phạt 7,5 triệu đồng đối với youtuber Thơ Nguyễn, nhiều người
quan tâm đến việc nộp thuế của youtuber này. Thơ Nguyễn
hiện có ba kênh trên YouTube, TikTok và fanpage. Theo trang
SocialBlade.com (website chuyên thống kê xếp hạng các tài
khoản mạng xã hội), các kênh của Thơ Nguyễn thu về hơn
1,7 tỉ lượt xem trong năm 2020, doanh thu tương đương 16 tỉ
đồng/năm. Qua rà soát, Tổng cục Thuế cho biết trong các năm
2019, 2020 và 2021, Thơ Nguyễn đã kê khai, nộp thuế khoảng
2 tỉ đồng.
Báo
Lao Động Online
ngày 11-4-2020 có bài thống kê thu
nhập “khủng” của các nữ youtuber hàng đầu khác nhưng
không rõ việc kê khai, đóng thuế ra sao. Đó là youtuber Hậu
Hoàng tại Hà Nội sở hữu kênh youtuber có hơn 5,77 triệu
người đăng ký có nội dung về những video nhạc chế hoặc
vlog trò chuyện, ước tính doanh thu một năm 6,4-104 tỉ đồng.
Hương Ly là một youtuber với những bản cover hàng triệu
view, số người theo dõi kênh là 3,35 triệu, doanh thu mỗi năm
3,2-52 tỉ đồng...
Theo Bộ TT&TT, tính đến cuối năm 2020, Việt Nam chỉ có
khoảng 30% trong 15.000 kênh được bật nút kiếm tiền trên
YouTube có thực hiện nghĩa vụ thuế. Vậy việc thu và truy thu
thuế đối với những nguồn thu nhập đến từ hoạt động kênh
YouTube đang gặp khó khăn nên cần có giải pháp.
Một là các youtuber chưa thật sự ý thức được nghĩa vụ
nộp thuế mặc dù Nhà nước đã tiến hành các hoạt động tuyên
truyền. Vì vậy, cơ quan quản lý thuế cần có biện pháp mạnh
tay hơn để xử lý các hành vi vi phạm nghĩa vụ thuế, thậm chí
có thể áp dụng cả biện pháp hình sự.
Hai là sự phối hợp, kết hợp trong thông tin về thuế chưa thật
sự được thực hiện hiệu quả giữa cơ quan quản lý thuế Việt
Nam và cơ quan quản lý thuế nước ngoài (Mỹ). Hiện nay, Mỹ
và Việt Nam đã ký kết hiệp định tránh đánh thuế hai lần. Tuy
nhiên, các thông tin về thuế của những người nộp thuế giữa
các cơ quan quản lý thuế của hai quốc gia chưa thật sự hiệu
quả. Hệ quả là cơ quan quản lý thuế chưa có đầy đủ thông tin
về thu nhập của các youtuber để thực hiện việc truy thu và xử
lý đối với các hành vi vi phạm.
Việc không chủ động khai thuế hoặc khai không chính xác
đến từ việc nhiều youtuber nghĩ rằng cơ quan quản lý thuế
không thể phát hiện chính xác thu nhập của họ. Vì vậy, cơ
quan quản lý thuế cần thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ của
mình theo khoản 3 Điều 12 Luật Quản lý thuế 2019 là: Tổ
chức khai thác, trao đổi thông tin và hợp tác nghiệp vụ với
cơ quan quản lý thuế nước ngoài, các tổ chức quốc tế có liên
quan. Khi các thông tin của người nộp thuế đầy đủ, cơ quan
quản lý sẽ sử dụng các công cụ được hỗ trợ như xử lý vi phạm
về thuế và cưỡng chế thi hành việc thu thuế.
TS PHAN PHƯƠNG NAM,
Phó Trưởng
khoa Luật thương mại, ĐH Luật TP.HCM
Mạnh tayhơnmới thu
được thuế của youtuber
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook