060-2021 - page 3

3
Thời sự -
ThứHai 22-3-2021
Ở khối Chủ tịch nước, gương mặt
mới là bà Võ Thị Ánh Xuân (hiện là Bí
thư Tỉnh ủy An Giang), Lê Khánh Hải
(Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch
nước). Cả hai đều là Ủy viên Trung
ương khóa XIII và các vị trí tương ứng
có thể là Phó Chủ tịch nước, Chủ nhiệm
Văn phòng Chủ tịch nước.
Ở khối QH, ngoài các phó chủ nhiệm đã
trúng cử BCH Trung ương khóa XIII sẽ
được giới thiệu kế nhiệm các chủ nhiệm
không tái cử Trung ương, còn xuất hiện
các gương mặt mới khác. Chẳng hạn,
ông Trần Thanh Mẫn (Ủy viên Bộ Chính
trị, hiện là Chủ tịch Ủy ban Trung ương
MTTQ Việt Nam), Nguyễn Đắc Vinh (Ủy
viên Trung ương Đảng, Phó Chánh văn
phòng Trung ương). Vị trí tương ứng có
thể là Phó Chủ tịch QH, Chủ nhiệm Ủy
ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh Thiếu niên
và Nhi đồng.
Ở khối các cơ quan tư pháp, Chánh án
TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình, viện
trưởng VKSND Tối cao tiếp tục được hiệp
thương giới thiệu ứng cử làm hai ĐBQH ở
hai cơ quan trung ương này.
N.NHÂN
bộmáynhànước
nhưng vẫn đợi một năm
rưỡi, bầu cử ĐBQH xong,
QH khóa mới ra mắt, mới
kiện toàn nhân sự các cơ
quan nhà nước.
Để khắc phục, năm 2007,
QH khóa XII tự rút ngắn
một năm nhiệm kỳ năm năm
của mình. Nhờ đó, Đại hội
Đảng toàn quốc và bầu cử
ĐBQH diễn ra gọn trong
một năm. Dù vậy, độ chênh
vẫn là nửa năm.
Chờ thì mặt được là trọn
vẹn nhiệm kỳ nhưng mất lớn
hơn: Đường lối mới đại hội
ban hành rồi, người thực thi
cũng được tính toán nhưng
chưa thể tham chính.
Bộ Chính trị, Ban bí thư,
BCH Trung ương là nơi
quyết định những vấn đề
lớn của quốc gia. Nhân sự
cũ, không tham gia những
cơ cấu quyết nghị ấy thì khó
mà triển khai vào trong hoạt
động của bộ máy nhà nước;
cũng như không thể chế hóa
được về chính sách và cũng
khó triển khai trên thực tế
những công việc cụ thể.
Bản thân những người ấy
dù vẫn trong bộ máy nhà
nước nhưng không tham gia
bộ máy quyết nghị chính trị;
từ đó động lực tự nhiên ít
nhiều bị ảnh hưởng thì công
việc khó trôi chảy.
Tình trạng ấy mà kéo dài
thì quản trị quốc gia trục
trặc kỹ thuật.
Cách làm như QH khóa
XIII, kiện toàn các chức
danh lãnh đạo các cơ quan
nhà nước, ở kỳ họp liền sau
Đại hội XII, tháng 4-2016
khắc phục được hạn chế ấy
và được QH nhiệm kỳ này
kế thừa.
. Như vậy có thể hiểu
nhiệm kỳ của các chức danh
nhà nước đang dịch chuyển,
gắn chặt hơn với nhiệm kỳ
đại hội Đảng?
+ Về mặt chính trị pháp
lý thì dù thể chế nào, đảng
cầm quyền cũng ở vị thế
quyết định. Anh, Nhật và
các nước theo mô hình
chính phủ chịu trách nhiệm
trước QH như ta đều vậy.
Đảng cầm quyền mà thay
lãnh đạo thì thủ tướng mới
cũng ra mắt, kèm theo nội
các mới.
Nhưng cách làm của họ
khác. Nội các cũ từ chức
để đảng cầm quyền cải tổ
nội các, đưa các nhân sự
mới lên. Việt Nam chưa có
truyền thống từ chức nên áp
dụng chung một thủ tục là
miễn nhiệm. Và để chặt chẽ,
logic, thủ tục miễn nhiệm
như vậy nên có căn cứ từ
nguyện vọng cá nhân của
người xin thôi nhiệm vụ.
Cần cải tiến thủ tục
liên quan
. Công tác nhân sự ở QH
được dành khá nhiều thời
gian, như tại kỳ họp QH
tới đây có thể tới tám ngày.
Liệu có cách làm nào thực
chất hơn?
+ Đầu tiên phải khẳng
định quy trình pháp lý ở
QH để kiện toàn nhân sự
các chức danh trong bộ máy
nhà nước là cần thiết và
quan trọng. Quy trình, thủ
tục ấy đảm bảo tính chính
đáng của đảng cầm quyền.
Ngày 21-3, ông Ngô
Sách Thực, Phó Chủ
tịch Ủy ban Trung
ương MTTQ Việt
Nam, cho hay đến
nay các tỉnh, thành đã
hoàn thành hội nghị
hiệp thương lần thứ
hai theo quy định. Từ
đó đã thỏa thuận, lập
danh sách sơ bộ những
người ứng cử đại biểu
Quốc hội (ĐBQH)
khóa XV và ĐB HĐND các cấp nhiệm
kỳ 2021-2026.
Theo báo cáo của Ủy ban Trung ương
MTTQViệt Nam về tình hình giới thiệu
người ứng cử ĐBQH khóa XV, ĐBHĐND
cấp tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026, tất cả các địa
phương đã hoàn thành việc giới thiệu người
của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương
ứng cử ĐBQH. Theo đó, có 879 hồ sơ giới
thiệu ứng cử trên tổng số 297 ĐB được bầu.
Như vậy, tính cả ĐB của trung ương được
giới thiệu là 205 người thì tổng số người
được giới thiệu ứng cử là 1.084 người, đạt tỉ
lệ 2,17 người ứng cử/ĐB được bầu.
Về số lượng người tự ứng cử, tính đến
ngày 17-3, cả nước sơ bộ có 77 người tự ứng
cử ĐBQH tại 24 tỉnh, thành phố.
Như vậy, tính cả số người tự ứng cử thì
tổng số người ứng cử ĐBQH khóa XV là
1.161 người, đạt tỉ lệ 2,3 người/ ĐB được
bầu.
Theo ông Thực, tới đây Ủy ban MTTQ
các địa phương sẽ phối
hợp với các cơ quan,
tổ chức liên quan tổ
chức hội nghị lấy ý
kiến nhận xét và tín
nhiệm của cử tri nơi cư
trú đối với người ứng
cử. Ông Thực cho hay:
Ủy ban Trung ương
MTTQ Việt Nam đã
yêu cầu MTTQ các
cấp lập kế hoạch hoạt
động, tạo điều kiện
thuận lợi nhất cho người ứng cử về khu
dân cư lắng nghe ý kiến nhận xét của cử
tri nơi cư trú. Việc tổ chức hội nghị sẽ
bảo đảm dân chủ, nghiêm túc, đúng quy
định về bầu cử.
Hội nghị hiệp thương lần thứ ba ở trung
ương sẽ do Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung
ương MTTQ Việt Nam triệu tập, chủ trì
trước 17 giờ ngày 19-4 để lựa chọn, lập
danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng
cử ĐBQH ở trung ương. Hội nghị hiệp
thương lần thứ ba ở các địa phương sẽ
được tổ chức từ ngày 14 đến 18-4.
Những trường hợp người ứng cử không
đạt sự tín nhiệm của trên 50% tổng số cử
tri tham dự tại hội nghị cử tri nơi cư trú
sẽ không được đưa vào danh sách giới
thiệu tại hội nghị hiệp thương lần thứ ba.
Trường hợp nào đặc biệt sẽ được báo
cáo rõ để hội nghị hiệp thương lần thứ ba
xem xét, quyết định.
CHÂN LUẬN
Lo ngại không bầu đủ 500 ĐBQH
ÔngNgô Sách Thực, Phó Chủ tịchỦy ban
Trung ươngMTTQViệt Nam.
Đảng cầm quyền nhưng
không làm thay nhà nước,
mà phải thông qua bộ máy
nhà nước, trước hết là các
nhân sự đứng đầu.
Nhưng để thực chất hơn,
tôi nghĩ nên cải tiến thủ tục.
Như các nước, khi nhân sự
đã được đảng cầm quyền
hoặc liên minh cầm quyền
thỏa thuận, chuẩn bị kỹ rồi
thì QH chỉ phê chuẩn luôn
tất cả. Nhanh gọn trong
một buổi là đủ để xác lập
nghĩa vụ pháp lý giữa nội
các mới và QH.
. Những nhân sự được kiện
toàn ở kỳ họp QH tháng 3
này, theo quy định hiện hành,
sau bầu cử ĐBQH, tới kỳ
họp đầu tiên của QH khóa
XV, sẽ được bầu lại toàn bộ.
Ông nhìn nhận thế nào về
vấn đề này?
+ Đấy là vì ta quy định
cứng nhiệm kỳ của Chủ tịch
nước, Chính phủ, chánh án
TAND Tối cao, viện trưởng
VKSND Tối cao theo nhiệm
kỳ QH.
Khái niệm nhiệm kỳ bắt
nguồn tự sự ủy quyền của
cử tri. Hàm ý là thông qua
bầu cử, cử tri thực thi cơ chế
dân chủ đại diện, ủy quyền
có thời hạn chứ không phải
mãi mãi. Sau mỗi nhiệm
kỳ - thời hạn ấy thì cử tri
đánh giá, bầu lại. Cho nên
nhiệm kỳ với QH, với từng
ĐBQH là bắt buộc.
Nhưng nhiệm kỳ với các
thiết chế khác thì không nên
cứng nhắc. Chẳng hạn, khi
QH khóa XIV ở kỳ họp thứ
11 này đã kiện toàn nhân
sự lãnh đạo các cơ quan
nhà nước rồi thì sau bầu
cử, QH khóa mới chỉ nên
tiến hành một thủ tục đơn
giản để khẳng định vị trí
quyền lực của mình với các
chức danh nhà nước chịu
sự giám sát của QH. Bản
chất của thủ tục ấy là xác
lập, khẳng định trách nhiệm
pháp lý của các chức danh
lãnh đạo cơ quan nhà nước
trước các ĐBQH mới đắc
cử chứ không phải là quyết
định lại về mặt nhân sự.
. Xin cám ơn ông.
77người từ24 tỉnh/TP
tựứng cửĐBQH
Sắp tới sẽ lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri
nơi cư trú của người ứng cử.
Ở hội nghị hiệp thương lần thứ hai vừa
qua, một số ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban
Trung ương MTTQ Việt Nam lo ngại rằng
có thể kỳ này sẽ không bầu đủ 500 ĐBQH.
LuậtTổ chứcQHquy định số lượngĐBQH
không quá 500 người bao gồm ĐB hoạt
động chuyên trách và ĐB hoạt động không
chuyên trách. Nghị quyết 1185 được Ủy
ban Thường vụ QH thông qua hồi tháng
2-2021 cũng dự kiến tổng số ĐBQH khóa
XV là 500, gồm 207 ĐB trung ương và 293
ĐB địa phương.
Theo thông tin từ ông Ngô Sách Thực,
sau hội nghị hiệp thương lần thứ hai thì số
người từ trung ương được giới thiệu ứng
cử ĐBQH chỉ có 205 người, hụt hai người
so với phân bổ.
Kỳ bầu cử QH nhiệm kỳ XIV năm 2016
bầu được 494 ĐB, không đạt số tối đa 500
đại biểu.
Ngày 21-3, nhân dịp kỷ niệm 66 năm
ngày thành lập Đảng Nhân dân Cách mạng
Lào (22-3-1955
-
22-3-2021), Ban Chấp
hành Trung ương Đảng Cộng sảnViệt Nam
đã gửi điện mừng tới Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.
Bức điện có đoạn viết Đảng Cộng sản
Việt Nam và nhân dânViệt Nam hết sức vui
mừng trước những thành tựu to lớn, có ý
nghĩa lịch sử mà Đảng Nhân dân Cách mạng
Lào và nhân dân Lào anh em đã giành được
trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc
trước đây, cũng như công cuộc đổi mới, bảo
vệ và xây dựng đất nước ngày nay.
“Chúng tôi tin tưởng chắc chắn rằng tiếp
nối truyền thống của các thế hệ đi trước, phát
huy những thành tựu đã đạt được, dưới sự
lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng
Lào, đất nước và nhân dân Lào anh em tiếp
tục giành được nhiều thành tựu mới, to lớn
hơn nữa trong công cuộc đổi mới!” - bức
điện viết.
Bức điện điểm lại thời gian qua, quan hệ
giữa hai Đảng, Nhà nước và nhân dân hai
nước không ngừng được củng cố và phát
triển ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực
và hiệu quả trên các lĩnh vực, góp phần thiết
thực vào công cuộc đổi mới, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc ở mỗi nước.
Cuối bức điện có đoạn thời gian tới, Đảng,
Nhà nước và nhân dânViệt Nam sẽ làm hết
sức mình cùng với Đảng, Nhà nước và nhân
dân Lào giữ gìn, bảo vệ và vun đắp mối quan
hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào ngày
càng phát triển, mang lại lợi ích cho nhân
dân mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác
và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
(Theo
TTXVN
)
Việt-Lào phát triển quan hệ chiều sâu,
thiết thực và hiệu quả
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook