069-2021 - page 16

16
Quốc tế -
ThứNăm1-4-2021
Myanmar sau 2 tháng chính biến:
Khủng hoảng ngày càng xấu
VĨ CƯỜNG
N
gày 1-4 đánh dấu tròn
hai tháng Myanmar rơi
vào khủng hoảng khi
người dân liên tục xuống
đường biểu tình phản đối
chính quyền quân sự. Tuy
vậy, bất chấp phản ứng tiêu
cực từ cộng đồng quốc tế, tình
hình vẫn chưa có cải thiện mà
thậm chí còn diễn biến tiêu
cực hơn trước với số lượng
người biểu tình thiệt mạng
vì trúng đạn cảnh sát vượt
mốc 500 và ngày một tăng.
Căng thẳng người
dân - phe quân đội
chưa hạ nhiệt
Theo ghi nhận của hãng
tin
Sky News
, đường phố TP
Yangon ngày 31-3 (giờ địa
phương) vẫn tiếp tục đầy rác
thải sau khi phe biểu tình phát
động “cuộc đình công rác”,
kêu gọi người dân đổ rác ra
đường để cản đường cảnh sát
cũng như thể hiện thái độ phản
đối. Một số người còn dựng lô
cốt tự chế bằng bao cát và hộp
nhựa.Khôngcó
báocáo thương
vong và đụng
độbạolựctrong
ngày này và
cả ngày hôm
trước là 30-3.
Tuynhiên,ngày
29-3vừaqualại
đặc biệt đẫm
máu với 18 người biểu tình bị
bắn chết trên toàn Myanmar.
Trướctìnhtrạngthươngvong
tăng dần, một nhóm biểu tình
mới đây cũng đã kêu gọi các
dân tộc thiểu số có lực lượng
vũ trang riêng hỗ trợ họ chống
lại chính quyền quân sự. Đáp
lại, đảng Liên đoàn Dân tộc
vì dân chủ của người Shan,
lực lượng vũ trang của người
Arakan và lực lượng vũ trang
của người Ta’ang ngày 30-3
đã ra tuyên bố chung kêu gọi
quân đội dừng ngay lập tức
việc giết người biểu tình và
cùng ngồi xuống giải quyết
các vấn đề chính trị trong hòa
bình. Bằng không, ba bên này
sẽ hợp tác với các nhóm thiểu
số khác đáp trả để tự vệ.
Hãng tin
AP
còn cho biết
c u ố i t u ầ n
trước, quân
đội Myanmar
đã có cuộc
đụngđộdữdội
với các thành
viên thuộc tổ
c h ứ c L i ê n
đoàn Quốc
gia Karen của
người Karen (KNU) gần khu
vực biên giới giáp với Thái
Lan, khiến khoảng 3.000
người chạy sang nước láng
giềng này để tị nạn. KNU lâu
nay cũng đã nhiều lần bày tỏ
ủng hộ phong trào biểu tình và
cũng kêu gọi quân đội dừng
hành động bạo lực nhắm vào
người dân.
Bài toán người tị nạn
cho các nước giáp
Myanmar
Bàn thêm về vấn đề tị nạn,
việchàngngànngườiMyanmar
chạy sang tránh khủng hoảng
trong nước đang đặt gánh nặng
rất lớn về phía các quốc gia
có đường biên giới giáp với
Myanmar, ở đây là Thái Lan
và Ấn Độ. Trả lời phỏng vấn
báo giới ngày 29-3, Thủ tướng
Thái Lan Prayut Chan-o-cha
thẳng thắn cho biết chính
quyền Bangkok không muốn
người tị nạn vượt biên nhưng
vẫn đang gấp rút chuẩn bị cho
khả năng này.
“Chúng tôi đã chuẩn bị
những khu vực có thể phải
tiếp đón người tị nạn chạy
từ Myanmar sang nên hoàn
toàn biết có thể giữ họ ở đâu.
Thái Lan không hề muốn bất
cứ dòng người di cư nào vào
đất nước nhưng chắc chắn vẫn
cân nhắc các vấn đề nhân đạo
và quyền con người” - ông
Prayut Chan-o-cha nhấn
mạnh, theo đài
CNN
.
Về phía Ấn Độ, tờ
South
China Morning Post
cho
hay cộng đồng mạng xã hội
nước này đang rất phẫn nộ
sau khi có tin chính quyền
bang Manipur, khu vực giáp
biên giới với Myanmar, đã ra
chỉ thị quan chức địa phương
cùng các tổ chức phi chính phủ
hoạt động trong vùng “không
cung cấp thực phẩm và nơi
trú chân” cho người tị nạn từ
nước láng giềng chạy sang,
chỉ hỗ trợ chữa trị cho người
bị thương. Trong khi đó, chính
quyền bang Mizoram, là một
khu vực khác giáp Myanmar,
lại có quan điểm được đánh
Hãng tin
AFP
cho biết Trung Quốc vừa phong tỏa TP
Thụy Lệ, giáp biên giới với Myanmar, sau khi ghi nhận
sáu ca nhiễm COVID-19 trong ngày 31-3. Đây cũng là
cụm dịch đáng kể đầu tiên tại Trung Quốc sau gần hai
tháng. Hiện chưa rõ nguồn lây nhiễm từ đâu xuất hiện,
song có thể đến từMyanmar doThụy Lệ có ghi nhậnmột
số trường hợp người Myanmar xin tị nạn.
ChínhquyềnThụy Lệ hiệnđã ra thôngbáo sẽ tiếnhành
xét nghiệm tất cả cư dân để truy vết các ca nhiễmvàmọi
người sẽ bị“cách ly tại nhà”trong một tuần. Điều này có
nghĩa là cư dân không được rời khỏi nhà mà không có
“lý do đặc biệt” và chỉ một thành viên trong mỗi hộ gia
đình được phép rời đi đểmua nhu yếu phẩmhằng ngày.
Bộ Ngoại giaoMỹ ngày 31-3
đã ra chỉ đạo rút các nhân viên
ngoại giao thuộc diện không
khẩncấpvàgiađìnhcủahọkhỏi
Myanmar nhằm bảo đảm an
toàn. Trước đó, vào ngày 14-2,
Bộ Ngoại giao chỉ mới khuyến
khíchnhữngngườinàytựnguyện
rời khỏi Myanmar nhưng quy
định mới là bắt buộc.
Tiêu điểm
Phản ứng của
cộng đồng quốc tế
vẫn chưa thể giúp
giải quyết tình
hình khủng hoảng
Myanmar.
giá là nhân đạo hơn. Cụ thể,
thủ hiến bang này là ông
Zoramthanga trong bức thư
gửi cho Thủ tướng Narendra
Modi mới đây đã khẳng định
Ấn Độ không thể quay mặt
trước “thảm kịch nhân đạo”
đang diễn ra ởMyanmar. Hiện
đã có ít nhất 100 người tị nạn
Myanmar chạy đến bang này
nhưng luôn đối diện với nguy
cơ bị trục xuất bất cứ lúc nào.
Cộng đồng quốc tế
tiếp tục sức ép lên
phe quân đội
Suốt hai tháng qua, phản
ứng của cộng đồng quốc tế vẫn
chưa thể giúp giải quyết tình
hình khủng hoảng Myanmar.
Mới đây nhất, Ngoại trưởng
Nhật Toshimitsu Motegi
trong phiên họp với quốc
hội ngày 30-3 đã tuyên bố
sẽ dừng cấp thêm vốn hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA)
mới choMyanmar chừng nào
khủng hoảng vẫn chưa được
giải quyết.
“Nhật là bên cung cấp hỗ
trợ phát triển lớn nhất cho
Myanmar và chúng ta không
có kế hoạch cung cấp thêm
cho các dự án mới. Chúng
ta nên đưa ra lập trường rõ
ràng. Hơn nữa, việc dừng
cấp ODA sẽ có hiệu quả hơn
trong việc gây áp lực lên quân
đội Myanmar so với các lệnh
cấm vận mà Mỹ và một số
nước phương Tây khác đã áp
dụng” - hãng tin
Kyodo News
dẫn lời ông Motegi cho hay.
Theo số liệu mới nhất từ Bộ
Ngoại giao Nhật, ODA của
nước này cấp cho Myanmar
lên tới gần 1,7 tỉ USD trong
năm tài khóa 2019.
VềphíaMỹ,đạidiệnThương
mại nước này là bà Katherine
Tai ngày29-3 ra thôngbáođình
chỉ ngay lập tức toàn bộ giao
dịch thươngmại vớiMyanmar
theo Thỏa thuận khung Đầu
tư và Thương mại 2013 cho
đến khi chính phủ dân sự nắm
quyền trở lại, hãng tin
Reuters
cho biết. Đây là thỏa thuận
được Mỹ và Myanmar ký hồi
tháng 5-2013, dưới thời chính
quyềnTổng thốngMỹ Barack
Obama và chính quyền Tổng
thống Myanmar Thein Sein.
Theo nội dung thỏa thuận,
hai nước hợp tác để đưa ra
các sáng kiến nhằm hỗ trợ
chương trình cải cách và thúc
đẩy phát triển một cách toàn
diện vì lợi ích của người dân
Myanmar, đặc biệt là tầng
lớp người nghèo. Sang ngày
30-3, Mỹ lên tiếng kêu gọi
cộng đồng quốc tế rút đầu
tư khỏi Myanmar.•
14 nước quan ngại báo cáo của WHO
về nguồn gốc COVID-19
Hãng tin
Reuters
cho hay 14 quốc gia, dẫn đầu là Mỹ,
Nhật và Anh, ngày 31-3 đã ra tuyên bố chung bày tỏ quan
ngại trước báo cáo về nguồn gốc đại dịch COVID-19 mà
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố.
Sau chuyến điều tra kéo dài bốn tuần, chuyên gia của
WHO kết luận trong báo cáo rằng giả định virus rò rỉ từ
phòng thí nghiệm là “cực kỳ khó xảy ra”. Dù vậy, tuyên
bố cho rằng kết quả nói trên rất khó tin bởi Trung Quốc
không cung cấp đủ quyền tiếp cận thông tin cần thiết cho
nhóm điều tra trong quãng thời gian 28 ngày ở TP Vũ
Hán, nơi từng là tâm dịch COVID-19. WHO được kêu
gọi nên tiếp tục tìm hiểu nguồn gốc COVID-19 “một cách
minh bạch” và “không bị cản trở”.
Phản ứng lại, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố
nhấn mạnh Bắc Kinh đã cung cấp đầy đủ “sự cởi mở,
minh bạch và thái độ có trách nhiệm của mình” cho nhóm
chuyên gia của WHO. Cơ quan này cũng cảnh báo “chính
trị hóa vấn đề” sẽ chỉ cản trở sự hợp tác toàn cầu trong
nghiên cứu nguồn gốc dịch bệnh, gây nguy hại cho hợp
tác quốc tế ứng phó với đại dịch.
PHẠM KỲ
Ông Putin bất ngờ đối thoại hòa bình
với lãnh đạo Pháp, Đức
Hãng tin
TASS
cho biết Tổng thống Nga Vladimir
Putin ngày 30-3 đã có cuộc hội đàm trực tuyến với
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng
Đức Angela Merkel. Thông cáo của điện Kremlin về
sự kiện cho biết các nhà lãnh đạo đã thảo luận tích cực
về nhiều vấn đề trong quan hệ giữa Nga và Liên minh
châu Âu (EU).
Ông Putin nhiều lần nhấn mạnh Nga sẵn sàng nối lại
hợp tác bình thường với EU nếu khối quan tâm đến mối
quan hệ hợp tác đôi bên có lợi. Bên cạnh đó, ba lãnh đạo
cũng thảo luận về tình hình quốc tế, tập trung vào các
điểm nóng là Iran, Syria, Libya, Belarus và Ukraine.
Đây là lần đầu tiên các nhà lãnh đạo Nga và châu Âu gặp
gỡ từ khi căng thẳng tiếp tục leo thang liên quan đến nhân
vật đối lập Nga Alexei Navalny. Ông Putin cũng được cho
là đã trả lời “khách quan” các câu hỏi của lãnh đạo Pháp,
Đức về tình hình của Navalny. EU trước đó đòi Nga thả
nhân vật này, song Moscow khẳng định bất cứ ai vi phạm
luật pháp Nga sẽ đều bị xử lý theo đúng thủ tục tố tụng.
Cùng ngày, văn phòng của Thủ tướng Merkel và Tổng
thống Macron cho hay ba lãnh đạo cũng đã bàn về hợp
tác vaccine COVID-19. Cơ quan quản lý dược châu Âu
EMA đang đánh giá hiệu quả của vaccine Sputnik V do
Nga sản xuất.
PHẠM KỲ
Người biểu tình bên cạnhmột đámcháy trên đường phố TP Yangon ngày 30-3. Ảnh: AP
Khủng hoảngMyanmar tiếp tục diễn biến xấu về mọi mặt khi mỗi ngày vẫn có người biểu tình thiệt mạng,
dân bỏ chạy sang nước láng giềng tị nạn, quốc tế siết trừng phạt.
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook