12
Những phụ nữ làm lại
cuộc đời từ nơi tạm lánh
HẢI DƯƠNG
“S
au khoảng mộ t
tháng trở về gia
đình, tôi như một
người chết đi sống lại, sống
đúng cuộc đời của mình. Tôi
tự biết yêu thương bản thân,
được tôn trọng. Vợ chồng
tôi không còn cãi vã hay xô
xát. Hai đứa con cũng vui
vẻ, tin tưởng cha nó hơn” -
chị PT (ngụ huyện Củ Chi,
TP.HCM), người từng tạm
trú tại Nhà bình yên (NBY)
Cần Thơ, chia sẻ.
“Cuộc sống không có
đường cùng”
Nói về cuộc sống trước khi
vào NBY Cần Thơ, chị PT
thốt lên: “Đó không phải cuộc
sống của con người!”. Chị kể
vợ chồng chị vốn không khá
giả, phải ở nhà thuê, công
việc không ổn định. Ban đầu
vợ chồng chị cũng rất vui vẻ,
hạnh phúc, cho đến khi bị áp
lực kinh tế đè nặng.
Trong đầu chị lúc nào cũng
lo sợ một ngày không làm thì
sẽ không có tiền lo cho cuộc
sống của cả gia đình nên chị
cứ lao đầu vào công việc, làm
quần quật từ sáng đến tối.
Về nhà chị còn phải lo việc
nhà, chăm sóc con cái rồi bỏ
quên luôn chồng và bản thân
mình. Từ đó hai vợ chồng xa
cách, không có sự thấu hiểu,
rồi những cuộc cãi vã xuất
hiện liên tục.
Suốt 10 năm liền vợ chồng
chị luôn trong trạng thái căng
thẳng, cãi vã và không ít lần
chị bị chồng “thượng cẳng
tay, hạ cẳng chân”, hai con
cũng buồn bã. Bế tắc hoàn
toàn, chị thậm chí đã suýt tìm
đến cái chết. Trong một lần
tình cờ, chị biết được đường
dây nóng của NBY Cần Thơ
nên đã gọi để được tham vấn
và quyết định đến tạm lánh
ở NBY.
“Bamẹ con không chỉ được
chỗ ăn ởmà quan trọng hơn là
tinh thần được thoải mái. Mọi
người ở đây nhưmột gia đình,
luôn lắng nghe, tham vấn và
tôn trọng quyết định của tôi.
Trong thời gian ở đây, chồng
tôi cũng thường đến gây phiền
phức nhưng các thành viên
NBY luôn che chở, đảm bảo
an toàn cho mẹ con tôi” - chị
PT chia sẻ.
Sau ba tháng ở NBY, được
tham vấn, hỗ trợ học việc, chị
PT đã tự tin trở lại với cuộc
sống. Quan trọng hơn, chị
đã nhận ra giá trị bản thân
cũng như những khuyết điểm
trước đây và quyết định cho
chồng một cơ hội xây dựng
lại hạnh phúc gia đình. Hiện
chị PT đã mở một cửa hàng
may vá thủ công tại nhà và
bán hàng online.
“Tiền kiếm ít nhưng lại
hạnh phúc nhiều hơn, sống
nhẹ nhàng hơn. Là phụ nữ,
chúng ta hãy biết yêu thương
bản thân vì chỉ khi mình vui
vẻ thì mới làm người khác
vui vẻ. Cuộc sống không có
đường cùng” - chị PT nhắn
nhủ với chị em phụ nữ.
Mạnh dạn ly hôn,
làm chủ đời mình
Nhìn chị ND với gương
mặt tràn đầy sức sống, nụ
cười rạng rỡ đầy tự tin đang
tư vấn dinh dưỡng cho khách
khó có thể biết được chị từng
là nạn nhân của bạo lực gia
đình suốt tám năm trời.
Chị NDcho biết gia đình chị
và chồng đều thuộc dạng khá
giả. Khi kết hôn, hai vợ chồng
ra ở riêng. Chị là người phải
đi làm kiếm tiền lo cho gia
đình, trong khi người chồng
chỉ ăn không ngồi rồi.
Không chỉ vậy, chồng chị
lại có tính gia trưởng, áp đặt
vợ con. Nếu chị không làm
theo ý anh ta thì sẽ bị “thượng
cẳng tay, hạ cẳng chân” suốt
tám năm trời. Đỉnh điểm
trong một lần hai vợ chồng
cãi nhau, như bao lần khác,
chị cùng con đi ra quán cà
phê ngồi nhưng không ngờ
khi quay về thì chồng chị đã
thay ổ khóa, hai mẹ con phải
dắt díu nhau ra khách sạn ở.
Trong nhiều ngày chị gọi điện
thoại cho chồng hỏi mật khẩu
đểmở cửa nhưng người chồng
không những không cho lại
còn chửi rủa nên chị báo công
an và được hướng dẫn đến tạm
trú tại NBY Cần Thơ.
“Ngay cả quyền dạy con
tôi cũng bị chồng tước đoạt.
Sau sáu tháng tạm
lánh tại NBY Cần
Thơ, hai mẹ con chị
ND đã tự tin hồi gia
và bắt đầu cuộc sống
mới với công việc tư
vấn dinh dưỡng.
Đời sống xã hội -
ThứNăm1-4-2021
Lúc đầu tôi cũng không có can
đảm ra đi vì nghĩ vợ chồng
nào cũng có cãi vã. Chúng
tôi đã cãi nhau suốt tám năm,
cũng nhiều lần tôi bị đánh đập
phải bỏ nhà ra đi nhưng rồi
vẫn trở về với quan niệm để
con có một gia đình đủ mẹ
cha” - chị ND kể.
Cũng theo chị ND, thời
gian đầu đến NBY, chị vẫn
còn hy vọng hàn gắn lại với
chồng và tiếp tục xin chồng
mật khẩu mở cửa để về nhà
nhưng người chồng vẫn nhất
quyết chửi mắng, xua đuổi.
Thời điểm này, tinh thần chị
và cả con gái bị khủng hoảng
trầm trọng.
“Thật sự lúc này tôi bị khủng
hoảng đến mức không làm
chủ được bản thân. Có lúc
hai mẹ con chỉ biết ôm nhau
khóc. Đó thật sự là thời gian
khủng khiếp của cuộc đời tôi
nhưng rất may các chị em
NBY luôn ở bên cạnh động
viên, làm điểm tựa tinh thần
vững chắc cho mẹ con tôi.
Dần dần tôi ổn định được
tinh thần, quyết định chấm
dứt cuộc sống bạo hành, tự
cứu lấy cuộc đời mình và
con. Còn con bé sau khi rời
xa cha cũng ngoan hơn và có
lối sống tích cực hơn” - chị
ND chia sẻ.
Sau sáu tháng tạm lánh tại
NBYCầnThơ, hai mẹ con chị
NDđã tự tin hồi gia và bắt đầu
cuộc sống mới với công việc
tư vấn dinh dưỡng. Được sự
hỗ trợ của NBYvà các đơn vị,
chị đã hoàn tất các thủ tục ly
hôn với người chồng.•
Thành lập Trạm cấp cứu 115
tại BV Quân dân y miền Đông
Sáng 31-3, BV Quân dân y miền Đông (Cục Hậu cần
Quân khu 7) tổ chức lễ ra mắt Trạm cấp cứu vệ tinh 115.
BS Trương Hoàng Việt, Giám đốc BV Quân dân y miền
Đông, cho biết BV nằm phía đông TP Thủ Đức, là địa
phương đông dân nhất của TP.HCM. “Số lượt bệnh nhân
tới khám chữa bệnh ngày càng đông. Năm 2015 có tổng
cộng 280.000 lượt khám bệnh. Đến năm 2019 tăng lên
404.000 lượt khám bệnh. Mỗi năm tăng 10%-15% lượt
khám” - BS Việt nói.
Theo BS Việt, BV Quân dân y miền Đông phấn đấu đạt
BV hạng 1 đến năm 2025, từng bước nâng cao năng lực
khám chữa bệnh, xây dựng cơ sở vật chất…
“Mục tiêu của BV là xây dựng “thế mạnh quân trong
lòng dân” để chăm sóc sức khỏe người dân ngày một tốt
hơn” - BS Việt chia sẻ.
PGS-TS-BS Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế
TP.HCM, cho biết cách đây năm năm có khoảng 5.000
lượt gọi đến Trung tâm cấp cứu 115 TP.HCM. Con số đó
mỗi năm tăng hơn 20.000 lượt. Điều này cho thấy nhu
cầu sử dụng hệ thống cấp cứu ngoại viện của người dân
TP.HCM liên tục tăng cao.
TRẦN NGỌC
1 nhóm ngành của ĐH Quốc gia TP.HCM
lọt tốp 101-150 thế giới
Sáng 31-3, thông tin từ Đại học (ĐH) Quốc gia TP.HCM
cho biết tổ chức QS vừa công bố kết quả xếp hạng theo lĩnh
vực khoa học (World University Ranking by Subject) năm
2021 cho các cơ sở giáo dục ĐH toàn cầu.
Theo kết quả này, Việt Nam có bốn cơ sở giáo dục ĐH
với tám nhóm ngành được xuất hiện trong bảng xếp hạng
này gồm: ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM,
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và Trường ĐH Cần Thơ.
Trong đó, nhóm ngành kỹ thuật - dầu khí của ĐH Quốc
gia TP.HCM được xếp trong nhóm 101-150 thế giới. Đây
là lần đầu tiên Việt Nam có đại diện trong lĩnh vực này,
cũng là thứ hạng cao nhất của các ĐH Việt Nam khi tham
gia bảng xếp hạng các nhóm ngành của thế giới.
Được biết năm nay QS World University Ranking by
Subject 2021 xếp hạng các trường ĐH theo 51 ngành,
nhóm ngành đào tạo (tăng ba nhóm ngành so với năm
ngoái) thuộc năm lĩnh vực.
Năm 2021, khoảng 1.500 cơ sở giáo dục ĐH từ 85 quốc
gia với hơn 14.000 chương trình đã được QS xếp hạng.
Kết quả của bảng xếp hạng này được đánh giá dựa trên
bốn tiêu chí gồm: Uy tín trong giới học giả (Academic
Reputation), đánh giá của nhà tuyển dụng (Employer
Reputation), tỉ lệ trích dẫn trung bình trên bài báo
(Citations per paper) và chỉ số H-index đo lường năng
suất và mức độ tác động của các công bố khoa học của
cán bộ khoa học.
PHẠMANH
Không chỉ
là nơi trú ẩn
an toàn, Nhà
bình yên
CầnThơ còn
là nơi tiếp
sức, trao sức
mạnh giúp
nhiều phụ nữ
đau khổ tìm
lại bản thân,
làm chủ đời
mình.
Họ đã nói
Cố gắng hỗ trợ ở
mức tốt nhất
Mặc dù còn khó khăn về cơ
sở vật chất, nhân lực, tài chính
nhưng NBY vẫn cố gắng khắc
phục khó khăn để hỗ trợ cho
tất cả phụ nữ và trẻ em bị bạo
lựcgiađình,muabánngười tìm
đến hoặc được chuyển gửi tới
tạm trú.
Để đảm bảo giải quyết hiệu
quả vấn đề của thân chủ, tất cả
hoạtđộnghỗtrợđềumangtính
chất liên ngành, có sự kết nối
giữa ban, ngành, địa phương.
Bà
NGÔ THỊ TUYẾT EM
,
Phó
Giám đốc Trung tâm Vì sự phát triển
phụ nữ đồng bằng sông Cửu Long
Một nạn nhân của bạo lực gia đình từng ởNhà bình yên tặng hoa tri ân cho nhân viên ở đây.
Ảnh: HẢI DƯƠNG
Bảngnội quy giađìnhdo con
chị TP lậpnên sau khi trở về
từNhàbình yênCần Thơ.
Ảnh: HẢI DƯƠNG