069-2021 - page 3

3
Thời sự -
ThứNăm1-4-2021
TÁ LÂM- LÊ THOA
C
hiều 31-3, Thủ tướng
NguyễnXuânPhúcđãchủ
trì phiên họp Chính phủ
thường kỳ tháng 3 để đánh
giá tình hình kinh tế - xã hội.
Đầu tháng 4-2021
sẽ có nghị quyết
gỡ vướng
Tại cuộc họp, Bộ trưởng,
Chủ nhiệmVăn phòng Chính
phủ Mai Tiến Dũng cho biết
vướng mắc chính của dự án
giải quyết ngập do triều khu
vực TP.HCM với tổng vốn
đầu tư gần 10.000 tỉ đồng là
do liên quan đến phương án
thanh toán cho nhà đầu tư.
Hiện dự án này đã đạt khối
lượng trên 96% nhưng chưa
thể tiếp tục thực hiện.
Ông Dũng cho rằngmặc dù
Nghị định 15, Quyết định 23
và Thông báo 285 của Chính
phủ không quy định cụ thể tỉ
lệ thanh toán bằng quỹ đất và
bằng tiền nhưng UBND TP
ký hợp đồng BT với nhà đầu
tư với tỉ lệ giá trị quỹ đất chỉ
biết sẽ xem xét, xử lý trách
nhiệm cá nhân, tổ chức có
liên quan dự án này. Ngoài
ra, TP.HCM phải thực hiện
thanh toán, quyết toán đối
với toàn bộ dự án để loại bỏ
những bất hợp lý, chống thất
thoát, lãng phí.
“Đừng đổ lỗi cho Chính
phủ nếu dự án này không
Quyết liệt chống dịch,
cần sớm có
“hộ chiếu vaccine”
Sau khi nghe báo cáo về
tình hình kinh tế - xã hội
trong tháng 3, trong phát biểu
kết luận, Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc yêu cầu tập trung
triển khai Nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ XIII;
xây dựng chương trình hành
động thực hiện nghị quyết
trong từng bộ, từng ngành
và từng địa phương.
Đối với phòng chống dịch,
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Quốc
phòng cần tiếp tục chi viện lực
lượng làm nhiệm vụ quản lý
cửa khẩu, đường biên. “Cần
quyết liệt hơn nữa trong phòng
chống nhập cảnh trái phép tại
các khu vực cửa khẩu, biên
giới để đảm bảo phòng chống
dịch bệnh COVID-19 xâm
nhập từ nước ngoài” - ông
Nguyễn Xuân Phúc nói.
Thủ tướngcũngyêucầu tăng
cường đảm bảo kỷ cương, kỷ
luật ngành tài chính, tiết kiệm
hơn nữa trong chi ngân sách.
Ngànhngânhàngkiểmsoát tốt
hơn nữa lạm phát, hạn chế nợ
xấu. Thủ tướng đề nghị sớm
tổ chức hội nghị đôn đốc triển
khai đầu tư công; nỗ lực giảm
chi phí sản xuất, đầu tư để tạo
ưu thế cạnh tranhmới; tiếp tục
sửa đổi các quy định không
phù hợp là rào cản cho hoạt
động sản xuất, kinh doanh.
Thủ tướngđềnghị cácngành
y tế, du lịch, ngoại giao sớm
nghiên cứu ban hành cơ chế
“hộ chiếu vaccine” để thúc
đẩy thương mại, đầu tư, du
lịch... Ngành y tế sớm trình
phương án về vấn đề này.
Đối với Bộ Công an, cần
tập trung công tác phòng
cháy, chữa cháy, hạn chế hậu
quả nặng nề do cháy gây ra,
nhất là trong thời gian qua.
Bộ GTVT tiếp tục đẩy mạnh
các dự án trọng điểm, đặc biệt
đảm bảo tiến độ khánh thành
dự án Trung Lương - Mỹ
Thuận trong tháng 6.•
Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3. Ảnh: VGP
“Từ đầu tháng 2, báo chí cũng như dư luận rất quan
tâm đến vụ án mua bán xăng dầu giả ở Đồng Nai. Đặc
biệt, trong cuộc họp ngày 18-3, Thường trực Ban chỉ
đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng quyết
định đưa vụ án này vào diện Ban chỉ đạo theo dõi, chỉ
đạo…”.
Tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an, cho
biết như trên trong cuộc họp báo Chính phủ diễn ra vào
chiều 31-3.
Theo tướng Xô, quá trình điều tra ban đầu vụ án trên
đã phát hiện có dấu hiệu buông lỏng quản lý và bảo kê
tiếp tay cho hoạt động buôn lậu xăng dầu giả.
Đến nay, cơ quan công an đã khởi tố hơn 52 bị can về
tội buôn lậu, một bị can về tội nhận hối lộ. Vật chứng
thu giữ gồm 14 tàu thủy, 10 xe bồn, 13 ô tô, hàng triệu
lít xăng và hóa chất pha chế xăng giả, trên 123 tỉ đồng,
15 sổ tiết kiệm, 91 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Cơ quan công an cũng đã niêm phong nhiều bến thủy
nội địa, hàng chục cây xăng, bồn chứa xăng; phong
tỏa, kê biên hàng chục tài khoản ngân hàng của các đối
tượng với số tiền phong tỏa trên 200 tỉ đồng.
“Vụ án cho thấy hoạt động buôn lậu đã diễn ra từ lâu,
trên quy mô rộng với thủ đoạn tinh vi, có sự tham gia
của một số cá nhân, tổ chức trong hệ thống, nói cách
khác là có sự bảo kê, nên rất khó khăn” - ông Tô Ân Xô
nói.
Theo tướng Tô Ân Xô, để đánh án vụ này, bộ đã cử
một phó cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự, người có
hàng chục năm đánh án phía Tây Bắc, mới được phong
danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang, tham gia đánh
án. “Kết quả là đã thành công. Còn nếu không, các đối
tượng sẽ tiêu hủy chứng cứ. Thậm chí các đối tượng đã
có thủ đoạn chống lại cơ quan điều tra. Hoặc việc đưa
hối lộ với thủ đoạn rất tinh vi. Các hoạt động hối lộ
mang tính “chuyên sâu nghiệp vụ”. Hối lộ không gặp
trực tiếp mà quy định đưa tiền hằng tháng đến địa điểm
bí mật để người khác đến nhận hoặc chuyển tiền vào tài
khoản thông nhau” - ông Tô Ân Xô nói.
Trước đó, ngày 17-2, Công an tỉnh Đồng Nai đã ra
quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam
Ngô Văn Thụy, đội trưởng Đội Kiểm soát chống buôn
lậu khu vực miền Nam, thuộc Cục Điều tra chống buôn
lậu Tổng cục Hải quan, về tội nhận hối lộ.
“Đây là đầu mối trong hệ thống, hiện nay mở rộng
điều tra cho thấy vụ án có liên quan đến rất nhiều đối
tượng. Chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng điều tra trên địa
bàn nhiều tỉnh khác nữa” - ông Tô Ân Xô khẳng định.
ĐỨC MINH - VIẾT LONG
bằng 16%giá trị dự án là chưa
hoàn toàn phù hợp.
Để tháo gỡ vướng mắc dự
án, ngày 30-3, Văn phòng
Chính phủ đã làm việc với
Bộ Tư pháp, Bộ KH&ĐT và
đi đến thống nhất trình Chính
phủ ban hành nghị quyết về
tháo gỡ vướng mắc cho dự
án chống ngập của TP.HCM.
“Đây là dự án cấp thiết của
TP.HCM, nếu để chậm trễ có
thể ảnh hưởng tiêu cực đến
phát triển kinh tế - xã hội,
nhất là môi trường, lãng phí
nguồn lực đã đầu tư” - ông
Dũng nói và cho rằng việc
Chính phủ ban hành nghị
quyết này là cần thiết.
Kết luận về việc này, Thủ
tướngNguyễnXuân Phúc cho
phát huy hiệu quả vì TP.HCM
đã phê duyệt dự án này theo
đúng thẩm quyền. Chính phủ
sẽ tháo gỡ khó khăn nhưng
TP.HCMphải thực hiện thanh
toán, quyết toán đúng quy định
của pháp luật” - ông Nguyễn
Xuân Phúc nói và khẳng định
ngày 1-4 sẽ có nghị quyết để
gỡ vướng cho TP.HCM.
Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc khẳng
định ngày 1-4 sẽ
có nghị quyết để gỡ
vướng cho dự án
chống ngập 10.000
tỉ đồng ở TP.HCM.
Sửa luật để gỡ vướng
đất đai
Riêng đối với ngànhTN&MT,
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
yêu cầu có giải pháp tháo gỡ
vướng mắc trong thực hiện
chính sách pháp luật về đất
đai. “Tháng 10 sẽ sửa đổi Luật
Đất đai, tôi đề nghị Bộ TN&MT
tổ chức các hội nghị liên quan
để chuẩn bị sửa dự án luật này.
Việc này rất nặngnề, nhạy cảm,
nhất là không để có sự cố về
môi trường, nhân rộngmôhình
xử lý rác thải” - Thủ tướng nói.
Tiêu điểm
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT
Nguyễn Chí Dũng cho biết kinh tế - xã
hội trong tháng 3 và quý I-2021 có nhiều
dấu hiệu khởi sắc, nhiều điểm sáng.
ĐólàtốcđộtăngtrưởngGDPquýI-2021
hơn 4,48%, cho thấy sự thích nghi, sức
chống chịu và xu thế phục hồi của nền
kinh tế ngày càng gia tăng. Nhiều chỉ số
tín nhiệmquốc gia tiếp tục gia tăng, thể
hiệnsựcôngnhận, đánhgiácaocủaquốc
tế đối với những cải thiện vững chắc về
tài khóa, nợ công, nợ nước ngoài...
Giải ngân vốn đầu tư công tháng 3
tăngmạnh, cao hơn hai tháng đầu năm.
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài phục hồi
tích cực, trong đó lần đầu tiên kể từ khi
dịch bệnh bùng phát, thu hút vốn đầu
tư nước ngoài tăng trưởng dương với
tổng số vốn quý I đạt 10,13 tỉ USD, tăng
18,5% so với cùng kỳ.
Công tác an sinhxãhội đượcquan tâm,
đời sống người dân được bảo đảm. Tỉ lệ
lao động quay trở lại làm việc sau tết ở
mức cao, trên 90%, giúp doanh nghiệp
nhanhchóngổnđịnhsảnxuất,kinhdoanh.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả
tích cực, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng
cũng nhắc tới nhiều điểm cần lưu ý như
tăng trưởng kinh tế vẫn chưa đạt được
tốc độ tăng cùng kỳ của các năm ở thời
điểm trước dịch và các kịch bản đã đề
ra; một số ngành, lĩnh vực tiếp tục gặp
nhiều khó khăn do tác động của dịch
bệnh. Doanh thudịch vụ lưu trú, ănuống
quý I giảm3% so với cùng kỳ năm trước,
doanh thu du lịch lữ hành giảm sâu, lên
đến 60,1%. Đặc biệt, hoạt động vận tải,
hàng không bị tác động nghiêm trọng.
Để đạt mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội, ôngDũngcho rằngnhiệmvụđặt ra là
khánặngnề. Ngoài việchỗ trợcácngành,
lĩnh vực còngặp khó khăn, cần tập trung
các giải pháp để kích thích tăng trưởng,
thúcđẩyphụchồi toàndiện, trongđócần
quyết liệt các biện pháp phòng chống
dịch bệnh. Cùng với đó, đẩy mạnh cải
thiện môi trường kinh doanh, cắt giảm
chi phí cho các doanh nghiệp.
Sức chống chịu tốt, phục hồi rồi tăng trưởng nhanh
Chính phủ sẽ gỡ vướng cho dự án
chống ngập 10.000 tỉ ở TP.HCM
Thủ tướng cho hay Chính phủ sẽ tháo gỡ khó khăn cho dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng nhưng
TP.HCMphải thực hiện thanh toán, quyết toán đúng quy định của pháp luật.
Vụđườngdây xănggiảkhủng: Códấuhiệubảokê, tiếp tay
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook