069-2021 - page 4

4
Thời sự -
ThứNăm1-4-2021
TRỌNGPHÚ- CHÂNLUẬN
S
áng 31-3, Quốc hội
(QH) đã biểu quyết thông
qua nghị quyết bầu ông
Vương Đình Huệ làm Chủ
tịch QH, Chủ tịch Hội đồng
bầu cử quốc gia.
Vinh dự lớn, trách
nhiệm nặng nề…
Ngay sau đó, tân Chủ tịch
QHVươngĐìnhHuệ đã tuyên
thệ trước QH.
“Dưới cờđỏ sao vàng thiêng
liêng Tổ quốc, tôi - Chủ tịch
QH xin tuyên thệ tuyệt đối
trung thành với Tổ quốc, nhân
dân, hiến pháp nước Cộng hòa
Xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ
mà Đảng, Nhà nước và nhân
dân giao phó” - tân Chủ tịch
QH tuyên thệ.
Phát biểu trước QH sau đó,
Chủ tịch QH Vương Đình
Huệ trân trọng cám ơn đại
biểu (ĐB) QH đã tín nhiệm
bầu ông làm Chủ tịch QH.
Ông chia sẻ đây là vinh dự
to lớn, cũng là trách nhiệm
nặng nề đối với cá nhân ông.
cám ơn bà Nguyễn Thị Kim
Ngân và các vị chủ tịch tiền
nhiệm đã có nhiều đóng góp
quan trọng trong hoạt động
của QH và nâng cao vị thế
của QHViệt Nam trên trường
quốc tế.
Hôm nay bầu các phó
chủ tịch Quốc hội
Cũng trong chiều 31-3, QH
đã biểu quyết thông qua Nghị
quyết về việc miễn nhiệm ba
phó chủ tịchQHgồmcác ông/
bàTòngThị Phóng, UôngChu
Lưu và Phùng Quốc Hiển…
Phó Chủ tịch QH Đỗ Bá
Tỵ là người duy nhất chưa
Với 454/459ĐB biểu quyết
tán thành, QH đã thông qua
nghị quyết về việcmiễn nhiệm
ba phó chủ tịch QH trên. Đây
là những người không tham
gia Trung ương khóa XIII và
không nằm trong danh sách
được giới thiệu ĐBQH khóa
XV được công bố gần đây.
Ngay sau khi miễn nhiệm
ba phó chủ tịch QH nêu trên,
Ủy ban Thường vụ QH đã
trình danh sách đề cử để QH
bầu một số phó chủ tịch QH,
gồm các ông Trần Thanh
Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương
MTTQViệtNam; ôngNguyễn
Khắc Định, Ủy viên Trung
ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy
Khánh Hòa và ông Nguyễn
Thanh Hải, Ủy viên Trung
ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy
ban Tài chính - Ngân sách
của QH.
Sau đó, QH thảo luận ở
đoàn về dự kiến nhân sự để
bầu các phó chủ tịch QH.
Theo chương trình làmviệc
của kỳ họp, sáng nay (1-4),
Ủy ban Thường vụ QH báo
cáo QH kết quả thảo luận tại
đoàn và giải trình, tiếp thu ý
kiến của ĐBQH về dự kiến
nhân sự để bầu một số phó
chủ tịch QH. Sau đó, QH
thảo luận, biểu quyết thông
qua danh sách để bầu các phó
chủ tịch QH và tiến hành bầu
bằng hình thức bỏ phiếu kín.•
Ông
Vương
ĐìnhHuệ
tuyên thệ
nhậm
chức tân
chủ tịch
Quốc hội.
Ảnh: CTV
Ông bày tỏ sẽ nguyện đem
hết sức mình cùng Ủy ban
Thường vụ QH, các cơ quan
của QH, các đoàn ĐBQH
và các ĐB tiếp tục đổi mới,
nâng cao hiệu quả của QH vì
mục tiêu tối thượng phụng sự
quốc gia, vì hạnh phúc của
nhân dân.
Đồng thời, tân Chủ tịch
QH cho biết Hội đồng bầu cử
quốc gia sẽ thực hiện nghiêm
túc nhiệm vụ theo luật định,
tổ chức bầu ra ĐBQH nhiệm
kỳ 2021-2026 xứng đáng, đại
diện cho lợi ích, nguyện vọng
của cử tri.
Ông Huệ cũng trân trọng
được trình miễn nhiệm trong
đợt này, vì nhân sự dự kiến
thay thế chưa phải ĐBQH,
phải đợi kết quả bầu cử QH
khóa XV.
Tân Chủ tịch QH
Vương Đình Huệ
tuyên thệ tuyệt đối
trung thành với Tổ
quốc, nhân dân,
hiến pháp nước
Cộng hòa Xã hội
chủ nghĩa Việt
Nam, nỗ lực hoàn
thành nhiệm vụ mà
Đảng, Nhà nước và
nhân dân giao phó.
5 đơn rút ứng cử đại biểu Quốc hội,
đại biểu HĐND TP.HCM
Chiều 31-3, Ủy ban bầu cử đại biểu Quốc hội
(ĐBQH) khóa XV và ĐB HĐND TP nhiệm kỳ 2021-
2026 đã họp phiên thứ bảy để báo cáo tiến độ thực
hiện kế hoạch tổ chức và phục vụ công tác bầu cử…
Báo cáo tại buổi họp, ông Tăng Hữu Phong,
Trưởng Tiểu ban hành chính - tổng hợp, cho biết tính
đến ngày 30-3, Ban thường vụ Ủy ban MTTQ Việt
Nam TP tiếp nhận hai đơn xin rút tên ứng cử ĐBQH
khóa XV, ba đơn xin rút tên ứng cử ĐB HĐND TP
khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026.
Đến nay, tổng số hồ sơ ứng cử ĐBQH khóa XV
là 50, trong đó có 36 hồ sơ được giới thiệu ứng cử
và 14 hồ sơ tự ứng cử. Tổng số hồ sơ ứng cử ĐB
HĐND TP nhiệm kỳ 2021-2026 là 169, trong đó có
159 hồ sơ được giới thiệu ứng cử, 10 hồ sơ tự ứng
cử.
Ngoài những người ứng cử ĐBQH khóa XV và
ĐB HĐND TP nhiệm kỳ 2021-2026 tại TP.HCM, Ủy
ban MTTQ Việt Nam TP cũng tiếp nhận 12 trường
hợp ứng cử ở các tỉnh, TP khác lấy ý kiến cử tri nơi
cư trú tại TP.HCM.
Ông Tăng Hữu Phong cũng cho biết đến nay chưa
phát sinh khiếu nại, kiến nghị của công dân liên quan
đến công tác bầu cử, về những người ứng cử ĐBQH,
ĐB HĐND TP.
THANH TUYỀN
Sáng 31-3, UBND TP.HCM đã tổ
chức hội nghị tổng kết 20 năm thực
hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa” giai
đoạn 2000-2020.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ
tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan
cho biết trong 20 năm qua, phong
trào này ngày càng phát triển về số
lượng, chất lượng và hướng đến mục
tiêu xây dựng gia đình văn hóa, con
người văn hóa, công sở văn hóa…
Tuy nhiên, phong trào cũng còn
nhiều mặt cần chấn chỉnh để phát
triển vững chắc hơn, như nhiều nơi
còn chưa quan tâm, phong trào còn
mang tính hình thức, còn hiệu tượng
xem thường pháp luật, bạo hành gia
đình, xâm hại trẻ em, ứng xử thiếu
văn hóa nơi công cộng. Đặc biệt,
tình trạng xả rác ra môi trường, tiếng
ồn trong khu dân cư đã trở thành vấn
nạn.
Trước vấn đề đó, ông Hoan đề
nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền,
các đoàn thể quan tâm triển khai
thực hiện tốt “Chiến lược phát triển
văn hóa TP.HCM đến năm 2035”.
Trong đó, cần đánh giá đúng vai trò
của văn hóa, khuyến khích người
dân sáng tạo và hưởng thụ văn hóa.
Đối với Ban chỉ đạo phòng trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa”, ông Hoan đề nghị
cần quan tâm nâng cao chất lượng
các danh hiệu, chấm dứt bình xét các
danh hiệu mang tính hình thức. Bên
cạnh đó, cần nghiên cứu đổi mới nội
dung, phương thức hoạt động, đưa
phong trào đi vào chiều sâu…
Đồng thời, xây dựng hiệu quả các
thiết chế văn hóa, đẩy mạnh các
hoạt động vui chơi giải trí, nhất là ở
các khu chế xuất - khu công nghiệp.
Nâng cao chất lượng phong trào
người tốt, việc tốt. Xây dựng các
chuẩn mực để tuyên truyền, nâng
cao nếp sống văn minh, phòng chống
tệ nạn xã hội.
Ngoài ra, cần triển khai các hoạt
động hướng đến xây dựng lối sống
văn hóa cho từng người dân, nếp sống
văn minh đô thị cho từng cộng đồng
dân cư. Nâng cao hiệu quả công tác
xây dựng nếp sống văn minh trong
việc cưới, việc tang và lễ hội. Gắn
phong trào này với việc phòng chống
văn hóa phẩm độc hại và các loại tệ
nạn xã hội.
Qua 20 năm triển khai đã có nhiều
mô hình hay, có ý nghĩa quan trọng
như phong trào xây dựng “Gia đình
văn hóa” giai đoạn 2000-2020 có
hơn 20 triệu lượt gia đình được công
nhận “Gia đình văn hóa”. Phong trào
“Người tốt, việc tốt, các điển hình
tiên tiến” đã tuyên dương hơn 5.400
gương người tốt, việc tốt cấp TP,
600.000 gương người tốt, việc tốt cấp
quận/huyện, phường/xã.
Dịp này, Bộ VH-TT&DL tặng bằng
khen cho một cá nhân và một tập thể.
UBND TP.HCM tặng bằng khen cho
97 tập thể và 24 cá nhân đã có thành
tích xuất sắc trong phong trào “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa” giai đoạn 2000-2020.
TÁ LÂM
Ông Vương
Đình Huệ làm
Chủ tịchQuốc hội
Tân Chủ tịchQuốc hội Vương ĐìnhHuệ cho hay
sẽ tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của
Quốc hội vì mục tiêu tối thượng phụng sự quốc gia,
vì hạnh phúc của nhân dân.
Khuyếnkhíchngườidânsángtạovàhưởngthụvănhóa
Ông VươngĐìnhHuệ nhận hoa chúcmừng từ người tiền nhiệm-
bàNguyễn Thị KimNgân. Ảnh:CTV
ÔngVương Đình Huệ sinh năm1957 tại xã
Nghi Xuân, huyệnNghi Lộc, NghệAn. Chuyên
ngành của ông là kinh tế và đã trải qua nhiều
chứcvụ,môi trường liênquanđến lĩnhvựcnày.
Tại kỳ họp thứ nhất, QH khóa XIII, ông được
QH phê chuẩn làm bộ trưởng Tài chính.
Từtháng12-2012,ôngđượcBộChínhtrịphân
cônggiữ chức trưởngBanKinh tếTrungương.
Từ tháng 4-2016, ông là Phó Thủ tướng
Chính phủ.
Tháng 2-2020, Bộ Chính trị điều động,
phân công ông tham gia Ban Chấp hành,
Ban Thường vụ và giữ chức bí thư Thành ủy
Hà Nội nhiệm kỳ 2015-2020.
Tháng 10-2020, ông tái đắc cử Bí thưThành
ủy Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.
ÔngVươngĐìnhHuệ làỦy viênBộChính trị
khóa XII, XIII; Ủy viên Trung ương Đảng khóa
X, XI, XII, XIII; ĐBQH khóa XIII, XIV.
Ngày 31-3-2021, ông Vương Đình Huệ đã
đượcQHbầu làmChủ tịchQHkhóaXIV, nhiệm
kỳ 2016-2021.
Ông Vương Đình Huệ: Từ Bộ Tài chính đến Chủ tịch Quốc hội
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook