069-2021 - page 8

8
Đô thị -
ThứNăm1-4-2021
PHƯƠNGMINH
T
heo các chuyên gia, Cần Giờ là
vị trí thích hợp nhất để TP.HCM
phát triển kinh tế biển. Một khi
chọn Cần Giờ phát triển kinh tế biển
thì TP.HCM phải đặt ra bài toán vừa
giữ được vùng dự trữ sinh quyển,
vừa triển khai phát triển chuỗi đô thị
biển mang tầm vóc quốc tế.
PGS-TS
LƯU THẾ ANH
,
Viện trưởng
Viện Tài nguyên và Môi trường, ĐH
Quốc gia Hà Nội
:
Tạo dựng vị
thế quốc tế
mới của TP
Không phải
đ ế n l ú c n à y
TP.HCM mới
đặt ra bài toán phát triển hướng biển.
Thực tế vào đầu thập niên 2000, cố
Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã từng nêu
ý tưởng và kỳ vọng xây dựng Cần
Giờ thành khu đô thị tầm cỡ khu vực
Đông NamÁ. Mục đích để khai thác
các tiềm năng hiện có và tạo sức bật
cho vùng lẫn TP.HCM.
Bài toán của cố Thủ tướngVõVăn
Kiệt đặt ra cho Cần Giờ giờ đây sẽ
có một tầm nhìn lớn đặt trong bối
cảnh mới. TP.HCM cần phát triển
kinh tế biển kết nối với chuỗi đô thị
tầm vóc quốc tế vịnh Cần Giờ - Vũng
Tàu - Gò Công để tạo dựng vị thế
quốc tế mới của TP.
Chuỗi đô thị biển Vũng Tàu - Cần
Giờ - Gò Công tại vịnh Cần Giờ tạo
mặt tiền biển để chủ động đón nhận
các cơ hội phát triển kinh tế biển giá trị
gia tăng cao và giao dịch hàng hải quốc
tế. Từ đó làmbàn đạp choTP.HCMtrở
thànhmộtTPcửangõkết nốimạnhhơn
nữa với khu vực và quốc tế. TP.HCM
khi đó không chỉ đóng vai trò quan
trọng đối với phát triển của vùng kinh
tế phía Nammà còn là mấu chốt trong
các chiến lược quốc tế.
PGS-TS
NGUYỄNCHUHỒI
,
nguyênTổng
cụcphóTổngcụcBiểnđảoViệtNam
:
Ba yếu tố
đặc thù
của đô thị
lớn
TP.HCMcũng
nhưcảnướcđang
triểnkhainămthứ
hai Nghị quyết 36 về chiến lược biển
Việt Nam năm 2030, tầm nhìn đến
năm2045. Chiến lược này hướng vào
kinh tế biển phát triển theo hướng
bền vững dựa trên nền tảng kinh tế
biển xanh. Nhìn vào sức phát triển
của TP.HCM thì để phát triển kinh
tế biển sẽ là hướng Cần Giờ.
TP.HCMvừa có đồng bằng vừa có
biển nên những yếu tố kết nối giữa
đất liền và biển hết sức quan trọng.
Trong đó, Cần Giờ trên cơ sở phát
triển đúng đắn, hài hòa giữa bảo tồn
và phát triển chính là cánh tay nối dài
để TP hướng ra biển và dựa vào biển
trong quá trình phát triển thời gian tới.
Một đặc điểm quan trọng khác là
khu vực Cần Giờ sở hữu một cửa
sông hình phễu. Cấu trúc này có lợi
thế cho quá trình phát triển đô thị
và các cảng biển. Tại miền Nam,
chỉ TP.HCM và Vũng Tàu sở hữu
cấu trúc này, còn ngoài Bắc có khu
vực Hải Phòng.
TP.HCMmột khi xây dựng một hệ
thống đô thị biển tại Cần Giờ thì lúc
này sẽ gặp thách thức là phải hài hòa
quy hoạch và tổ chức lại không gian
phát triển của TP để làm sao đảm bảo
tương tác. Vì TP.HCMkhông chỉ phát
triển cho chính nó mà phải tạo ra tác
động lan tỏa trên cơ sở tôn trọng ba yếu
tố đặc thù củamột hệ thống đô thị lớn.
Thứ nhất, TP phải tìm ra được tính
trội để có lợi thế so sánh mới. Thứ
hai là tìm ra những chiều cạnh, tính
cạnh đa dụng. Vì TPkhông chỉ là văn
hóa mà còn nhiều lĩnh vực khác nhau,
Hài hòa với Cần Giờ
khi phát triển
kinh tế biển TP.HCM
Các chuyên gia cho rằng TP.HCMnên chọn cửa ngõ CầnGiờ
để thay đổi phương thức vàmô hình phát triển từ tăng trưởng
phụ thuộc vào đất đai sang dựa vào biển.
nhiềumảngkhônggianchứcnăngkhác
nhau. Chẳng hạn, không gianCầnGiờ
phải hướng đến bảo tồn những giá trị
về tự nhiên, di sản, văn hóa.
Thứ ba, cần có tính liên kết nội vùng
và liên kết với khu vực không gian
xung quanh. Đặc biệt, nếu TP.HCM
muốn tầm vóc của mình ở cấp khu
vực và xa hơn nữa trở thành quốc
tế thì kết nối khu vực và quốc tế trở
thành hết sức quan trọng.
GS-TSKH
TRƯƠNG QUANG HỌC
,
Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào
tạo, Viện Tài nguyên và Môi trường,
ĐH Quốc gia Hà Nội:
Hài hòa
giữa con
người và
tự nhiên
TP.HCMvớivị
thế là một TP đi
tiên phong trong
phát triển kinh tế của cả nước cần
có một bước đi đột phá để mở rộng
không gian phát triển theo hướng
vươn ra biển và liên kết với các vùng
xung quanh. Tuy nhiên, vấn đề đặt
ra là làm thế nào để đảm bảo thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế trong khi
vẫn bảo tồn được tự nhiên và duy
trì được những giá trị bản sắc văn
hóa theo hướng bền vững.
Chẳng hạn, vịnh Cần Giờ có tiềm
năng tạo đột phá dựa trên mũi nhọn
phát triển đô thị biển và cảng biển
của TP.HCM trong liên kết vùng
ĐôngNambộ, ĐBSCL, TâyNguyên,
Nam Trung bộ. Động lực chủ đạo
là kinh tế biển xanh, kinh tế du lịch
sinh thái và đổi mới sáng tạo nhằm
tạo nền tảng và đóng vai trò trung
tâm trong Chiến lược quốc gia về
phát triển bảo vệ kinh tế biển đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Cần Giờ phải phát triển thành một
đô thị sinh thái hiện đại và thôngminh
theo hướng hợp sinh thái và thuận
thiên. Đó là phải hài hòa giữa con
người và thiên nhiên. Thiên nhiên
không còn đứng riêng, mà con người
giờ liên hệ chặt chẽ với thiên nhiên.
Cuối cùng, để Cần Giờ phát triển
hiệu quả, chúng ta phải có chính
sách, thể chế thông minh. Có nghĩa
rằng mọi hoạch định chính sách phải
lường hết các mối rủi ro đe dọa đến
sự phát triển trong tương lai.
GS-TSKH
ĐẶNG HÙNG VÕ
,
nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT
:
Muốn tiến
biển phải
thông qua
Cần Giờ
TP.HCMmuốn
tiếnrabiểnchỉcó
con đường phải
thông qua cửa Cần Giờ. Tôi cũng ủng
hộ TP.HCM hãy đẩy cửa Cần Giờ để
phát triển kinh tế biển.
Tuy nhiên, để bài toán phát triển
Cần Giờ tốt nên tính đến liên kết
vùng và đây là câu chuyện khá phức
tạp trong quy hoạch vì mỗi người có
cách tiếp cận vùng khác nhau. Tôi
cho rằng cách hiện đại nhất là hình
thành hệ sinh thái biển.
Sinh thái ở đây không chỉ là yếu
tố thiên nhiên, mà được hiểu theo
nghĩa bao gồm một hệ thống cùng
cộng sinh. Các yếu tố nương nhờ vào
nhau, dựa vào nhau để sống thì lúc
đó sẽ tạo ra hệ sinh thái bền vững.
Đồng thời sẽ không bị gây ra những
tác động tiêu cực, mà ngược lại tạo
ra hiệu suất sử dụng các nguồn lực
là cao nhất.•
Chuyên gia cho rằng CầnGiờ là vị trí thích hợp nhất để TP.HCMphát triển kinh tế biển.
Trong ảnh: Một góc dự án khu đô thị du lịch lấn biển CầnGiờ. Ảnh: Vietnampropertyforum.vn
“Cần Giờ trên cơ sở phát
triển đúng đắn, hài hòa
giữa bảo tồn và phát triển
chính là cánh tay nối dài
để TP hướng ra biển…”
PGS-TS
Nguyễn Chu Hồi
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản báo cáo Bộ
GTVT về việc nghiên cứu, thúc đẩy việc nối lại chuyến bay
quốc tế thường lệ tới các nước theo chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ.
Theo đó, qua nghiên cứu, xem xét tình hình tiêm phòng
vaccine trên thế giới cũng như tìm hiểu về “hộ chiếu
vaccine” và ứng dụng IATA Travel Pas (ITP), Cục Hàng
không kiến nghị triển khai các chuyến bay quốc tế thường
lệ có chở khách vào Việt Nam gồm ba giai đoạn.
Cụ thể, giai đoạn 1 khôi phục các chuyến bay trọn gói
(combo); giai đoạn 2 triển khai các chuyến bay thường lệ
chở khách vào Việt Nam có cách ly sau khi nhập cảnh; giai
đoạn 3 triển khai các chuyến bay thường lệ chở khách vào
Việt Nam không yêu cầu cách ly sau nhập cảnh khi áp dụng
cơ chế “hộ chiếu vaccine”.
P.ĐIỀN
Lắng nghe ý kiến các chuyên gia
Chúng tôi trân trọng mong muốn lắng nghe thêm ý kiến các nhà khoa
học, các chuyên gia, các nhà quản lý trong việc đánh giá, thảo luận, kiến
nghị và đề xuất các nhiệm vụ và giải pháp thúc đẩy phát tiển kinh tế biển
của TP.HCM.
Trên cơ sở đó đưaTP trở thành đô thị hiện đại, phát triển bền vững, cũng
như mở rộng địa chính TP để phát triển về hướng Cần Giờ đang triển khai
phát triển dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ.
Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh chủ trương
đầu tư tại Quyết định số 826 (ngày 12-6-2020). Đồng thời, đảmbảo có hiệu
quả và đảmbảo các vấn đề liên quan đến tài nguyên môi trường; tuân thủ
các quy hoạch liên quan; đảm bảo đời sống người dân và đóng góp tích
cực cho chuyển dịch kinh tế TP.HCM cũng như các tỉnh trong vùng.
Ông
NGUYỄN ĐỨC HIỂN
,
Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương
Chúng tôi đang thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh
phát triển chung của TP giai đoạn 2040-2060.
Về định hướng phát triển hướng biển qua địa bàn Cần Giờ thì sở sẽ tiếp
thu những yêu cầu cũng như chia sẻ của chuyên gia để đưa vào đầu bài
điều chỉnh phát triển TP. Từ đó xác lập vai trò của TP.HCM trong phát triển
kinh tế hướng ra biển, cũng như làm sao kết nối được liên kết vùng các
tỉnh/thành xung quanh TP để đưa kinh tế biển biến thành động lực cho
TP và vùng trong tương lai.
Ông
NGUYỄN THANH NHÃ
,
Giám đốc Sở QH-KT TP.HCM
Cục Hàng không đề xuất 3 giai đoạn mở lại đường bay quốc tế
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook