116-2021 - page 8-9

9
8
Đô thị -
ThứNăm27-5-2021
9A+B, khu chức năng số 9, xã
BìnhHưng, huyệnBìnhChánh
thuộc địa bàn KĐT mới Nam
TP cũng khóc dở mếu dở vì
chủ đầu tư chây ỳ không chịu
hoàn thiện hạ tầng, dù dự án
dân đã vào ở hơn 15 năm nay.
Ông Trương Nhị Hiệp là
một trong những hộ dân đầu
tiên về ở tại dự án này từ năm
2007, cho biết ban đầu hạ tầng
nơi đây mới chỉ là đường cấp
phối, không có nước sạch và
điện thì phải câu móc tạm bợ.
Người dân bức xúc, nhiều lần
phản ánh với chủ đầu tư và đều
được hứa hẹn sẽ hoàn thiện hạ
tầng nhưng 6-7 năm trôi qua
vẫn không có tiến triển gì.
“Mãi đến năm 2014, chúng
tôi quá bức xúc và nhờ sự hỗ
trợ của các ban, ngành TP,
đặc biệt là Ban quản lý khu
KĐT mới Nam TP (gọi tắt là
BQLKN) thì đến cuối năm
2015 chủ đầu tư mới cải tạo
đường nhưng vẫn chưa xong,
năm 2016 mới có hệ thống
nước sạch và năm 2018 mới
có điện. Điện, nước, hệ thống
viễn thông lẽ ra phải đi ngầm
nhưng hiện nay là các trụ điện
sơ sài, rất mất mỹ quan. Tính
ra, gần 15 năm, nhu cầu thiết
yếu nhất của một khu dân cư
mới được đáp ứng nhưng chỉ
một phần” - ông Hiệp nói.
Ông Hiệp cho biết bức bách
nhất hiện nay là không có hệ
thống thoát nước. Nước thải
sinh hoạt của hơn 100 hộ dân
đều tự thấm xuống đất. Ông
Hiệp cũng như các cư dân
trong khu dân cư ở đây lo ngại
trong thời gian tới, khi các dự
án xung quanh lấp đầy thì khu
dân cư Phi Long 5 sẽ ngập rất
nghiêm trọng.
ÔngHuỳnhTríDũng,một cư
dân trong dự án, cũng rất bức
xúc vì sinh sốnghơn10nămmà
chưa có sổhồng. “Nguyênnhân
cũng vì chủ đầu tư chưa hoàn
thiện hạ tầng. TPcũng nhiều lần
chỉ đạo các sở, ngành xem xét
cấp sổ hồng cho cư dân nhưng
đến nay nhà cửa của chúng tôi
vẫn chưa được hợp thức hóa vì
chưa đủ điều kiện về hạ tầng”
- ông Dũng cho hay.
Ông Dũng cũng cho biết
chủ đầu tư còn xây luôn một
căn nhà hoành tráng án ngữ
ngay trong công viên để làm
văn phòng công ty và cho
thuê. Người dân phản ứng
suốt bảy năm nay vẫn chưa
được tháo dỡ.
Cư dân, BQLKN:
Kiệt sức vì chủ đầu tư
“cù nhây”
Liên quan đến dự án khu dân
cư Phi Long 5 và phản ánh liên
tục của cư dân, ông PhạmVăn
Toàn, PhóTrưởngbanBQLKN,
cho biết BQLKN cũng đã có
rất nhiều cuộc họp và liên tục
giám sát, đôn đốc Công ty Phi
Long nhưng đến nay hạ tầng
của dự án này vẫn không hoàn
thiện. “Cư dân bức xúc nhiều
năm nay, BQLKN cũng rất sốt
ruột nhưng chỉ có thể báo cáo
lên các cơ quan, ban, ngành và
UBND TP vì BQLKN không
có thẩm quyền xử lý hay chế
tài chủ đầu tư” - ông Toàn nói.
Theo báo cáo của BQLKN
về “lịch sử” hối thúc Công ty
Đầu tư Phi Long hoàn thiện
hạ tầng, chỉ tính riêng năm
2014-2015, cơ quan này đã
có 11 cuộc họp với các đơn
vị có liên quan, chủ đầu tư
và 12 văn bản ráo riết yêu cầu
làm hạ tầng. Có những thời
điểm, mỗi tháng phát đi 2-3
văn bản. Đồng thời yêu cầu
công ty này hằng tuần phải
có báo cáo tiến độ thực hiện
để BQLKN giám sát.
Theo đó, “chốt” lại, đến cuối
năm 2016 phải hoàn thiện cơ
bản hạ tầng và cấp sổ hồng
cho người dân. Theo ôngToàn,
Công ty Phi Long có thực hiện
một số hạng mục nhưng dở
dang, rất nhiều lần cam kết
nhưng không thực hiện. Giữa
năm 2016, sau khi BQLKN
kiến nghị, UBND TP đã cho
thanh tra toàn diện dự án và
đầu năm 2017 đã có kết luận
thanh tra dự án này với hàng
loạt sai phạm của chủ đầu tư.
Đặc biệt, Thanh tra TP cũng
đã phát hiện dự án chưa hoàn
thành nhưng chủ đầu tư đã sáp
nhập với một doanh nghiệp ở
Tây Ninh (có lúc đổi tên thành
Công ty TNHH Phi Long Tây
Ninh - PV) để thực hiện dự án
nêu trên. Đồng thời, cơ quan
thanh tra cũng đề nghị Sở Xây
dựng cùng các đơn vị có liên
quan xác định có hay không
việc chuyển nhượng dự án của
Công ty Phi Long…
Sau kết luận thanh tra,
UBND TP cũng đã hai lần
có văn bản yêu cầu chủ đầu
tư “khẩn trương có kế hoạch
khắc phục và tổ chức thực hiện
ngay” các vi phạm và báo cáo
định kỳ tiến độ thực hiện hằng
tháng cho các cơ quan kiểm
tra, giám sát. Đồng thời chỉ đạo
BQLKN cùng các sở, ngành
có liên quan hướng dẫn, theo
dõi, giám sát việc khắc phục
các vi phạm của Công ty Phi
Long. Thời gian thực hiện là
sáu tháng.
Tuy nhiên, trongmột báo cáo
của BQLKN cuối năm 2020,
sau ba năm kể từ thời điểm
có kết luận thanh tra và các
văn bản chỉ đạo của UBND
TP, đến nay chủ đầu tư vẫn
không nhúc nhích.•
Kỳ sau:
Đầu tư ở khu đô thị mới
Nam TP: Mỏi mòn chờ thủ tục
Một con đường nhamnhở trong khu dân cư lô 13A, tuy nhiên đây vẫn là con đường tốt hơn nhiều
con đường nội bộ khác trong dự án. Ảnh: NGUYỆTNHI
LTS:
Khuđô thịmớiNamTP
(TP.HCM) được phê duyệt làmột
khuđô thịmới, hiệnđại, là khuđô
thị sinh thái,mang sắc thái gìngiữ
thiênnhiên, đặc trưngmiền sông
nước. Đồng thời là khuhỗnhợpđa
chức năng, cũng làmột kỳ vọng của
chínhquyềnTP.HCMthời điểmđó.
Tuy nhiên, saugần30nămkể từngày
được phê duyệt quy hoạchđếnnay,
khuđô thị nàymới chỉ triểnkhai được
66%, cònnhiềuđiềudangdở…
VIỆTHOA
N
hà không có chủ quyền,
đường sá sơ sài, điện
nước chập chờn, mùa
mưa nước ngập bình địa, mùa
khô cỏ cháy là tình cảnh chung
của dự án nhà ở Hồng Quang
và khu dân cư Phi Long 5 tại
khu đô thị (KĐT) mới Nam
TP (TP.HCM) sau hàng chục
năm đưa vào sử dụng.
20 năm sống trong
sợ hãi
Từ ngã tư quốc lộ 50 -
Nguyễn Văn Linh đi thẳng
về hướng Bình Chánh khoảng
500 m, bảng hiệu khu dân cư
lô 13A của Công ty Hồng
Quang nằm ngay mặt tiền
đường Nguyễn Văn Linh. Vẻ
hoang tàn của một dự án có
quy mô tới gần 38 ha được
thể hiện ngay từ mặt tiền của
dự án khi cỏ mọc cao che hết
tầm nhìn.
Vào tận bên trong dự án này
thì thật khó tin vì khung cảnh
tồi tàn như một khu dân cư bỏ
hoang. Theo quy hoạch, dự
án này có hơn 800 sản phẩm
gồm nhà phố, biệt thự, căn
hộ chung cư. Tuy nhiên, sau
20 năm triển khai thì chỉ 55
căn nhà đã được xây dựng
nằm rải rác trong gần 38 ha
đất, còn lại là cỏ dại um tùm,
nước đọng thành hồ ao loang
lổ trong dự án.
Thậm chí, lúc chúng tôi
đến còn bắt gặp cảnh nhiều
người dân đến câu cá ngay
trong những ao nước lớn tại
dự án. Những dãy đất trống
trải dài lẽ ra đã là nơi tọa lạc
của những căn nhà san sát
thì biến thành nơi chăn vịt,
chăn dê. Toàn khu, chỉ có con
đường trục chính duy nhất đi
dọc theo dự án là được làm
tử tế nhất nhưng hiện cũng
mới chỉ được rải đá mi.
Bà Huỳnh Thị Thi, một cư
dân tại dự án, cho biết hạ tầng
không được đầu tư bài bản,
lại xuống cấp trầm trọng do
hơn chục năm không được
duy tu, sửa chữa đã gây ra
cảnh “ngập như bình địa”
mỗi lúc mưa lớn hoặc triều
cường lên. “Vào mùa mưa,
dân chúng tôi khổ vô cùng
bởi nước lúc nào cũng ngập
tới gần yên xe máy. Để đưa
con đi học, chúng tôi phải
gửi xe ngoài bảo vệ, 4-5 giờ
sáng dậy cõng con lội nước
bì bõm ra cổng để lấy xe vì
ở đó cao hơn nên không bị
ngập. Tối nhiều khi triều
cường lên, đi đâu cũng phải
ngồi canh sau 10 giờ đêm
cho nước rút bớt rồi mới
lội được vào nhà. Nỗi khổ
kéo dài gần 20 năm nay và
không biết bao giờ mới kết
thúc” - bà Thi rầu rĩ.
Còn ông Trần Vĩnh Kiệt
thì bức xúc: “Mỗi khi triều
cường lên, vừa lao xe ra khỏi
nhà là chết máy, đi không nổi.
Đến khi nước rút, cỏ mọc lên
um tùm, đã từng xảy ra cháy
cỏ, xe cứu hỏa phải vào mới
dập được lửa, may là chưa
cháy lan sang nhà dân”.
Ông Kiệt nói thêm, cây cỏ
tốt, môi trường ẩm thấp đã
khiến cho rắn, rết, muỗi sinh
sôi rất nhiều. “Ở đây, rắn,
rết bò vào nhà là chuyện rất
thường tình” - ông Kiệt nói
và cho chúng tôi xem clip
rắn bò vào làm ổ trong nhà
dân để chứng minh.
15 năm hạ tầng vẫn
còn dang dở
Hơn 100 hộ dân tại dự án
khu dân cư Phi Long 5 - khu
Về ở 11 năm mới có nước sạch
Gần 20 năm nay, chúng tôi chưa được xài điện của điện lực
đến từng hộ mà phải mua điện của chủ đầu tư với giá cao. Trong
khi đó, hệ thống dẫn điện vào khu dân cư chỉ là mấy cột bê tông
trồng sơ sài. Mới đây vừa bị đổ hai cột điện chắn ngang đường,
may mà không đè trúng người. Tôi sinh sống tại đây từ năm 2006
mà phải đến 11 năm sau mới có nước sạch để dùng. Suốt hơn
chục năm, người dân phải dùng nước giếng khoan và mua nước
bên ngoài về sinh hoạt.
Dù sao 55 hộ dân nơi đây vẫn còn may vì còn có nhà để ở, còn
lại hàng trăm người khác sau 20 năm mua sản phẩm của Công
ty Hồng Quang đến nay, thứ được giữ duy nhất là bản hợp đồng
hợp tác đầu tư vì đất trống thì không được xây nhà mà chung cư
cũng chỉ nằm trên giấy do chủ đầu tư chưa xây dựng.
ĐOÀN THỊ MAI HƯƠNG
,
khu dân cư lô 13A
của Công ty Hồng Quang
Họ đã nói
“Kẹt cứng” trong khu đô thị mới Nam TP - Bài 1
Vỡ mộng ở
khu đô thị mới
Nam TP
Sống trong dự án nhà ở “cao cấp” ở khu đô thị mới
NamTP (TP.HCM) nhưng điều kiện sống tối thiểu
của người dân không được đảmbảo.
Kiến nghị “cấm cửa” chủ đầu tư
cho đến khi khắc phục xong hạ tầng
Riêng trong khu Nam, ngoài dự án khu dân cư Phi Long 5,
Công ty Phi Long còn có dự án khu dân cư lô số 3 trong khu
chức năng số 9 với diện tích 13,18 ha nhiều năm vẫn triển khai
ỳạch, BQLKNđã thammưuvàTPđãbanhànhquyết định thuhồi.
Liên quan đến sự chây ỳ của công ty này, BQLKN đã có văn
bản kiến nghị UBND TP giao Sở TN&MT các nội dung: Rà soát
các dự án của công ty này trên địa bàn TP để xem xét, thu hồi;
khẩn trương xem xét cấp sổ hồng cho dân; căn cứ Nghị định
102/2014 của Chính phủ để xử phạt chủ đầu tư trong việc chậm
làm thủ tục cấp sổ hồng cho cư dân.
BQLKN cũng kiến nghị TP giao Sở KH&ĐT không giao các dự
án mới và không giải quyết các thủ tục đối với các dự án do
Công ty Phi Long làm chủ đầu tư đến khi khắc phục xong hạ
tầng tại dự án này. Đồng thời phối hợp với Sở KH&ĐT, CụcThuế
tỉnhTây Ninh có biện pháp phong tỏa tài khoản nhằmđảmbảo
việc thực hiện nghĩa vụ tài chính và khắc phục hạ tầng tại dự
án khu dân cư Phi Long 5.
Bí thư Đà Nẵng: Các dự án bãi rác
Khánh Sơn phải đúng tiến độ
Sáng 26-5, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn
Quảng kiểm tra các dự án trọng điểm đang triển khai
tại bãi rác Khánh Sơn (quận Liên Chiểu).
Tại buổi kiểm tra, ông Nguyễn Văn Quảng nhận xét
tiến độ công trình cơ bản đảm bảo theo cam kết. Các
nhà thầu đã có nhiều phương án thi công để đảm bảo
được yêu cầu tiến độ đề ra. Bí thư Đà Nẵng đề nghị
quận Liên Chiểu chủ động chuẩn bị công tác di dời
các ngôi mộ trong phạm vi dự án, sau khi UBND TP
thống nhất vị trí thì bắt tay vào làm ngay.
Bí thư Đà Nẵng cũng thống nhất với đơn vị điều
hành dự án là 15 ngày nữa hoàn thành việc nổ
mìn phá đá và phần đường bao của hộc rác số 6.
“Riêng việc nổ mìn phá đá, về mặt chủ trương, Sở
Công Thương đã cấp phép nhưng việc tổ chức thi
công phải đảm bảo tuyệt đối an toàn” - ông Quảng
nhấn mạnh.
Tại dự án Nhà máy xử lý nước rỉ rác Khánh Sơn 2,
Sở TN&MT đề xuất tổ chức khánh thành đúng ngày
Môi trường thế giới (5-6). Dự kiến ngày 1-7, nhà máy
bước vào giai đoạn vận hành thử nghiệm khoảng ba
tháng. Hiện toàn bộ công tác kỹ thuật của dự án đã
hoàn thành.
Theo ông Quảng, dự án này áp dụng một trong
những công nghệ được coi là tiên tiến nhất hiện nay ở
nước ta trong việc xử lý nước rỉ rác, toàn bộ bãi rác cơ
bản giải quyết được câu chuyện nước rỉ rác.
Ông Quảng thống nhất với đề xuất của Sở TN&MT
làm thủ tục khánh thành nhà máy này, còn các thủ tục
liên quan khác thì Sở TN&MT cùng nhà thầu tiếp tục
hoàn thiện.
Được biết dự án nâng cấp, cải tạo một số hạng mục
tại bãi rác Khánh Sơn do Sở TN&MT TP Đà Nẵng
làm chủ đầu tư. Tổng mức đầu tư dự án hơn 184 tỉ
đồng từ nguồn vốn ngân sách TP.
TẤN VIỆT
Tiếp tục xem xét giảm phí bảo trì
đường bộ, phí hàng không
Nhằm chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, Bộ Tài
chính đang lấy ý kiến các bộ, ngành đối với dự thảo
Thông tư quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí.
Theo đó, dự thảo quy định từ ngày 1-7 đến hết 31-
12-2021, ô tô kinh doanh vận tải (KDVT) hành khách
chỉ nộp phí bảo trì đường bộ bằng 70% mức thu quy
định ở thông tư gốc.
Đối với xe tải, ô tô chuyên dùng, xe đầu kéo, mức
phí nộp từ đầu tháng 7 đến cuối năm bằng 90% mức
thu ở thông tư gốc.
Trường hợp ô tô chuyển từ không KDVT sang
KDVT, trong thời gian thông tư có hiệu lực thì
thời điểm áp dụng mức phí theo thông tư này tính
từ ngày ô tô được ghi nhận trong Chương trình
quản lý kiểm định của Cục Đăng kiểm Việt Nam là
ô tô KDVT.
Trường hợp ô tô đã được nộp phí theo mức quy
định cho khoảng thời gian có hiệu lực của thông tư
này, chủ phương tiện sẽ được bù trừ số tiền phí chênh
lệch và số phí phải nộp của chu kỳ tiếp theo. Đơn vị
đăng kiểm chịu trách nhiệm tính bù trừ tiền phí cho
chủ xe.
Đối với lĩnh vực hàng không, dự thảo của Bộ
Tài chính quy định vào thời điểm nêu trên, các
doanh nghiệp hàng không chỉ nộp phí nhượng
quyền khai thác sân bay bằng 90% quy định tại
thông tư gốc.
Song song đó, dự thảo cũng quy định phí thẩm
định cấp chứng chỉ, giấy phép, giấy chứng nhận
trong hoạt động hàng không; cấp phép ra vào khu
vực hạn chế tại các sân bay chỉ bằng 80% quy định
tại thông tư gốc.
“Kể từ ngày 31-12-2021 trở đi, mức thu các khoản
phí, lệ phí nêu trên được thực hiện theo quy định tại
các thông tư gốc…” - dự thảo thông tư Bộ Tài chính
nêu rõ.
Trước đó, Bộ GTVT cũng có văn bản gửi Bộ Tài
chính đề nghị xem xét giảm một số khoản phí, lệ phí
nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn do đại
dịch COVID-19, đặc biệt là lĩnh vực vận tải hàng
không, đường bộ.
VIẾT LONG
Liên quan đến hai khu dân cư nêu trên, ông Phạm Văn
Toàn, Phó Trưởng Ban quản lý khu đô thị mới Nam TP
(BQLKN), cho biết cơ quan này cũng đã nhận được rất
nhiều phản ánh của cư dân. Đồng thời, BQLKN cũng đã
họp liên tục, kiểm tra, giám sát, báo cáo các cơ quan có
thẩm quyền, UBND TP nhiều lần kiến nghị giải quyết bức
xúc của người dân.
Về khu dân cư lô 13A, theo báo cáo của BQLKN là được
UBND TP.HCM giao đất để thực hiện dự án vào năm 2002
với quy mô 37,8 ha. Dự án được phê duyệt quy hoạch chi
tiết 1/500 với đầy đủ hạ tầng của một dự án phát triển nhà
ở theo quy định gồm hạ tầng (đường sá, công viên, cầu, hệ
thống cấp điện, cấp thoát nước, chiếu sáng…). Thời gian
xây dựng từ năm 2002 đến 2006 và khai thác từ năm 2007
đến 2013. Tuy nhiên, đến nay sau 20 năm kể từ ngày được
giao đất, mới chỉ có 55 căn nhà được xây dựng. Người dân
thì sống dở chết dở bởi sự tắc trách của chủ đầu tư.
Theo đánh giá của BQLKN, hệ thống giao thông của dự
án đã thực hiện được 70% nhưng đã xuống cấp trầm trọng,
hiện bị lún khoảng 0,4-1 m so với cao độ thiết kế được
duyệt ban đầu. Hệ thống cấp điện chưa thực hiện mà chỉ có
điện tạm nối đến các nhà dân. Hệ thống thoát nước đã đầu
tư được 90% nhưng đã xuống cấp, không thực hiện được;
cấp nước chỉ đạt 70%.
Còn lại các hạng mục như trạm xử lý nước thải, hệ
thống cây xanh dọc vỉa hè, hệ thống thông tin liên lạc, cầu
Mã Voi, công viên cây xanh và các công trình công cộng,
thương mại, dịch vụ đều chưa thực hiện.
Ông Toàn cho biết từ năm 2017 đến nay, cư dân trong dự
án Hồng Quang liên tục phản ánh yêu cầu Công ty Hồng
Quang khắc phục. Thậm chí, có thời điểm, người dân quá
bức xúc đã tụ tập trước trụ sở BQLKN và giăng băng rôn
phản ánh.
Theo ông Toàn, BQLKN đã nhiều lần làm việc với
chủ đầu tư đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc khắc phục hạ
tầng trong dự án. BQLKN đã phối hợp với Sở Xây dựng,
UBND huyện Bình Chánh tổ chức hàng chục cuộc họp.
Chỉ riêng việc đôn đốc Công ty Hồng Quang khắc phục
hạ tầng, cơ quan này đã có tới hơn 20 văn bản nhắc nhở,
Dâydưakhôngkhắc phục hạ tầng rồi tuyênbốhết tiền
hối thúc, Công ty Hồng Quang cũng nhiều lần hứa hẹn
nhưng vẫn không thực hiện.
Tháng 10-2020, Công ty Hồng Quang đã cam kết đến
ngày 31-12-2021 sẽ hoàn thiện hạ tầng của dự án này. Tuy
nhiên, tính đến nay đã hơn bảy tháng trôi qua, không những
không thực hiện mà đến tháng 3-2021, Công ty Hồng
Quang chính thức phát thông báo đến BQLKN với nội
dung: Hết tiền nên không thể làm hạ tầng!
Đồng thời, công ty này còn “ra điều kiện” UBND TP
phải hoàn trả các khoản tiền sử dụng đất tại một dự án khác
của doanh nghiệp này tại quận 5 thì mới có đủ tiền để hoàn
thiện hạ tầng tại dự án khu dân cư lô 13!
Trước đó, tháng 12-2020, với hành vi chưa hoàn thiện
hạ tầng đã đưa dân vào ở, cuối năm 2020, UBND TP đã
có quyết định xử phạt Công ty Hồng Quang gần 300 triệu
đồng và buộc khắc phục hạ tầng nhưng đến nay mọi thứ vẫn
nguyên như cũ.
Ông Toàn cho biết cách đây khoảng một tháng,
BQLKN đã có báo cáo UBND TP về việc đầu tư hạ tầng
tại dự án khu dân cư lô 13A. “Kiến nghị TP chủ trì cuộc
họp với các sở, ngành có liên quan để xem xét, thống
nhất biện pháp xử lý, chế tài và yêu cầu Công ty Hồng
Quang phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm và
khẩn trương khắc phục, hoàn chỉnh hạ tầng, làm cơ sở
tiếp tục triển khai dự án và giải quyết bức xúc cho dân” -
ông Toàn nói.
VH
Ông TrươngNhị Hiệpmở bản đồ dự án trao đổi với PV, ông về sống
tại dự án khu dân cư Phi Long 5 hơn 15 nămthì támnămcùng người
dân trong dự án liên tục phản ánh nhưng chủ đầu tư chưa hoàn
thiện hạ tầng. Ảnh: NGUYỆTNHI
Hơn 100 hộ dân tại
dự án khu dân cư
Phi Long 5 - khu
9A+B, khu chức
năng số 9, xã Bình
Hưng, huyện Bình
Chánh thuộc địa bàn
KĐT mới Nam TP
cũng khóc dở mếu dở
vì chủ đầu tư chây
ỳ không chịu hoàn
thiện hạ tầng…
1,2,3,4,5,6,7 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook