15
Tuyển Anh từng thắng trong hai loạt sút
luân lưu gần nhất nhưng nỗi ám ảnh với ý
nghĩ đi tiếp nếu phải dắt Đức đến chấm đá
phạt thường làm người hâm mộ Anh hồi
hộp đến nghẹt thở.
Người Anh đang lo sợ điều tồi tệ nhất
nếu cuộc đụng độ với tuyển Đức vẫn bế
tắc sau 120 phút. Còn nhớ, chính người
Đức đã đánh bại Anh trong loạt đá luân lưu
đầu tiên ở trận bán kết World Cup 1990 và
kết quả cũng tương tự khi hai bên gặp lại
nhau tại Euro 1996.
“Tam sư” từng vượt qua Tây Ban Nha
trên chấm luân lưu ở trận tứ kết năm 1996
và gây ra nỗi đau cho Colombia ở vòng
knock out World Cup 2018. Nhưng họ
cũng không quên từng là bại tướng của
Argentina, Bồ Đào Nha (hai lần) và Ý ở
những quả 11 m trong các giải đấu lớn gần
đây.
Chìa khóa vàng cho người Anh tự giải
cứu và vượt qua nỗi ám ảnh là gạt bỏ hết
những e ngại hoặc nghi ngờ vào chính
mình khi đặt bóng trên chấm trắng 11 m.
Ngay cả HLV của đội tuyển Anh hiện tại,
ông Gareth Southgate, cũng từng bỏ lỡ quả
phạt đền để người Đức qua mặt năm 1996.
Theo TS Greg Wood, giảng viên cao
cấp về tâm lý thể thao từ Viện Thể thao
ĐH Manchester (Anh), sự lo lắng đã làm
ảnh hưởng đến hiệu suất của một cầu thủ,
khiến họ giảm khả năng tập trung thị giác
của mình. Ông đưa ra lời khuyên cho các
cầu thủ Anh khắc phục bằng cách tập sút
penalty thật nhiều. Có nhiều HLV và cầu
thủ cho biết không cần tập luyện đá 11 m
nhiều vì rất sợ tạo ra tâm lý căng thẳng.
Nhưng TS Wood khẳng định việc thực
hành trên chấm phạt đền sẽ mang lại lợi
ích tốt hơn: “Khi luyện tập sự tự tin ở loạt
sút luân lưu, nó phủ nhận một số tác động
của lo lắng. Hãy nhìn vào các môn thể
thao như golf, phóng phi tiêu, billiard...,
những vận động viên sẽ luyện tập lặp đi
lặp lại để đối diện nhiều tình huống khác
nhau và giúp họ mạnh mẽ hơn dưới áp
lực. Các cầu thủ Anh dường như không
nhận ra điều đó”.
PV
đến nếu Ronaldo ôm bóng
và giành đá.
Ngay cả lối đá của Bồ Đào
Nha trong trận gặp Bỉ cũng
hướng đếnRonaldo nhiều hơn
là tìm nhau, như cái cách họ
làm trong chiến thắng trước
Pháp ở trận chung kết Euro
2016.
CóRonaldo thì hàng thủ các
đội phải cảnh giác nhưng có
Ronaldo, Bồ Đào Nha luôn
phải tìm lối chơi xoay quanh
cầu thủ này.
Ở đây, HLV Santos phải
cân nhắc việc chọn lối chơi
dựa vào món hàng quý hiếm
cũng đúng, mà nói rằng ông
chịu áp lực từ chính ngôi sao
Ronaldo cũng không sai.
Công bằng mà nói, về con
người thì Bồ Đào Nha không
thua Bỉ. Về thế trận, Bồ Đào
Nha cũng không thua, thậm
chí Bồ Đào Nha còn có đến
23 lần sút cầu môn so với số
lần ít ỏi, trong đó có một cú
sút hiếm hoi nhưng thành bàn
của Hazard “em”. Nhưng Bồ
Đào Nha không có chút may
mắn nào trong trận đấu knock
out đấy, khi bóng bướng bỉnh
bật cột hoặc vào trúng ngay
chỗ đứng của thủmônThibaut
Courtois.
Có thể đấy là Euro cuối của
Ronaldo, trừ khi ở tuổi 40,
anh vẫn chạy nhạy và tham
đá như bây giờ. Con người
của rất nhiều kỷ lục không
còn là người “gánh team”
như mọi người thường nói
nữa, mà là người khiến cả
team đều phải chạy theo anh.
Chưa bao giờ bóng đá Bồ
Đào Nha nhiều nhân tài như
lúc này và đã đến lúc họ cần
phải phát huy hết từng cá nhân
hơn là tất cả chỉ phục vụ cho
một ngôi sao như Ronaldo.•
Thể thao -
ThứBa29-6-2021
ĐỨC TRƯỜNG
N
hắc đến Bồ Đào Nha ai
cũng nói đến Ronaldo,
cầu thủ được xem là
linh hồn của nhà vô địch
Euro 2016, dù trận chung kết
năm đấy Ronaldo phải làm
khán giả khi rời sân rất sớm.
Năm năm trước đã từng có
nhiều phân tích đặt ra rằng:
Nếu Ronaldo còn ở trên sân
thì liệu Bồ Đào Nha có thắng
được chủ nhà Pháp để lên ngôi
vô địch châu Âu hay không?
Đó chỉ là một cách đặt vấn
đề và vấn đề đấy lại được đặt
ra khi đương kim vô địch Bồ
Đào Nha sớm trở thành cựu
vô địch khi thua Bỉ ở vòng
16 đội. Một trận thua mà Bồ
Đào Nha hơn trong tất cả chỉ
số chuyên môn, trừ mỗi bàn
thắng. Đó cũng là trận thua
mà Ronaldo được nhắc đến
nhiều nhất, đặc biệt trong hầu
hết những quả phạt trực tiếp
và những pha tấn công dồn
vào số 7 của Bồ Đào Nha.
Những phân tích nói rằng
Ronaldo phải hy sinh khi
chơi cao nhất trong đội hình
và đấy là lý do anh bị quây
rất chặt, thậm chí có lúc một
mình phải đối mặt xoay xở
trước ba trung vệ của Bỉ.
Sao không ai đề cập rằng
nhiều cầu thủ Bồ Đào Nha
phải hy sinh cho Ronaldo và
lối đá của Bồ Đào Nha cũng
hy sinh nhiều cá nhân xuất sắc
phải núp theo lối chơi phục
vụ Ronaldo. Điển hình Bruno
Fernandes chơi rất hay và là
chân tiền lẫn chân chuyền
của Man. Utd nhưng ở đội
tuyển Bồ Đào Nha, anh chỉ
là cầu thủ hạng hai. Những
Ronaldo thất vọng với thất bại của Euro được xem là cuối cùng của anh. Ảnh: UEFA
lần ra sân từ ghế dự bị, Bruno
Fernandes không tìm được
tiếng nói với Ronaldo, hay
nói đúng hơn là anh đánh mất
mình khi phải nhìn Ronaldo
mà đá. Nhìn ánh mắt Bruno
Fernandes thèm thuồng trước
những quả phạt trực tiếp mà
anh hiểu anh không được sờ
Có Ronaldo thì hàng
thủ các đội phải
cảnh giác nhưng có
Ronaldo, Bồ Đào
Nha luôn phải tìm
lối chơi xoay quanh
cầu thủ này.
Một trận đấu knock out, về
mặt ý nghĩa, tâm lý cầu thủ
như một trận chung kết. Dù
chất lượng cầu thủ ra sao, xét
về động lực là “49 gặp 50”,
đôi lúc tinh thần vượt lên trên
chuyên môn như kiểu Đan
Mạch tại Euro 1992 hay Hy
Lạp tại Euro 2004 vậy.
Riêng với trận Hà Lan -
Czech thì phải khẳng định
ngay và luôn: Hà Lan dở! Một
đội bóng không biết thua
ở vòng bảng trước những
đối thủ bậc trung, nay gặp
một đội Czech già dặn kinh
nghiệm và tinh quái nên cơn
lốc bị dập tắt. Czech còn có
tay săn bàn Patrik Schick, cầu
thủ mà nếu không ghi bàn
thì đóng vai trò “chimmồi”,
kéo giãn hàng phòng ngự đối
phương rất hiệu quả.
Trước Czech, Hà Lan lộ
nguyên hình là đối thủ chơi
đúng một kiểu, còn Czech thì
hiểu đối thủ của mình và lên
đấu pháp, thực thi thật chặt
chẽ.
Tiếp cận trận đấu, Hà Lan
chơi thế kèo trên, còn Czech
thì phòng ngự chặt chẽ tầng
tầng lớp lớp trước cầu môn.
Ở bảng D với Anh, Croatia,
Scotland rất nghiệt ngã đã
giúp Czech trở thành những
chiến binh, lạnh lùng trong
cư xử khi bước vào trận knock
out. Hà Lan thắng dễ ở vòng
bảng nên chưa có gì để kiểm
nghiệm và cứ ngây thơ đá
theo cách của mình hơn là tìm
điểm yếu của đối thủ để triệt.
Ngay cả lúc Hà Lan áp đảo,
Czech vẫn tạo ra những pha
phản công tiếp cận cơ hội
mang tính sát thương cực cao.
Lối chơi đấy được duy trì đến
khi De Ligt của Hà Lan nhận
thẻ đỏ và Czech bắt đầu áp
đảo làm khổ Hà Lan.
Chiếc thẻ đỏ của De Ligt như
một tai nạn nhưng tai nạn đấy
chỉ xảy ra trước đợt phản công
sắc như dao của Czech.
Trên băng ghế chỉ đạo,
HLV Jaroslav Silhavy dày dạn
và cư xử hơn hẳn HLV Frank
De Boer đa phần chỉ thể hiện
sự tức giận hơn là điều chỉnh
thế trận bế tắc.
Hà Lan chủ quan với tư
tưởng dùng “lốc” để cuốn
phăng Czech ngay từ đầu
nhưng thầy trò HLV Frank De
Boer đã bị sa lầy vì những đòn
độc của Czech.
DUY ÂN
Bồ Đào Nha “chết” vì Ronaldo
Tấn công nhiều hơn Bỉ, tiếp cận khung thành nhiều hơn và sút cầumôn cũng nhiều hơn
nhưng Bồ Đào Nha lại bị Bỉ loại vì không biết ghi bàn.
Bình luận
HàLandởhayCzechhay?
Tổng Biên tập:
MAI NGỌC PHƯỚC
Phó Tổng Biên tập:
HOÀNG CHƯƠNG
- NGUYỄNĐỨC HIỂN
TổngThưkýTòasoạn:
ĐINHĐỨCTHỌ
Tòa soạn:
34 HoàngViệt, phường 4, quậnTân Bình,TP.HCM.
ĐT:Tổngđài:
(028)39910101-39914701;
Tiếpbạnđọc:
(028)39919613;
Quảng cáo:
(028) 39914669 - 39919614;
Fax: Văn phòng:
39914661,
Tòa soạn:
39914663;
Email:
Phòng phát hành: (028) 38112421
Email:
- Hotline: 0908.799.679 - 0937.510.759
Phát hành quamạng lưới Bưu điệnViệt Nam; Mã B131;
Hotline: 1800.585855
VănphòngđạidiệntạiCầnThơ:
Lầu3,số107TrầnVănHoài,phườngXuânKhánh,
quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ; Email:
;
Văn phòng đại diện tại Hà Nội:
Tầng 2, tòa nhà Á Châu, 24 Linh Lang,
phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội. ĐT: (024) 37623009; Fax: (024) 37623010;
Email:
Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng:
Tầng 3, số 06 Trần Phú, phường Thạch Thang,
quận Hải Châu. ĐT: (0236) 3751378
Giấy phép
hoạt động báo chí
số 636/GP-BTTTT
ngày 28-12-2020 của Bộ TTTT.
Chế bản, in tại Công ty TNHH
MTV Lê Quang Lộc TP.HCM
Người Anhámảnhnhững cú sút
penaltyđịnhmệnh
Cầu thủAnh khôngmuốn đá luân lưu vì nỗi ám
ảnh thua trận. Ảnh: GETTY IMAGES
Lốc camsa lầy trước Czech bản lĩnh và tự tin. Ảnh: UEFA