144-2021 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa29-6-2021
đoàn An Phú và Tập đoàn Hoàng
Anh Gia Lai.
Do Trần Duy Tùng (con trai ông
Hà, đã bỏ trốn) đang là tổng giám
đốc Công ty An Phú nên theo quy
định, BIDV không được cấp tín
dụng cho liên danh này. Để lách
luật, ông Hà chủ trương thành lập
Công ty Bình Hà gồm ba cổ đông
Trần Anh Quang (cháu họ ông Hà
và là tài xế cho Tùng), Thái Thành
Vinh (bạn Tùng) và ĐinhVăn Dũng
(do Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai
giới thiệu).
Quá trình hoạt động, Quang và
Văn Dũng luân phiên giữ chức tổng
giám đốc. Thực tế, Tùng trực tiếp
chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động.
Cơ quan tố tụng xác định dù
Công ty Bình Hà chưa đủ điều
kiện xếp hạng tín dụng… nhưng
BIDV vẫn giải ngân hơn 2.600 tỉ
đồng cho dự án chăn nuôi bò, đến
nay mất khả năng thu hồi vốn hơn
799 tỉ đồng.
Đặc biệt, dưới sự chỉ đạo của
Tùng, sau khi nhận tiền bán bò,
thay vì đưa về tài khoản của Công
ty Bình Hà để BIDV quản lý thì
các bị cáo tại công ty lại chuyển
vào tài khoản cá nhân để nộp tiền
góp vốn. Các bị cáo chiếm đoạt
hơn 149 tỉ đồng, mới khắc phục
được 128 tỉ đồng.
Bị cáo Văn Dũng liên tục kêu
oan rằng mình không chỉ đạo việc
tiêu thụ bò cũng như thu tiền bán
bò của Công ty Bình Hà, đề nghị
hủy án để điều tra lại.
Tuy nhiên, đại diện VKS phân
tích: Tại tòa, giám đốc Công ty CP
Kỹ thuật Hantechco cho biết được
Văn Dũng nhờ bán bò. Sau khi bán
bò, ông chuyển tiền vào tài khoản
mà bị cáo yêu cầu, trong đó có cả
tài khoản của Công ty Bình Hà và
tài khoản của bị cáo.
Đại diện VKS công bố một số
lời khai cho thấy Đinh Văn Dũng
chỉ đạo việc bán bò, chiếm đoạt
11 tỉ đồng.
Con gái ông Trần Bắc Hà
muốn dỡ kê biên tài sản
Không kêu oan như Đinh Văn
Dũng, vợ chồng bị cáo Đoàn Hồng
Dũng và NguyễnThị Thanh Sơn đều
mong được giảm nhẹ hình phạt cả
phần hình sự và trách nhiệm dân sự.
Theo án sơ thẩm, dù lợi nhuận
sau thuế của Công ty Trung Dũng
liên tục giảm, vốn đầu tư ngày một
tăng cao, hoạt động chủ yếu bằng
vốn vay và chiếm dụng..., tuy nhiên
BIDV Chi nhánh Hà Thành vẫn
đánh giá doanh nghiệp hoạt động
hiệu quả để xuất vốn vay, dẫn đến
mất vốn hơn 860 tỉ đồng.
Đặc biệt, vợ chồng Đoàn Hồng
Dũng chiếm đoạt hơn 263 tỉ đồng
của BIDVbằng việc bán các lô hàng
TUYẾNPHAN
N
gày 28-6, TAND Cấp cao tại
TPHà Nội mở phiên tòa phúc
thẩm xét xử vụ án vi phạm
quy định về hoạt động ngân hàng,
hoạt động khác liên quan đến hoạt
động ngân hàng và lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản xảy ra tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam (BIDV), Công ty
CP Chăn nuôi Bình Hà và Công
ty TNHH Thương mại và Du lịch
Trung Dũng.
Phiên tòa được mở do có ba bị cáo
kháng cáo. Trong đó, bị cáo Đinh
Văn Dũng (cựu tổng giámđốc Công
ty Bình Hà) kêu oan, bị cáo Đoàn
Hồng Dũng (cựu giám đốc Công ty
Trung Dũng) và bị cáo Nguyễn Thị
Thanh Sơn (vợ bị cáo Hồng Dũng,
thành viên góp vốn Công ty Trung
Dũng) xin giảm nhẹ hình phạt.
Cựu tổng giám đốc
tiếp tục kêu oan
Theo hồ sơ, ông Trần Bắc Hà
(cựu chủ tịch BIDV, đã chết) trao
đổi với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh về chủ
trương thành lập dự án chăn nuôi bò
giống và bò thịt ứng dụng công nghệ
cao. Ông Hà cam kết BIDV là đơn
vị tài trợ vốn, đồng thời giới thiệu
hai nhà đầu tư là Công ty CP Tập
Ba bị cáo có đơn kháng cáo tại tòa. Ảnh: TP
Đại án BIDV:
VKS đề nghị
bác toàn bộ
kháng cáo
Sau khi nhận tiền bán bò, thay vì đưa về
tài khoản của Công ty BìnhHà để BIDV
quản lý thì các bị cáo tại công ty lại chuyển
vào tài khoản cá nhân.
thép lòng vòng thông qua các công
ty của gia đình.
Đại diện VKS đề nghị bác kháng
cáocủavợchồngĐoànHồngDũngvì
không có các tình tiết giảm nhẹ mới.
Ngoài ra, một số người liên quan
cũng có đơn kháng cáo, trong đó có
bà Trần Lan Phương (con gái ông
Trần Bắc Hà). Bà Phương là người
thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng
của mẹ (đã trước phiên phúc thẩm)
về việc không đồng ý với việc phong
tỏa, kê biên tài sản mà cấp sơ thẩm
đã tuyên.
Bà Phương cho rằng trong số
những tài sản bị kê biên của vợ
chồng ông Hà có hai bất động sản
ở TP.HCM là tài sản riêng của mẹ
bà, mong được giữ lại để gia đình
có nơi sinh sống.
Ngoài ra, bà Phương còn mong
HĐXX xem xét khoản tiền 7 tỉ đồng
trong tài khoản của mẹ bị phong tỏa
vì đây là tiền do công ty bất động sản
chuyển về, không liên quan vụ án.
Về vấn đề này, đại diện VKS cho
rằng ngoài bà Phương còn có Trần
Duy Tùng cũng được hưởng quyền
thừa kế tài sản từ mẹ. Tuy nhiên,
hiện Tùng đang bỏ trốn nên cần kê
biên để đảm bảo phần thi hành án
đối với Tùng.
HĐXX nghị án kéo dài, 15 giờ
chiều nay (29-6) sẽ tuyên án.•
Mức án sơ thẩm
Tháng 11-2020, TAND TP Hà Nội tuyên phạt tám bị cáo là các cựu lãnh
đạo, cán bộ thuộc BIDV từ 36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo đến
tám năm tù giam, cùng về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt
động của các tổ chức tín dụng.
Riêng nhóm bị cáo Đinh Văn Dũng, Đoàn Hồng Dũng, Nguyễn Thị
Thanh Sơn và Trần Anh Quang (cựu tổng giám đốc Công ty Bình Hà) lần
lượt bị tuyên phạt 12 năm tù, 18 năm tù, ba năm tù và 13 năm tù về tội
lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Cơ quan tố tụng xác định
dù Công ty Bình Hà
chưa đủ điều kiện để xếp
hạng tín dụng… nhưng
BIDV vẫn giải ngân hơn
2.600 tỉ đồng cho dự án
chăn nuôi bò.
KhánhHòa: Truy tố cựu tổnggiámđốcSôngĐàNhaTrang
VKSND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành cáo trạng truy tố
Nguyễn Chí Uy (cựu tổng giám đốc Công ty CP Sông Đà
Nha Trang) và Đào Trung Dũng (cựu kế toán trưởng công
ty này) cùng về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo cáo trạng, năm 2012, UBND tỉnh Khánh Hòa giao
dự án khu dân cư (KDC) Cồn Tân Lập tại phường Xương
Huân, TP Nha Trang cho liên danh Công ty CP Sông Đà
Thăng Long (Hà Nội) và Công ty CP Sông Đà Nha Trang
(TP Nha Trang) làm chủ đầu tư. Trong đó, Công ty CP
Sông Đà Nha Trang làm đại diện liên danh.
Từ năm 2015 đến 2017, Uy cùng Dũng lừa bán các lô
đất không nằm trong thiết kế quy hoạch của dự án. Cụ thể,
Uy sửa thiết kế, điều chỉnh hai lô đất ký hiệu CX-07 và
CX-08 thuộc dự án KDC Cồn Tân Lập đã được quy hoạch
làm công viên cây xanh, phân chia thành năm lô đất có mục
đích sử dụng nhà ở liên kế, đổi tên ký hiệu thành LK3C.
Tiếp đó, Uy trực tiếp gặp, thống nhất việc mua bán với
khách hàng. Uy giao Dũng soạn hợp đồng mua bán dưới
hình thức hợp đồng góp vốn đầu tư để lập chứng từ thu tiền
của khách hàng. Cơ quan điều tra xác định: Bằng thủ đoạn
gian dối, tự ý sửa thiết kế, điều chỉnh, lừa bán các lô đất
không nằm trong quy hoạch của dự án KDC Cồn Tân Lập,
từ tháng 11-2016 đến tháng 4-2017, Uy ký hợp đồng góp
vốn với nhiều khách hàng, có lô ký hợp đồng với hai người.
Từ đó, Dũng lập các chứng từ thu tiền. Tổng số tiền mà cả
hai đã chiếm đoạt của khách hàng gần 28 tỉ đồng.
Đối với sai phạm của các cơ quan quản lý nhà nước tỉnh
Khánh Hòa trong việc triển khai thực hiện dự án KDC
Cồn Tân Lập, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh
Khánh Hòa đã trưng cầu giám định, trưng cầu giám định
viện tư pháp các cơ quan quản lý nhà nước trung ương.
Theo đó, các bộ KH&ĐT, TN&MT, Xây dựng, Tài
chính sẽ giám định việc chấp hành pháp luật trong hoạt
động cấp phép đầu tư; hoạt động đầu tư xây dựng; quản lý
nhà nước trong lĩnh vực đất đai, quy hoạch đô thị.
Các cơ quan chức năng sẽ giám định thiệt hại cụ thể đối với
những vi phạm để xác định cụ thể các sai phạm, mức độ gây
thiệt hại cho Nhà nước của các cơ quan quản lý nhà nước tỉnh
Khánh Hòa trong việc triển khai thực hiện dự án KDC Cồn
Tân Lập. Khi có kết luận giám định, Cơ quanAn ninh điều tra
Công an tỉnh sẽ tiếp tục giải quyết theo quy định của pháp luật.
Như đã phản ánh, dự án KDC Cồn Tân Lập được
UBND tỉnh cho chủ trương đầu tư cách đây 13 năm, do
Công ty Sông Đà Thăng Long liên danh với Công ty CP
Sông Đà Nha Trang làm chủ đầu tư.
Dự án được thực hiện trên diện tích gần 8 ha tại Cồn Tân
Lập. Khu đất dự án này được xem là đất vàng do có vị trí
đắc địa, nằm ngay cửa sông Cái đổ ra biển Nha Trang, giáp
với cầu Trần Phú, nơi có phong cảnh tuyệt đẹp.
Mặc dù chủ đầu tư cam kết dự án hoàn thành, đưa vào
sử dụng năm 2013 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành
giải phóng mặt bằng và hầu như không triển khai gì. Toàn
khu vực dự án vẫn chỉ là bãi đất trống. Thời gian qua, chủ
đầu tư đã ba lần cắt đất vàng của dự án để chuyển nhượng.
Thời gian qua, nhiều khách hàng liên tục khiếu nại, tố
cáo chủ đầu tư bán một lô đất cho nhiều người, chuyển
nhượng các lô đất của dự án trái pháp luật, đồng thời yêu
cầu chủ đầu tư bàn giao đất, nhà như hợp đồng đã ký.
Tháng 11-2019, Sở Xây dựng tỉnh có công văn yêu cầu
Công ty CP Sông Đà Nha Trang phải dừng ngay mọi hoạt
động kinh doanh bất động sản, huy động vốn tại dự án
KDC Cồn Tân Lập. UBND tỉnh cũng nhiều lần yêu cầu các
cơ quan chức năng xử lý các sai phạm tại dự án.
TẤN LỘC
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook