158-2021 - page 12

12
TÁ LÂM
C
hiều 14-7, lãnh đạoThành
ủy TP.HCM đã có buổi
gặp gỡ với lãnh đạo các
cơ quan báo chí. Tại buổi
gặp, có 13 ý kiến của lãnh
đạo các cơ quan báo chí tại
TP chia sẻ những băn khoăn,
đồng thời hiến kế nhiều vấn
đề nhằm góp phần cùng lãnh
đạo TP làm tốt hơn công tác
truyền thông hiệu quả trong
phòng chống dịch.
Cố gắng khắc phục
tối đa tử vong
do bệnh nền
Liên quan đến điều trị F0,
F1 tại nhà, Vụ trưởng Vụ
Truyền thông (Bộ Y tế) Vũ
Mạnh Cường cho rằng cần
phải hiểu rõ về chuyên môn
gọi là “rút ngắn thời gian
điều trị F0”, chứ không phải
cách ly F0 tại nhà. Bộ Y tế
khuyến cáo yêu cầu tất cả F0
vẫn phải được theo dõi điều
trị tại bệnh viện. Ngày thứ 10
trở đi mới cách ly theo hướng
dẫn của Bộ Y tế nếu có chỉ
số virus thấp.
Tại buổi gặp, Bí thư Thành
ủyTP.HCMNguyễnVănNên
cho biết trong phòng chống
dịch, TP.HCM luôn tuân thủ
gần như tuyệt đối nguyên tắc
của các thầy thuốc đưa ra,
làm đúng hướng dẫn ngành
y tế đưa ra dựa trên tác hại
của biến chủng. Bên cạnh đó,
ngành y tế TP cùng ngành y
tế cả nước theo dõi, nghiên
cứu, phân tích, đánh giá để
hiểu được và đề ra giải pháp
sát thực để chuyển hướng
chiến lược “đánh” có hiệu
quả nhưng không ảnh hưởng
nhiều đến xã hội thì đây là bài
toán khó với TP.
Bí thư Thành ủy cho rằng
trọng tâm của thực hiện Chỉ
thị 16 trên địa bàn TP đó là
giãn cách, cách ly và phong
tỏa một số vùng trên địa
phân tích dịch tễ để phục vụ
cho điều tra dịch tễ, phân tích
chỉ điểmnhững khu vực trọng
tâm, trọng điểm cần tập trung
truy vết, lấy mẫu.
TP.HCM cũng cần tăng
cường tuyên truyền, vận động
để người dân thấy TP đã cố
gắng tổ chức lại đời sống sinh
hoạt, phân phối hàng hóa,
không để ai bị thiếu thốn,
dứt bữa nhưng cũng phải vận
động người dân cùng chia sẻ
khó khăn, không thể giống
như lúc bình thường.
Ông Vũ Đức Đam cũng
lưu ý TP.HCM tiếp tục quan
tâm tới những người có hoàn
cảnh khó khăn, nhất là những
khu, cụm dân cư tập trung rất
đông người nghèo. Ngoài hỗ
trợ về vật chất, lương thực,
thực phẩm, nhu yếu phẩm thì
bà con rất cần trợ giúp về đời
sống văn hóa, tinh thần để bớt
cảm thấy bí bách trong thời
gian giãn cách.
TP.HCM cũng đã cải tiến
và bỏ những quy định để
người dân lưu thông thuận
lợi trong TP, giải quyết tình
trạng ách tắc. Tuy nhiên, để
giải quyết căn bản tình trạng
này, Phó Thủ tướng đề nghị
TPcần liên thông hệ thốngmã
QR Code của TP và hệ thống
đang triển khai trên cả nước
để thống nhất mỗi người dân
có một mã QR Code tích hợp
kết quả xét nghiệm, khai báo
y tế điện tử để quét mã khi
đến các cửa hàng, cơ sở kinh
doanh dịch vụ, di chuyển qua
các chốt kiểm soát…•
Dự kiến bắt đầu
tiêm vaccine đợt 5
từ ngày 18-7
PhóBíthưThườngtrựcThành
ủyTP.HCMPhanVănMãichobiết
trong đợt tiêm chủng vaccine
phòng dịch COID-19 lần 5, TP
sẽ tổchức630điểmtiêmchủng
tại 312 trạm y tế quận, huyện.
Dự kiếnmỗi điểmtiêmcho120
người/ngày. Số lượng ban đầu
là 1,1 triệu liều vaccine, tiến
hành trong 2-3 tuần.
ÔngMãicũngchobiếtnếucó
thể thì đến ngày 18-7, TP.HCM
sẽ triển khai tiêm đồng loạt.
Tiêu điểm
Các y, bác sĩ, nhân viên y tế làmviệc tại BV dã chiến điều trị COVID-19 số 6 trong khu tái định cư
Bình Khánh (phườngAn Phú, TP ThủĐức, TP.HCM). Ảnh: NHẬT LINH
bàn TP. Từ đó, truy vết, xét
nghiệm và tầm soát số người
bị lây nhiễm, không để dịch
lây lan ra cộng đồng. Đồng
thời tập trung nhiều nhiệm vụ
tích cực nhằm hạn chế tối đa
ca tử vong. “Muốn như thế
thì phải lo từ xa, lo nâng cao
thể trạng để đủ sức đề kháng,
phải chăm sóc từ lúc đầu. Một
người vượt qua được bệnh tật
thì phải có nhiều yếu tố, đặc
biệt là khâu chăm sóc” - ông
Nên nói và cho biếtTPcố gắng
khắc phục tối đa tử vong do
bệnh nền, phải cố gắng điều
trị cả bệnh nền cho bệnh nhân.
“Chúng ta không thiếu tiền,
thuốc nhưng phải lo khâu này
bằng cả trách nhiệm và lương
tâm” - ông Nên nhấn mạnh.
Chuyển hướng đúng,
siết lại từng khâu
phòng dịch
Cùng chiều 14-7, Phó Thủ
tướng Vũ Đức Đam đã họp
giao ban trực tuyến với lãnh
đạo TP.HCM về tình hình
dịch COVID-19 trên địa bàn.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó
Thủ tướng Vũ Đức Đam cho
rằng TP.HCM về cơ bản đã
Ông Vũ Đức Đam
lưu ý TP.HCM
tiếp tục quan tâm
tới những người
có hoàn cảnh khó
khăn, nhất là
những khu, cụm
dân cư tập trung rất
đông người nghèo.
chuyển hướng đúng, siết lại
từng khâu phòng chống dịch.
Điểm nổi bật nhất là công tác
xét nghiệm đã bài bản hơn,
góp phần quan trọng trong
truy vết, điều tra dịch tễ.
Các phần mềm hỗ trợ công
tác phòng chống dịch cũng
được xây dựng và sẵn sàng
triển khai. Đến nay cơ bản
kết quả xét nghiệm được trả
trong vòng 24 giờ.
Tuy nhiên, theo Phó Thủ
tướng, TP.HCM cần tiếp tục
đưa công cụ công nghệ để
khớp nối kết quả xét nghiệm
và thông tin người lấy mẫu,
Đời sống xã hội -
ThứNăm15-7-2021
TP.HCM nỗ lực điều trị,
ngăn tử vong do COVID-19
Ngành y tế
TP.HCM
đang rất nỗ
lực trong
công tác
điều trị
COVID-19,
ngăn chặn
các ca
tử vong.
Sáng 14-7, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã
có buổi làm việc với Sở Y tế tỉnh Đồng Nai về công tác
phòng chống, điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng tại tỉnh.
Trong buổi làm việc, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai
Phan Huy Anh Vũ cho biết đến sáng 14-7, Đồng Nai đã
ghi nhận 520 ca bệnh (tính từ đợt dịch thứ tư). Đặc biệt,
từ hai ổ dịch lớn ở TP.HCM là chợ Hóc Môn và chợ Bình
Điền, số ca nhiễm bệnh của Đồng Nai đã tăng nhanh.
Riêng TP Biên Hòa, tình hình dịch bệnh hiện rất phức
tạp, đã đưa đi cách ly tập trung khoảng 1.000 trường hợp
F1 trong tổng số 3.000 trường hợp F1 của toàn tỉnh.
Trong ngày 13-7, khi phát hiện sáu công nhân của
Công ty TNHH Changshin dương tính với COVID-19,
công ty đã ngưng dây chuyền 1.500 công nhân, tiến hành
cách ly, xét nghiệm.
Đến sáng 14-7, kết quả xét nghiệm từ BV đa khoa
Đồng Nai cho biết có một số mẫu bệnh phẩm của Công
ty Changshin Việt Nam dương tính với COVID-19.
BV đa khoa Đồng Nai tiếp tục làm xét nghiệm cho gần
30.000 công nhân của công ty này để tìm ra ca nhiễm
mới.
So với các tỉnh lân cận, số ca nhiễm của Đồng Nai
thấp hơn nhưng tiềm ẩn nguy cơ rất cao do công nhân
ở Đồng Nai rất đông, khu nhà trọ ở Đồng Nai cũng rất
phức tạp.
Tổng công suất điều trị của Đồng Nai là 1.500 giường.
Trường hợp cấp bách, ngành y tế sẽ huy động thêm ký
túc xá Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, Nhà thi
đấu Đồng Nai. Khó khăn của tỉnh là lực lượng nhân viên
y tế khá mỏng, toàn tỉnh chỉ có khoảng 8.000 nhân viên
y tế đang căng mình chống dịch, điều trị. Đã có nhân
viên y tế ở một số cơ sở y tế mắc bệnh.
Ông Vũ cho hay ngành y tế tỉnh đang gấp rút chuẩn bị
các điều kiện cần thiết về trang thiết bị, máy móc, nhân
lực để qua tuần sau có thể đưa vào sử dụng 100 giường
điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng đặt tại BV đa khoa
Đồng Nai và BV đa khoa Thống Nhất. Tuy nhiên, hiện
tỉnh còn thiếu nhiều máy thở, monitor, gặp khó khăn
trong việc đấu thầu mua sắm máy móc.
Kết luận tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần
Văn Thuấn đề nghị Đồng Nai cần thiết lập ngay 100
giường điều trị bệnh nhân nặng tại hai bệnh viện tỉnh. Sở
Y tế tổng hợp nhu cầu cụ thể về nhân lực, trang thiết bị,
máy móc còn thiếu của hai bệnh viện để gửi Bộ Y tế có
kế hoạch hỗ trợ sớm.
VŨ HỘI
ĐồngNai chuẩnbị bệnhviện5.000giườngđiều trị bệnhnhânCOVID-19
Chiều 14-7, thực hiện chỉ đạo của BộY tế và
sự phân công của SởY tếTP.HCM, đội chi viện
chuyên về hồi sức cấp cứu bệnh nhân nặng
của BV Chợ Rẫy đã lên đường làm nhiệm vụ
tại Trung tâm hồi sức bệnh nhân COVID-19
quy mô 1.000 giường.
Đội chi việngồm25bác sĩ và 28điềudưỡng
do BS CK2 Trần Thanh Linh, Phó Khoa hồi
sức cấp cứu BV Chợ Rẫy, người từng có kinh
nghiệm điều trị cho BN91, làm đội trưởng.
Trung tâm hồi sức COVID-19 chuyên tiếp
nhậnbệnhnhânCOVID-19nặngvừađượcBan
chỉđạophòngchốngdịchTP.HCMgấprúttriển
khai tại BV Ung bướu Cơ sở 2 (TP Thủ Đức).
Trước giờ lên đường thực hiện nhiệm vụ
mới, BS Trần Thanh Linh chia sẻ:“Đây là“trận
đánh”lớnnhất và chúng tôi cũnghy vọng sẽ là
trận cuối cùngđể đẩy lùi COVID-19.Với nhiệm
vụ phụ trách 300 giường hồi sức nặng và 30
giường hồi sức nguy kịch, đội ngũ nhân viên
y tế BV Chợ Rẫy sẽ là lực lượng chủ lực ở đây”.
Theo kế hoạch, trong sáng 15-7, đội sẽ
sớm đưa vào hoạt động 30 giường hồi sức
tích cực cho những bệnh nhân COVID-19
cần phải đặt ECMO hoặc thở máy, lọc máu...
HOÀNG LAN
Hy vọng đây là trận cuối cùng đẩy lùi COVID-19
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook