158-2021 - page 14

14
bình thường. Hơn thế, một số
phụ nữ ở đây còn mang thức
ăn ra vừa ăn vừa tám chuyện.
Mọi người phải nâng cao ý
thức giữ khoảng cách mới
mong dịch sớm kết thúc”.
Tại một hẻm ở đường Gò
Cát, phường Phú Hữu, TP
Bạn đọc -
ThứNăm15-7-2021
Thủ Đức cách đây vài ngày
vẫn có một số người dân tập
trung mua bán thịt, rau củ
quả của những người chạy
xe đẩy đến bán.
Chị PN cho biết tại một
hẻm trên đường Nguyễn Duy
Trinh, phường Phú Hữu có
một số người vẫn còn bán
thịt, rau tại nhà. Tuy nhiên,
những người bán này không
bày bán công khai mà chỉ
mở nửa cánh cửa, khi nào
có người đến mua thì sẽ
mở ra bán.
“Biết rằng giai đoạn này
ai cũng gặp khó khăn và ai
cũng phải mưu sinh. Thế
nhưng tình hình dịch căng
thẳng và rất cần mọi người
cùng chung tay thì dịch mới
hết được. Nếu biết hy sinh
một chút thì cuộc sống mới
nhanh trở lại bình thường”
- chị N. mong mỏi.
Thấy người nào ý thức
kémcứbáochophường
Trao đổi với PV, ông
Nguyễn Đình Trí, Chủ tịch
phường Phú Hữu, TP Thủ
Đức, cho biết từ khi thực
hiện Chỉ thị 16, đa số người
dân trên địa bàn thực hiện
nghiêm túc các biện pháp
phòng chống dịch bệnh. Tuy
nhiên, vẫn còn một số hộ
lén lút bán hàng cho người
dân dù đã được cảnh báo về
việc không đảm bảo phòng
chống dịch. Ngoài ra, có
những người còn tụ tập, đi
tập thể dục. Để chấn chỉnh
tình trạng trên, phường Phú
Hữu đã thành lập hai tổ công
tác thường xuyên kiểm tra,
nhắc nhở và xử phạt những
người vi phạm.
“Trong thời gian giãn
cách, chúng tôi rất chia sẻ
với những khó khăn của các
cơ sở kinh doanh và người
dân. Hiện TP đang tiến hành
hỗ trợ chăm lo cho người lao
động tự do và các cơ sở kinh
doanh dịch vụ bị ngừng hoạt
động trong thời gian qua.
Để công tác phòng chống
dịch tại địa phương và cả
nước đạt hiệu quả, tôi rất
mong từng người dân cùng
nâng cao ý thức phòng chống
dịch hơn nữa nhằm góp phần
đẩy lùi COVID-19. Trong
quá trình thực hiện Chỉ thị
16, nếu người dân nào phát
hiện trường hợp vi phạm
khoảng cách, không tuân thủ
các biện pháp phòng chống
dịch thì cứ gọi cho phường,
phường sẽ xử lý ngay” - ông
Trí cho biết thêm.
Theo ông Đỗ An Nhàn,
Chủ tịch phường 12, quận
GòVấp thì chỉ trong hai ngày
gần đây phường đã xử phạt
năm trường hợp không giữ
khoảng cách khi ra đường.
“Để thực hiện công tác
chống dịch hiệu quả, phường
cũng đã chia thành nhiều
nhóm vừa nhắc nhở không
vi phạm, vừa hỗ trợ người
dân trong những ngày giãn
cách. Cụ thể, những hộ vi
phạm buôn bán thực phẩm
thì cán bộ phường nhắc
nhở, nếu trường hợp nào
tái phạm thì xử phạt” - ông
Nhàn chia sẻ.•
VÕHÀ
S
au vài ngày TP.HCM
thực hiện Chỉ thị 16 để
chống dịch COVID-19,
bên cạnh những người dân
nghiêm túc thực hiện cách ly
giữa gia đình với gia đình,
hạn chế ra đường thì vẫn còn
một số người lơ là.
Đặc biệt, tại một số hẻm
trên địa bàn TP, nhiều người
vẫn còn tụ tập buôn bán, tập
thể dục, thậm chí còn gặp
nhau trò chuyện.
Cư dân tập thể dục
ở khuôn viên
trong mùa dịch
Theo phản ánh của nhiều
bạn đọc, gần đây tại một số
hẻm trên địa bàn TP vẫn còn
nhiều người dân thiếu ý thức
khi thực hiện các khuyến cáo
phòng chống dịch.
Chị TH (đường Dương
Quảng Hàm, phường 7, quận
Gò Vấp) thông tin: Ngay từ
những ngày đầu thực hiện
Chỉ thị 16, cán bộ phường
phát loa yêu cầu người dân
nên ở nhà, chỉ ra đường khi
thật sự cần thiết. Thế nhưng
tại khuôn viên chung cư
K26, hẻm 468 đường Phan
Văn Trị, chiều nào cũng
thấy người dân tập thể dục.
Những đứa trẻ thì tụm lại
nói chuyện, có đứa không
mang khẩu trang.
“Tôi thấy tình hình dịch
“Người dân nào
phát hiện trường
hợp vi phạm khoảng
cách, không tuân
thủ các biện pháp
phòng chống dịch
thì cứ gọi cho
phường, phường sẽ
xử lý ngay.”
Ông
Nguyễn Đình Trí
,
Chủ tịch phường Phú Hữu,
TP Thủ Đức
Chỉ thị 16 yêu cầu thực hiện theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình nhưng người dân
ởmột con hẻmthuộc quận Tân Bình, TP.HCMvẫn vô tư támchuyện vào chiều 14-7. Ảnh: NGUYỆTNHI
Trong cùng ngày, Bộ Y tế
đồng ý việc thí điểm cách
ly F0 tại TP.HCM, đồng
thời Sở Y tế TP.HCM cũng
có hướng dẫn việc thí điểm
này.
Hai sự kiện diễn ra trong
một buổi chiều, chuyển tải
đi thông điệp từ các “trụ cột” chống dịch của TP. Thứ
nhất, chính quyền TP phải có các quyết sách phù hợp nhất
để điều chỉnh chiến lược chống dịch trong tình hình mới.
Thứ hai, hệ thống y tế phải điều chỉnh mô hình hoạt động
một cách quyết liệt trong bối cảnh áp lực từ số ca nhiễm
ngày càng gia tăng đáng kể.
Rất nhiều chuyến đi thực tế, giám sát cùng với vô số chỉ
đạo từ lãnh đạo chính quyền TP được đưa ra nhằm đảm
bảo an toàn y tế và an toàn sinh kế của người dân. Việc
thực thi các chính sách giao thông, hành chính, giám sát
dịch tễ… được triển khai đến từng quận, huyện, phường…,
thậm chí từng hẻm trên khắp địa bàn TP. Tất cả cho thấy
sự vào cuộc chưa từng có của cả hệ thống chính trị. Tất
cả vì một đích đến: Phải dập dịch tốt nhất, hiệu quả nhất
để trả lại đời sống bình thường (mới) cho người dân.
Các chính sách được xây dựng dựa vào khảo sát thực
tế, lắng nghe ý kiến của người dân và đặc biệt là của giới
chuyên gia đa ngành như trên chính là “chân kiềng số 1”
trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 hiện nay (và
dài hạn).
Trong khi đó, những con số về ca F1, F0, các bệnh
nhân trở nặng… cho thấy đội ngũ y tế TP đang đối
diện với áp lực chưa từng có. Tiếp cận với các khu
cách ly, bệnh viện dã chiến, bệnh viện chữa bệnh nhân
COVID-19 trở nặng… sẽ thấy rõ quyết tâm của hệ thống
y tế TP cao đến mức nào. Môi trường nguy hiểm, khắc
nghiệt; làm việc quên giờ giấc; thậm chí có những nhân
viên y tế kiệt sức hoặc nhiễm bệnh. Sự hy sinh này không
chỉ vì ngăn cản kịch bản vỡ trận y tế mà trên hết bởi vì
“sinh mạng con người là trên hết”. Quyết tâm và nỗ lực
của ngành y tế chính là “chân kiềng số 2” trong cuộc
chiến cam go này.
Còn “chân kiềng số 3” chính là sự đồng thuận từ người
dân. Trước thời gian áp dụng Chỉ thị 16, Phó Chủ tịch
UBND TP.HCM Dương Anh Đức tha thiết kêu gọi: “TP
đang ở một giai đoạn rất khó khăn, đòi hỏi sự chung tay
từ phía người dân để chống dịch”. Một bác sĩ ở tuyến đầu
hồi tuần trước cảm thán trên báo chí: “Số ca nhiễm tăng
rất nhanh, chúng tôi vẫn đang chống đỡ được. Nhưng nếu
tình hình cứ mãi như vầy, e rằng chúng tôi… sẽ gục”.
Hai lời chia sẻ này cùng chung một thông điệp: Nếu
người dân san sẻ, TP sẽ không vào thế lâm nguy. Ai ở
đâu hãy ở yên đấy, chỉ ra đường khi thật sự cần thiết;
tuân thủ 5K; tạm gác lại những nhu cầu không thiết
yếu… là những gì người dân có thể đóng góp.
Không một chính sách hay mệnh lệnh hành chính nào
hoàn hảo. Trong khi sức chịu đựng của hệ thống y tế là
hữu hạn. TP có thể khống chế dịch bệnh sớm khi và chỉ
khi cùng phát huy “chân kiềng số 3”: Mỗi người dân
thay đổi chút thói quen, hy sinh chút lợi ích cá nhân để
cùng chống dịch.
ĐỖ THIỆN
Dânnhiềuhẻm
còn xem thường
phòngchốngdịch
Tại một số hẻm trên địa bàn TP vẫn còn tình trạng
tụ tập buôn bán, trò chuyện, tập thể dục không giữ
khoảng cách.
bệnh đang rất căng, số ca
nhiễm tăng liên tục, vậy
mà có một số người thiếu
ý thức quá. Nếu chẳng may
một người trong chung cư bị
nhiễm thì khả năng lây lan
rất cao. Dịch đã vậy rồi thì
người dân làm ơn mỗi người
cẩn thận một chút để tránh
liên lụy người khác” - chị
H. bày tỏ.
Anh PĐTđang ở trọ tại một
hẻm ở quốc lộ 13, phường
HiệpBìnhPhước, TPThủĐức
chia sẻ: “Từ khi dịch bùng
phát tôi hầu như không dám
giao du với ai trong xóm vì
sợ nếu chẳng may họ hoặc
tôi bị nhiễm thì lại liên lụy
nhau. Ấy vậy mà lại có một
số người cứ buổi sáng mang
ghế ra hẻm ngồi uống cà phê,
tám chuyện như những ngày
Hiện nay vẫn còn một số người lơ là trong
phòng chống dịch. Tôi quan sát các diễn đàn
mạng thấy cóngười suy nghĩmọi người ởnhà
trốn dịch rồi, mình ra ngoài tập thể dục thì
không sao. Cóngười nghĩ chắcngười bị nhiễm
đãđược cách lyhoặc trongkhuvực phong tỏa
hết rồi nên mình ra hẻm tám chuyện.
Một số người còn chủ quan đến nỗi tự đưa
ra cho mình những bằng chứng như những
người bệnh chiếm tỉ lệ rất ít so với những
người khôngbệnh, người khỏemắc bệnhđâu
có chết…Thậm chí nhiều người có suy nghĩ
rằng sống chết có số và chắc gì dịch bệnh lại
đến với gia đình mình.
Cũng chính những kiểu suy nghĩ sai lệch về
dịch bệnh mà nhiều người vẫn cứ vô tư ngồi
nói chuyện ở các hẻm, lén lút buôn bán, sinh
hoạt bình thường.
Qua những khuyến cáo của ngành y, chúng
ta thấy rằng dịch bệnh COVID-19 không chừa
một ai, ai cũng có thể là F0. Chính vì vậy,
mỗi người phải có ý thức giữ gìn và tuân thủ
nghiêmngặt khuyếncáocủa chínhquyềnđưa
ra. Chúng ta thử nghĩ xemnếu cả cộng đồng
đang cố gắng, chỉ cần một người vô ý thức
thôi thì mọi công sức coi như đổ sông đổ bể.
Việc chống dịch này không phải là nhiệm
vụ chỉ riêng của Nhà nước mà là của tất cả
người dân, không loại trừ một ai.
ThS tâm lý
LÊ THỊ MINH HOA
Chống dịch COVID-19 - nhiệm vụ của mọi người
“Kiềng3 chân” trong trận tuyến chốngdịch
(Tiếp theo trang 1)
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook