13
đốc BV Chợ Rẫy, cho biết
phục vụ công tác chống dịch
COVID-19, BV đã điều một
lực lượng y BS lên đường
thực hiện nhiệm vụ nên đội
ngũ ở lại phải choàng gánh
công việc vất vả hơn. Tuy
nhiên, hiện tại BV vẫn đảm
bảo công tác khám bệnh và
cấp cứu bình thường cho
người dân. BV có khu điều
trị COVID-19 tách biệt với
BVnên đảmbảo phòng chống
lây nhiễm chéo.
BS Thức lưu ý trong thời
điểm dịch COVID-19 và
TP áp dụng Chỉ thị 16, di
chuyển sẽ gặp khó khăn hơn
bình thường, các trường hợp
cần cấp cứu nên đi đến các
điểm ở gần nhà để được xử
trí cấp cứu kịp thời và phân
loại, quyết định chuyển lên
tuyến trên hay không. Lúc
đó, chắc chắn tuyến dưới sẽ
liên hệ BV Chợ Rẫy và thực
hiện xét nghiệm, ở trên này
BV Chợ Rẫy sẽ chủ động để
đón người bệnh.
“Người bệnh khi đi thăm
khám cần khai báo y tế, tuân
thủ 5K, nếu ở vùng nguy cơ
cao và có triệu chứng thì
cần khai báo để được đưa
vào khu xét nghiệm sàng
lọc riêng” - BS Thức nói.
Với BV Ung bướu, BS
Tuấn thông tin để thực hiện
giãn cách và đảm bảo an toàn
cho BN, BV đã thông báo
qua tin nhắn cho BN ung
thư nên ưu tiên điều trị tại
chỗ ở địa phương. Chẳng
hạn, Cần Thơ có Trung tâm
Ung bướu Cần Thơ. Bên
cạnh đó, BV cũng thông
báo trên website và tin nhắn
SMS cho người bệnh trong
trường hợp cần thiết có vấn
đề cấp cứu thì BV vẫn tiếp
nhận bình thường.
Đồng thời theo BS Tuấn,
TRẦNNGỌC -HOÀNG LAN
C
ác bệnh viện (BV) liên
tục điều động nhân sự
chống dịch COVID-19
và sàng lọc phát hiện nhiều
ca F0 khiến bệnh nhân (BN)
ngại đến BV và nguy cơ trở
nặng.
Bệnh nhân đã đi đâu?
PGS-TS Nguyễn Huy
Thắng, Chủ tịch Hội Đột
quỵ TP.HCM, Trưởng Khoa
bệnh lý mạch máu não BV
Nhân dân 115, cho biết tại
BV Nhân dân 115, khoảng
1.000 BN đột quỵ nhập
viện mỗi tháng, giờ chỉ còn
30%. Từ 100 ca điều trị
cấp mỗi tháng, giờ tương
tự, chỉ còn chưa đến 30%.
Mặc dù khoảng 50% tổng
số BN nhập viện BV Nhân
dân 115 cư ngụ ở các tỉnh
lân cận, tuy nhiên do yếu tố
thời gian vàng, hầu hết BN
điều trị cấp là những người
cư ngụ TP.HCM.
“Vậy thì 70% BN đột quỵ
cần thiết được điều trị cấp
của chúng tôi đã đi về đâu.
Có lẽ đến các BV khác. Chắc
là không vì các con số của
các BV bạn cũng cho thấy
thực trạng giảm BN. Nếu
vậy, chắc hẳn BN hoặc người
nhân của họ đã lựa chọn ở
nhà cho dù chỉ mất 30 phút
là đến một BV gần nhất để có
thể giúp họ giữ được mạng
sống và tránh khỏi nguy cơ
tàn phế” - PGS-TS Nguyễn
Huy Thắng nhận định.
BS Kim Phúc Thành,
Trưởng Phòng kế hoạch
tổng hợp BV TP Thủ Đức,
cũng cho biết số lượng BN
tới khám và cấp cứu tại BV
hiện rất ít.
BS Diệp Bảo Tuấn, Phó
Giám đốc BV Ung bướu
TP.HCM, cũng cho biết do
ảnh hưởng của dịch bệnh, số
ca bệnh đến khám tại hai cơ
sở của BV giảm 80%.
Sợ COVID-19 nên
chậm tới bệnh viện
Tại Khoa cấp cứu BV
Nhân dân 115 TP.HCM,
anh Trần Thanh Tùng (32
tuổi, ở quận 10, TP.HCM)
cho biết cha anh năm nay 72
tuổi nên sức khỏe giảm sút
khá nhiều. Cách đây khoảng
một tháng, cha anh Tùng có
biểu hiện ăn không tiêu, đầy
hơi, buồn nôn, táo bón, đau
bụng bên phải. Chưa hết,
cha anh Tùng còn rơi vào
trạng thái mệt mỏi, nổi mề
đay, nổi ban đỏ ở lòng bàn
tay và bàn chân.
“Gọi điện thoại cho người
bạn là bác sĩ (BS) thì được
biết ba tôi có triệu chứng xơ
gan giai đoạn đầu và khuyên
nên tới BV điều trị sớm. Do
sợ dịch bệnh COVID-19, tôi
nhờ người bạn cho toa thuốc
uống tại nhà. Qua nay ba tôi
than đau nhiều, lại nóng sốt
nhẹ, trướng bụng nên tôi đưa
vô BV. BS nói ba tôi xơ gan
khá nặng, nếu đưa tới sớm
thì khả năng hồi phục sức
khỏe cao hơn” - anh Tùng
cho biết thêm.
Có mẹ mắc bệnh ung
thư tuyến giáp, năm nào
anh Nguyễn Văn Thanh
(ngụ quận Gò Vấp) cũng
đưa mẹ đi xạ trị ở BV Chợ
Rẫy. Anh Thanh chia sẻ BS
ở Trung tâm Ung bướu có
giấy hẹn mẹ anh xạ trị vào
tháng 5. Sau đó, dịch bùng
lên và kéo dài đến nay nên
anh chưa đưa mẹ vào BV
xạ trị. “Giờ đã qua tháng
7 rồi nhưng tôi vẫn chưa
dám đưa bà đi khám vì lo
ngại đến môi trường BV dễ
bị lây COVID-19. Chưa kể
gần đây thấy BV mới thành
lập khu điều trị COVID-19,
nhiều BS đi chi viện chống
dịch nên nhân sự còn lại liệu
có đảm bảo, người bệnh có
được xạ trị hay không, hay
đến khám rồi sẽ cho về. Bà
đã 70 tuổi lại có bệnh nền
nên tôi rất lo lắng và chấp
nhận trễ hẹn” - anh Thanh
chia sẻ.
Theo Khoa cấp cứu BV
Chợ Rẫy, do lo ngại dịch
COVID-19 đã có BN đến
khám và để bệnh trở nặng.
Gần đây nhất, Khoa cấp cứu
tiếp nhận một người đàn
ông (58 tuổi, ngụ TP.HCM)
bị biến chứng bàn chân đái
tháo đường. Lẽ ra chỉ bị viêm
mô tế bào và xử lý rất đơn
giản thì người nhà cho biết
BN ngại đến BV nên để vết
loét lan rộng. Khi được đưa
đến BV, BN đã ở trong tình
trạng sốc nhiễm trùng, mê
man, thở máy. BN đã được
chuyển lên Khoa hồi sức tích
cực để tích cực cứu chữa.
Bệnh viện luôn đảm
bảo an toàn trong
mùa dịch COVID-19
“Trong trường hợp bệnh
nặng, cần cấp cứu, BN hãy
tới BV để được xử lý kịp
thời, tránh điều đáng tiếc xảy
ra. BV luôn thực hiện đúng
quy trình phòng chống dịch
COVID-19 nên BN an tâm”
- BS Kim Phúc Thành nói.
Tại BV Nhân dân 115, tất
cả người bệnh khi tới BV đều
phải khai báo y tế và thực
hiện đúng quy trình phòng
chống dịchCOVID-19. Trong
trường hợp nghi ngờ, BV
khám sàng lọc và cho xét
nghiệm SARS-CoV-2. “Do
vậy, người bệnh hãy an tâm
khi tới BV trong trường hợp
cần thiết. Bệnh nặng nhưng
không vào BV để điều trị vì
sợ COVID-19 dễ dẫn đến
nguy cơ tử vong do chính
căn bệnh gây ra” - BS Trần
Văn Sóng, Phó Giám đốc
BV, lưu ý.
BSNguyễnTri Thức, Giám
Chămsóc bệnh nhân tại Khoa thận nhân tạo BVChợ Rẫy. Ảnh: BVCC
Bệnh viện không được từ chối cấp cứu
Sở Y tế TP.HCM có văn bản đề nghị tất cả BV, trung tâm y
tế vừa tuân thủ công tác phòng chống dịch tại đơn vị, vừa
đảm bảo khám chữa bệnh, cấp cứu cho người dân. Đảm
bảo tất cả người bệnh cấp cứu, nhất là người bệnh nguy
kịch cần can thiệp hồi sức cấp cứu, được khám và điều trị
kịp thời, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ bất cứ
trường hợp cấp cứu nào.
Nếu trái tuyến, trái chuyên khoa cũng phải xử lý cấp cứu
ban đầu ổn định, giải thích đầy đủ cho BN, người nhà BN
trước khi chuyển đi BV khác. Thường trực cấp cứu ngoại
viện, sẵn sàng và khẩn trương ứng phó trong trường hợp
Sở Y tế huy động.
Trong trường hợp BV phải tạmngưng hoạt động do có ca
F0một cách bị động, SởY tế yêu cầu các BV phải duy trì hoạt
động của khoa cấp cứu, đảm bảo 24/7. Trường hợp BV bị
phong tỏa, BV phải thông báo công khai để người dân biết.
Tiêu điểm
Việc điều trị ung
thư cần tuân theo
phác đồ và thời
gian điều trị của
BS, BN không tự ý
ngưng điều trị hoặc
kéo dài thời gian
điều trị mà nên tìm
cách liên hệ với BS
điều trị, khoa điều
trị để được hướng
dẫn chi tiết.
Trong giai đoạn này, TP ưu
tiên chống dịch nhưng vẫn
đảm bảo công tác khám chữa
bệnh. Điển hình là BV Phạm
NgọcThạchmặcdùchuyểnđổi
công năng điều trị COVID-19
nhưng vẫn được tách đôi để
chăm sóc BN.
Đặc thù TP.HCM tập trung
các BV lớn nên số lượng BN
đến khám và điều trị ở tỉnh,
thành khác chiếm 40%-60%.
Gầnđây,doảnhhưởngcủadịch
COVID-19 nên số ca bệnh đến
khám giảm rõ rệt, góp phần
giảm áp lực cho các BV và tập
trung chống dịch. Để đảmbảo
khámchữabệnh, ngànhy tếđã
yêu cầuđội xe cấp cứuphục vụ
tại nhà, đáp ứng nhu cầu cấp
cứu sơ cứu tại nhà, sau đó chở
đến BV cấp cứu.
Ông
NGUYỄN HỮU HƯNG
,
Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM
Đời sống xã hội -
ThứNăm15-7-2021
Bệnh nặng,
cứđếnbệnhviện,
đừng sợ
COVID-19!
Các bệnh viện cảnh báo về những trường hợp
bệnh diễn tiến nặng, để lại nhiều hệ lụy;
các bệnh viện luôn đảmbảo các biện pháp
an toàn trongmùa dịch.
BV cũng thông tin đến các
BV ở khu vực phía Nam và
các BV trong TP sẵn sàng
hội chẩn trực tuyến các ca
nặng. Các BN trước khi
chuyển viện phải được làm
xét nghiệmCOVID-19 trước
và liên lạc trước để BV Ung
bướu chủ động đón BN.
BSTuấn khuyên người dân
trong trường hợp có phiếu
hẹn đến khám nhưng không
thể lên TP thì gọi đường dây
nóng cho các BV tuyến tỉnh
(BV tuyến tỉnh nào cũng có
khoa ung bướu), Trung tâm
Ung bướu ở tỉnh hoặc theo
số liên lạc trên phiếu hẹn ở
mỗi khoa của BV Ung bướu
để được tư vấn.
Theo BS Tuấn, việc điều
trị ung thư cần tuân theo
phác đồ và thời gian điều
trị của BS, BN không tự ý
ngưng điều trị hoặc kéo dài
thời gian điều trị mà nên tìm
cách liên hệ với BS điều trị,
khoa điều trị để được hướng
dẫn chi tiết.•
Bác sĩ đang xử trí một trường hợp cấp cứu. Ảnh: TRẦNNGỌC