170-2021 - page 12

12
LÊ THOA
C
hiều 28-7, Phó Bí thư
Thường trực Thành ủy
TP.HCM Phan Văn Mãi
đã chủ trì buổi họp báo cung
cấp thông tin về tình hình
dịch COVID-19.
Tại buổi họp, Phó Bí thư
Phan Văn Mãi nhìn nhận
nhiệm vụ hàng đầu, quan
trọng nhất hiện nay là công
tác điều trị.
“Có lúc gần như
quá tải”
Theo ông Mãi, hiện TP
có hơn 70.000 F0, đây là
con số rất lớn, phải chuyển
chiến lược điều trị. Đối với
người có triệu chứng nặng,
có bệnh nền thì được tiếp
nhận và điều trị ở cơ sở y tế.
Còn việc cách ly F0 tại
nhà, thực hiện nghiêm hạn
chế tiếp xúc, giãn cách, gắn
với giám sát, tư vấn y tế,
cũng như cơ chế phản ứng
nhanh khi có tình huống cấp
cứu… là những việc TP tập
trung trong thời gian tới,
giảm tải phần nào đó áp lực
lên các khu thu dung, điều
trị COVID-19.
Do đó, vừa qua TP triển
khai mạng lưới tư vấn online
của cộng đồng giáo sư, bác sĩ
trên cả nước với mỗi người
phụ trách một lượng F0 nhất
định, hằng ngày giữ liên lạc
để tư vấn, thăm hỏi, xử lý
tình huống y tế.
Ông Mãi cho biết việc này
sẽ được mở rộng để F0 ở nhà
hay ở các khu thu dung cũng
được tư vấn online, hướng
dẫn chăm sóc sức khỏe…
Ông cho biết khoảng 70%-
80% F0 có triệu chứng nhẹ
và có thể tự chăm sóc, tuy
nhiên còn 20%-30% cần can
thiệp chăm sóc y tế. Trong
trường hợp trở nặng thì cần
có cơ sở điều trị chuyên sâu.
Đối với các bệnh viện
(BV) tuyến quận, TP sẽ có
chủ trương chia đôi, một
phần dùng để điều trị thông
thường, một phần điều trị
COVID-19. TPsẽ tăng cường
cư, ký túc xá để làm nơi cách
ly. Tuy nhiên, hiện nay khi
F0 có bệnh nền chuyển nặng
thì TP định hướng tập trung
công tác điều trị. Trong đó,
TP phân tầng điều trị theo
năm tầng nhằm đáp ứng nhu
cầu thực tế.
Ông Nam nhìn nhận hiện
nay có người mang bệnh
đang ở trong cộng đồng;
TP sẽ tiếp tục tầm soát mẫu
gộp, test nhanh để tìm các
trường hợp này, nếu là F0
có triệu chứng thì bóc tách
nhanh đưa vào nơi điều trị.
VềviệcsửdụngthuốcXuyên
tâm liên, ông Nam cho biết
ngành y tế giao Viện Y dược
học cổ truyền để thực hiện sản
xuất, phân phối mảng thuốc
y học cổ truyền cho người
bị nhiễm COVID-19, nhất
là người có triệu chứng nhẹ,
không triệu chứng để nâng
cao sức khỏe cho người dân.
Về đề xuất lập tổ y tế lưu
động của Trường ĐHYkhoa
Phạm Ngọc Thạch tham gia
quản lý các trường hợp F0
và F1 không triệu chứng tại
nhà, ông Nam đánh giá đây
là mô hình tốt, có thể sử
dụng được trong rất nhiều
tình huống để đáp ứng được
nhu cầu của người dân.
Chẳng hạn như thăm khám
cho người dân trong khu vực
phong tỏa, có thể triển khai
tiêm vaccine cho khu vực
phong tỏa, tại nhà. “Đây là
mô hình hoạt động tốt, sẽ
phối hợp với ĐH Y khoa
Phạm Ngọc Thạch để triển
khai các hoạt động cho
người dân được yên tâm, có
sự quan tâm đúng mức của
ngành y tế đối với sức khỏe
của mình” - ông Nam nói.•
Hơn 4.300 người
TP.HCM xuất viện
trong một ngày
TrungtâmKiểmsoátbệnhtật
TP.HCM (HCDC) cho biết trong
ngày 27-7 có 4.353 người tại
các BV COVID-19 TP.HCM xuất
viện, nâng tổng số điều trị khỏi
từ khi đại dịch xuất hiện lên
21.338 người.
Đây là ngày có số người xuất
việnnhiềunhấttạiTP.HCMtrong
đợt dịch này.
Nhữngngườinàyxétnghiệm
âm tính hoặc còn dương tính
nhưng tải lượng virus thấp CT
≥ 30, được chuyển về cách ly
tại nhà, đảm bảo điều kiện an
toàn, phòng chống lây nhiễm.
Họ được tiếp tục xét nghiệm
RT-PCR vào ngày cách ly thứ
14 và 21.
Tiêu điểm
Y bác sĩ Bệnh biện hồi sức COVID-19 TP.HCMtiếp nhận điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch.
Ảnh: NGUYỆTNHI
trang thiết bị cho các BV này
nhằm chia áp lực trong tiếp
cận ban đầu đối với bệnh
nhân COVID-19. Đồng thời
TP huy động các cơ sở y tế
tư nhân cùng tham gia điều
trị COVID-19.
Ông Mãi thông tin TP đã
chuyển nhiều BV dã chiến
tham gia vào việc điều trị ở
tầng ba và tầng bốn, hạn chế
việc tử vong, chuyển nặng.
Còn tầng năm với BV hồi
sức COVID-19 đang được
hoàn thiện để đạt công suất
đủ 1.000 giường.
Chia sẻ về áp lực của ngành
y tế, Phó Bí thư Phan Văn
Mãi nhìn nhận: “Áp lực với
ngành y tế là rất lớn, với
công suất hiện tại, với lượng
bệnh nhân hằng ngày, gần
như chúng tôi đã đầy công
suất; có những lúc có BV
gần như quá tải. Chúng tôi
phải cố gắng hơn, rà soát
làm sao để các tầng được bố
trí khoa học hơn, phối hợp
nhuần nhuyễn hơn”.
Về đề xuất lập tổ
y tế lưu động của
Trường ĐH Y khoa
Phạm Ngọc Thạch
tham gia quản lý
các trường hợp F0
và F1 không triệu
chứng tại nhà, ông
Nam đánh giá đây
là mô hình tốt.
Lập tổ y tế lưu động
để thăm khám tại nơi
phong tỏa
Tại buổi họp, Phó Giám
đốc Sở Y tế Nguyễn Hoài
Nam thông tin khi F0 tăng
cao thì ngành y tế đã xin
ý kiến Bộ Y tế triển khai
phương hướng chống dịch
trong giai đoạn mới.
Cụ thể, trước đây TP tầm
soát tất cả F0 từ không triệu
chứng, đưa đi tập trung cách
ly tại quận, huyện, TP; sử
dụng nhiều khu nhà tái định
Đời sống xã hội -
ThứNăm29-7-2021
TP.HCM chuyển chiến lược,
chia áp lực để tiếp cận FO
Phó Bí thư
Thường trực
Thành ủy
TP.HCM
PhanVăn
Mãi nhìn
nhận có
những lúc có
bệnh viện tại
TP gần như
quá tải.
Tại buổi họp, PhóGiámđốc SởY tế Nguyễn
Hoài Nam thông tin tính đến chiều 27-7, TP
đã tiêmvaccine chogần 300.000 người, trong
đó trên 65 tuổi được tiêmgần 30.000 người.
Về việc tiêm vaccine, Phó Bí thư Thường
trực Thành ủy TP.HCM Phan Văn Mãi cho
biết TP.HCM xác định sẽ phải đẩy nhanh
tiến độ tiêm.
TP cũng đã kiến nghị Bộ Y tế đơn giản hóa
quy trình, đội hình tiêm vaccine để có nhiều
hơn đội hình tổ chức tiêm; TP cũng đề nghị
trung ương tăng lượng vaccine cho TP.
Bên cạnhđó,TP sẽ tổ chức tiêmvaccine cho
người dân sau 18 giờ trong những ngày tới
với mỗi phường có ít nhất hai điểm tiêm, còn
người trên 65 tuổi, bệnh nền được tiêmở BV.
“Các quận, phường cần xác định số lượng
và con người cụ thể với bộ quy định nhận
diện cụ thể để có người tiêmvaccine được ra
đường sau 18 giờ” - ông Mãi thông tin.
TP.HCM sẽ tiêm vaccine sau 18 giờ mỗi ngày
Sáng 28-7, nguồn tin của
Pháp Luật TP.HCM
cho biết
Sở Y tế TP.HCM vừa có công văn yêu cầu các đơn vị liên
quan lập danh sách thân nhân của người làm việc tại các cơ
sở y tế, ngành y tế tham gia tuyến đầu chống dịch.
Theo Sở Y tế TP.HCM, thân nhân của những người này
phải sống cùng nhà, bao gồm vợ chồng và con, tứ thân phụ
mẫu, anh chị em ruột.
Đối với các cơ sở y tế (bệnh viện, bệnh viện dã chiến,
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP, Trung tâm Y tế TP Thủ
Đức và các quận, huyện), Sở Y tế TP.HCM yêu cầu lập
danh sách chi tiết thân nhân của người làm việc trực tiếp
tham gia tuyến đầu chống dịch của đơn vị vào phần mềm
của Sở TT&TT TP.HCM.
Căn cứ danh sách chi tiết trên, thống kê đầy đủ, chính
xác thông tin, số lượng, thân nhân và nhập trực tuyến. Sau
đó báo cáo bằng văn bản cho Sở Y tế TP.HCM trước 15
giờ ngày 28-7.
Đối với UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện, Sở Y tế
TP.HCM yêu cầu lập danh sách thân nhân của người làm
việc trực tiếp tham gia tuyến đầu chống dịch tại các khu
cách ly tập trung F0, F1 trên địa bàn vào phần mềm của
Sở TT&TT TP.HCM.
Căn cứ danh sách chi tiết trên, thống kê đầy đủ, chính
xác thông tin, số lượng, thân nhân và nhập trực tuyến. Sau
đó, báo cáo bằng văn bản kèm quyết định thành lập hoặc
bản phân công nhân viên y tế tham gia vào công tác phòng
chống dịch, tham gia công tác cách ly điều trị trên địa bàn
về Sở Y tế TP.HCM trước 15 giờ ngày 28-7.
Sở Y tế TP.HCM cũng lưu ý các thân nhân nếu thuộc
đối tượng trên 65 tuổi, bệnh mạn tính (tăng huyết áp, suy
thận mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đái tháo đường)
thì không đưa vào danh sách.
TRẦN NGỌC
TP.HCM: Thân nhân người tham gia chống dịch được tiêm vaccine ngừa COVID-19
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook