170-2021 - page 9

9
Gần 223.000 xe hết niên hạn sử dụng
Theo Cục Đăng kiểmViệt Nam, cả nước có gần 223.000 xe hết niên hạn
sử dụng, gồm hơn 170.000 xe tải và gần 53.000 xe chở người. Riêng năm
2020, cả nước có gần 16.500 ô tô hết niên hạn sử dụng. Tuy nhiên, rất ít
trường hợp chủ phương tiện chấp hành quy định nộp lại biển số và đăng
ký xe. Tính đến hết năm 2019, Cục CSGT chỉ thu hồi được biển số và đăng
ký của hơn 14.000 phương tiện.
Mới đây, Thủ tướng cũng ban hành chỉ thị tăng cường kiểmsoát ô nhiễm
môi trường. Trong đó yêu cầu các địa phương đẩy nhanh phát triển hệ
thống giao thông công cộng, ưu tiên phương tiện dùng năng lượng sạch,
không phát thải. Người dân được khuyến khích đi lại bằng giao thông công
cộng, giảm phương tiện cá nhân.
BộTN&MT chịu trách nhiệmhoàn chỉnh hệ thống quy chuẩn quốc gia về
môi trường với khí thải phương tiện giao thông đường bộ. Cuối năm2021,
bộ báo cáoThủ tướng về lộ trình áp dụng quy chuẩn này với các loại xe, xây
dựng chứng nhận nhãn sinh thái với phương tiện thân thiện môi trường.
(VAMM) để lắp đặt bộ thiết bị kiểm
định khí thải hoàn chỉnh (thiết bị phân
tích khí thải, máy tính, camera...)
phục vụ việc kiểm tra khí thải.
Cạnh đó, Hà Nội cũng sẽ khảo sát
ý kiến người dân để đánh giá việc
kiểm soát khí thải xe máy có gây tác
động tích cực hay tiêu cực lên người
dân như thế nào và ở mức độ thế nào.
“Song song đó, đánh giá những tác
động kinh tế đối với Nhà nước, người
dân, đặc biệt giữa năm nhóm dân cư:
Nhómnghèo, nhómcận nghèo, nhóm
trung bình, nhóm khá và nhóm giàu.
Từ đó giúp TP đưa ra các giải pháp,
chính sách kiểm soát khí thải phù
hợp…” - UBND TP Hà Nội nêu rõ.
Điểmđáng chú ý của kế hoạch trên
là việc Hà Nội sẽ thí điểm thu hồi,
xử lý xe máy thải bỏ từ người tiêu
dùng và thực hiện hỗ trợ chuyển đổi
xe máy mới. Theo đó, người dân có
xe máy cũ đăng ký tham gia chương
trình kiểm tra khí thải, nếu xe quá cũ
nát có thể tự nguyện nộp xe lại cho
đại lý. Sau đó, đại lý có nhiệm vụ
xử lý không tái sử dụng đối với xe
này, đồng thời hỗ trợ người dân tiền
mua xe mới, tối đa không quá 4 triệu
đồng, tùy từng loại xe và hãng xe.
Với chương trình này, TP dự kiến
sẽ có nhiều xe được người dân tự
nguyện thải bỏ. “Mục đích của việc
này là để đánh giá sự sẵn sàng của
người dân trong việc thải bỏ xe máy
cũ nát, không đảm bảo an toàn kỹ
thuật và vượt tiêu chuẩn khí thải…”
- TP Hà Nội cho hay.
Nên thu hồi theo lộ trình
Anh Nguyễn Văn Long (ngụ quận
Thanh Xuân, Hà Nội) có một chiếc
xe cũ nát cho biết từng rất lo lắng
khi nghe tin thu hồi xe máy cũ, bởi
đây là phương tiện sử dụng chở hàng
mỗi ngày để kiếm tiền nuôi gia đình.
“Tôi ý thức được xe máy cũ nát
lưu thông trên đường gây ô nhiễm
và mất mỹ quan đô thị nhưng tôi
không có tiền đổi xe mới. Đặc biệt
trong hoàn cảnh dịch COVID-19,
nếu bị thu hồi thì cuộc sống của gia
đình tôi sẽ thêm khó khăn vì không
có phương tiện mưu sinh. Vì vậy,
tôi rất mong TP Hà Nội có chính
sách hỗ trợ để giúp gia đình đổi xe
mới…” - anh Long nói.
Theo TS Nguyễn Xuân Thủy,
chuyên gia giao thông, tình trạng
ô nhiễm không khí ngày càng trầm
trọng, nhất là các đô thị lớn như Hà
Nội và TP.HCM. Trong đó, xe máy
cũ nát đang làmột trong những nguồn
phát thải khí độc hại ra môi trường
nên việc thu hồi là phù hợp.
Tuy nhiên, một bộ phận người dân
nghèo ở Hà Nội đang phụ thuộc vào
chiếc xe máy cũ nát, nói đúng hơn là
“nó nuôi cả gia đình họ”. Nên việc
VIẾT LONG
U
BNDTPHà Nội vừa ban hành
kế hoạch thực hiện kiểm tra
khí thải đối với xe máy cũ
đang lưu hành trên đường. Trong
đó, TP Hà Nội dự kiến sẽ thực hiện
thí điểm hỗ trợ người dân loại bỏ
các xe cũ nát, không đảm bảo tiêu
chuẩn lưu hành.
Hỗ trợ cho người dân có
xe cũ nát
Theo UBNDTPHà Nội, hiện toàn
TP có hơn 5,7 triệu xe máy. Trong đó
có khoảng 2,5 triệu xe máy cũ (đăng
ký trước năm 2000) và trên 730.000
ô tô, chưa tính nhiều phương tiện từ
ngoại tỉnh thường xuyên tham gia
giao thông trên địa bàn. Khí thải từ
các phương tiện cũ nát, bao gồm các
dạng hạt bụi lơ lửng, khí oxit carbon
(CO), hidrocarbon (HC), các dạng
oxit nitơ (NOx) và các chất khác,
gia tăng theo thời gian và ngày càng
vượt quá giới hạn cho phép.
“Các chất ô nhiễm này ảnh hưởng
tới chất lượng môi trường không khí
đô thị, đồng thời là nguyên nhân gây
ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của
cộng đồng dân cư trên địa bàn Hà
Nội…” - UBNDTPHà Nội cho hay.
Ngoài ra, một bộ phận người dân
chưa nhận thức rõ hiệu quả của
việc kiểm tra khí thải, bảo dưỡng
xe thường xuyên cũng như thay thế
xe cũ nát giúp giảm khí thải, giảm
thiểu tai nạn. Bên cạnh đó, việc thu
gom và xử lý xe máy thải bỏ chưa
đúng chuẩn quy cách cũng là tác
nhân gây nên ô nhiễm không khí,
đất và nước.
Với những lý do trên, TP Hà Nội
dự kiến từ tháng 9-2021 đến tháng
6-2022 sẽ thực hiện kế hoạch kiểm
tra khí thải đối với 3.000-5.000 xe
máy của các hãng Honda, Yamaha,
Suzuki, Piaggio, SYM.
Theo đó, các cơ quan chức năng
sẽ lựa chọn tám đại lý của Hiệp hội
Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam
HàNội sẽ thí điểmthu hồi và xử lý xemáy thải bỏ từ người tiêu dùng và thực hiện hỗ trợ chuyển đổi xemáymới. Ảnh: T.PHAN
Hà Nội thí điểm thu hồi xe máy cũ,
hỗ trợ đến 4 triệu/xe
TPHà Nội dự kiến từ tháng 9-2021 đến tháng 6-2022 sẽ thực hiện kế hoạch kiểm tra khí thải đối với
3.000-5.000 xe máy của các hãng Honda, Yamaha, Suzuki, Piaggio, SYM.
chính quyền thu hồi các xe này cần
có chính sách “hợp tình, hợp lý”.
Chẳng hạn như kêu gọi Hiệp hội Các
nhà sản xuất xe máy, doanh nghiệp
sản xuất xe máy lớn, hoặc trích quỹ
TP để giúp hỗ trợ những người khó
khăn đổi xe máy cũ lấy xe máy mới.
“Hiện nay giá một xe máy mới
thấp nhất khoảng 13-14 triệu đồng/
xe, các tổ chức trên có thể xem xét
hỗ trợ cho người dân khoảng 7-8
triệu đồng/xe. Nếu làm được như
vậy, người dân sẽ hưởng ứng ngay”
- ông Thủy khẳng định.
Vị chuyên gia giao thông cũng đề
xuất việc thu hồi xe máy cũ không
được làm dồn dập mà phải có lộ
trình cụ thể. “Mỗi năm chúng ta
chỉ nên thu hồi vài ngàn xe để vừa
giảm bớt ô nhiễmmôi trường nhưng
đảm bảo an sinh cho người dân. Đặc
biệt, chúng ta dễ kêu gọi các nhà sản
xuất xe máy hỗ trợ bởi vì mỗi năm
họ cũng chỉ bỏ ra một khoản nào đó
thôi…” - ông Thủy nói.•
Đề nghị Thủ tướnggiao các địaphươngđầu tưđườngvànhđai 4TP.HCM
“Hiện nay giá một xe máy
mới thấp nhất khoảng
13-14 triệu đồng/xe, các tổ
chức trên có thể xem xét hỗ
trợ cho người dân khoảng
7-8 triệu đồng/xe.
Trong văn bản vừa gửi đến Thủ tướng, Bộ GTVT đề nghị
giao cho từng địa phương làm cơ quan có thẩm quyền triển
khai dự án tuyến vành đai 4 TP.HCM.
Theo Bộ GTVT, quy hoạch chi tiết tuyến vành đai 4
TP.HCM được Thủ tướng phê duyệt vào tháng 9-2011. Trong
đó, tuyến đường đi qua địa giới hành chính của năm địa
phương gồm: Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương,
TP.HCM và Long An. Tổng chiều dài tuyến khoảng 200 km.
Cũng theo quy hoạch trên, UBND các tỉnh được giao tổ
chức quản lý quỹ đất và triển khai những dự án thành phần
có đủ điều kiện; chủ động kêu gọi, huy động các nguồn vốn
để đầu tư xây dựng, trong đó ưu tiên khai thác quỹ đất.
Cập nhật tiến độ dự án, Bộ GTVT cho biết Bình Dương
đã đầu tư được khoảng 21 km bằng nguồn ngân sách địa
phương và đang tiếp tục nghiên cứu đầu tư mở rộng theo
quy hoạch. Long An đang triển khai đầu tư khoảng 25 km.
Cạnh đó, Ban quản lý dự án Mỹ Thuận nghiên cứu và đã
hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đoạn Bến Lức
- Hiệp Phước trình Bộ GTVT nhưng chưa được phê duyệt.
Các đoạn còn lại chưa được nghiên cứu. Hồ sơ đoạn Bến
Lức - Hiệp Phước đã được Ban quản lý dự án Mỹ Thuận
bàn giao cho tỉnh Long An tiếp tục nghiên cứu.
Tại các thông báo về việc triển khai tuyến vành đai 4
TP.HCM, Thủ tướng giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với
đơn vị liên quan giao cho các địa phương là cơ quan nhà
nước có thẩm quyền triển khai thực hiện theo phương thức
đối tác công tư (PPP)… Hiện Bộ GTVT và các địa phương
có thống nhất phạm vi dự án thành phần để giao các tỉnh, TP. 
Vì vậy, Bộ GTVT đề nghị Thủ tướng giao cơ quan có
thẩm quyền triển khai các dự án thành phần của tuyến vành
đai 4 TP.HCM theo nguyên tắc phân chia các đoạn theo địa
giới hành chính của từng địa phương.
Cụ thể, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là cơ quan có
thẩm quyền triển khai thực hiện đoạn Phú Mỹ - Bàu Cạn,
chiều dài khoảng 18 km. UBND tỉnh Đồng Nai triển khai
thực hiện đoạn Bàu Cạn - cầu Thủ Biên (không bao gồm
cầu Thủ Biên), chiều dài khoảng 45 km. UBND tỉnh Bình
Dương triển khai thực hiện đoạn cầu Thủ Biên - sông Sài
Gòn (gồm cầu Thủ Biên và không bao gồm cầu vượt sông
Sài Gòn), chiều dài khoảng 49 km.
UBND TP.HCM triển khai thực hiện đoạn cầu qua sông Sài
Gòn - kênh Thầy Cai (gồm cầu vượt sông Sài Gòn), chiều dài
khoảng 17 km. UBND tỉnh Long An triển khai thực hiện đoạn
kênh Thầy Cai - Hiệp Phước (gồm cả đoạn qua khu vực Hiệp
Phước thuộc địa phận TP.HCM), chiều dài khoảng 71 km.
Dự án vành đai 4 có mặt cắt ngang hoàn chỉnh 6-8 làn xe,
tiêu chuẩn đường cao tốc. Dự án có tổng mức đầu tư sơ bộ
dự kiến khoảng 100.000 tỉ đồng.
PHÚ PHONG
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook