170-2021 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm29-7-2021
xử về các tội vi phạm quy định về
quản lý, sử dụng tài sản nhà nước
gây thất thoát, lãng phí; tham ô tài
sản; thiếu trách nhiệm gây hậu quả
nghiêm trọng và che giấu tội phạm.
Tham ô 13,3 tỉ đồng
Cáo trạng xác định ông Hùng
có vai trò chủ mưu, xuyên suốt
trong toàn bộ hành vi phạm tội.
Cụ thể, cuối tháng8và tháng10-2016,
ông Hùng đã bàn bạc, chỉ đạo cấp
dưới liên hệ Công ty Du lịch Thanh
niên xung phong và Công ty Lữ hành
Hòa bình Quốc tế để lập hồ sơ ký
khống 10 hợp đồng tham quan, học
tập kinh nghiệm ở nước ngoài cho
cán bộ chiếm đoạt tiền của Sagri.
Thực hiện chỉ đạo, kế toán trưởng
Nguyễn Thị Thúy và cấp dưới liên
hệ, gặp gỡ, bàn bạc thống nhất với
lãnh đạo hai công ty du lịch trên. Từ
đó, các bị can thống nhất lập hồ sơ
giả, ký 10 hợp đồng nhưng thực tế
không đưa bất cứ ai đi du lịch theo
nội dung hợp đồng. Sau đó các bên
hợp thức chứng từ, Sagri đã chuyển
trên 13,3 tỉ đồng đến hai công ty du
lịch thông qua 10 hợp đồng khống.
Ba bị can Hùng, Thúy và Nguyễn
Thị Tuyết Mai đã chiếm hưởng chi
tiêu chung gần 9 tỉ đồng và thu lợi
bất chính từ tiền lãi ngân hàng của
các khoản tiền đã tham ô hơn 200
triệu đồng.
Phó trưởng Phòng nhân sự hành
chính Lê Thị Diệp Cẩm tuy không
tham gia thực hiện giúp sức tham
ô nhưng biết rõ hành vi phạm tội
này. Sau đó Cẩm còn thực hiện theo
chỉ đạo của Hùng, Mai, đã cùng
các nhân viên rút tiền từ hai công
ty du lịch về đứng tên gửi tiết kiệm
và rút ra…
Khi bị phát hiện, Cẩm đã cùng
các bị can khác hợp thức hồ sơ, hợp
đồng... để che giấu hành vi phạm
tội của Hùng và các đồng phạm.
Gây thiệt hại
hơn 672 tỉ đồng
Cáo trạng cũng nêu trong giai đoạn
giữ chức tổng giám đốc Sagri, ông
Hùng biết dự án nhà ở tại phường
Phước Long B, quận 9 do Sagri
làm chủ đầu tư chưa đủ điều kiện
để chuyển nhượng nhưng vẫn chỉ
đạo cấp dưới hoàn thiện thủ tục, đề
nghị UBNDTP.HCMchấp thuận để
chuyển nhượng toàn bộ dự án cho
Tổng công ty Phong Phú.
Bị can Tuyến biết việc dự án chưa
đủ điều kiện và căn cứ pháp lý để
chuyển nhượng. Đồng thời Sagri
chưa xây dựng đề án tái cơ cấu,
chưa có phương án thoái vốn tại dự
án trình UBNDTP.HCM là cơ quan
HOÀNGYẾN
V
KSNDTối cao đã ban hành cáo
trạng truy tố bị canLêTấnHùng
(tổng giám đốc Tổng công ty
Nông nghiệp Sài Gòn - Sagri), Trần
VĩnhTuyến (cựu phó chủ tịchUBND
TP.HCM) cùng các đồng phạmvề sai
phạm xảy ra tại Tổng công ty Nông
nghiệp Sài Gòn (Sagri).
VKS quyết định truy tố 19 bị can
ra trước TAND TP.HCM để xét
Ông Trần Vĩnh Tuyến
(trái)
và ông Lê TấnHùng. Ảnh: N.ĐỨC
Truy tố ông
Lê Tấn Hùng
và Trần Vĩnh
Tuyến vụ Sagri
Sai phạmcủa ôngTuyến là cơ sởđể ông
Hùng và đồng phạmtựquyết định giá trị dự
án, chuyểnnhượng trái pháp luật, gây thiệt
hại hơn672 tỉ đồng.
đại diện chủ sở hữu để phê duyệt.
Tuy nhiên, ông Tuyến đã ký quyết
định chấp thuận đề nghị của Sagri.
Kết quảđiều trađãxácđịnhbảnchất
việc chuyển nhượng này là chuyển
nhượng dự án kinh doanh bất động
sản kèm theo việc chuyển nhượng
quyền sử dụng đất. Đây cũng là hình
thức chuyển nhượng phần vốn góp
ra bên ngoài của doanh nghiệp 100%
vốn nhà nước. Do vậy, việc chấp
thuận cho Sagri chuyển nhượng toàn
bộ dự án là chưa đảm bảo nguyên
tắc công khai, minh bạch.
Đồng thời việc chấp thuận chuyển
nhượng dự án mà không giao Sagri
thực hiện xác định giá trị phần tài sản
hình thành từ vốn góp theo giá thị
trường tại thời điểm chuyển nhượng
làm căn cứ xác định giá trị chuyển
nhượng vốn đầu tư ra ngoài doanh
nghiệp của Sagri và không đưa ra
đấu giá là không đảm bảo nguyên
tắc thị trường.
Đây là cơ sở để bị can Hùng và
các đồng phạm tại Sagri tự ý quyết
định giá trị dự án để chuyển nhượng
trái pháp luật, gây thiệt hại cho Nhà
nước hơn 672 tỉ đồng.
Cáo trạng xác định ông Tuyến
thừa nhận hành vi phạm tội, một
phần nguyên nhân vì nể nang, áp
lực về tình cảm, quan hệ.•
19 bị can bị truy tố
Lê Tấn Hùng, Nguyễn Thị Thúy bị truy tố tội tham ô tài sản và vi phạm
quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Các đồng phạm bị truy tố tội tham ô tài sản có Trần Văn Trường, giám
đốc Công ty Du lịch Thanh niên xung phong cùng kế toán trưởng Đỗ Sĩ
Hoài Thanh; giám đốc và phó giám đốc tài chính kế toán của Công ty Lữ
hành Hòa bình Quốc tế là Đoàn Quang Hồi và Nguyễn Thị Nguyên cùng
Nguyễn Thị Tuyết Mai.
Các bị can bị truy tố tội vi phạmquy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà
nước gây thất thoát, lãng phí là Vân Trọng Dũng (cựu chủ tịch hội đồng
thành viên Sagri), Hồ Văn Ngon (cựu phó tổng giám đốc, thành viên hội
đồng thành viên Sagri), Trần Vĩnh Tuyến, Trần Trọng Tuấn, Phan Trường
Sơn, Trần Quốc Đạt, Lê Tấn Hòa, LêVănThanh và NguyễnThanh Chương.
Bị can NguyễnThị Thanh An (kiểmsoát viên Sagri), Dư Huy Quang (cựu
giámđốc Văn phòng Đăng ký đất đai TP.HCM) bị truy tố về tội thiếu trách
nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Bị can Lê Thị Diệp Cẩm bị truy tố tội che giấu tội phạm.
Ông Hùng biết dự án
chưa đủ điều kiện chuyển
nhượng nhưng vẫn chỉ
đạo cấp dưới hoàn thiện
thủ tục, đề nghị UBND
TP.HCM chấp thuận để
chuyển nhượng toàn bộ
dự án cho Tổng công ty
Phong Phú.
Tiếp tục đề nghị truy tốTềTríDũngvụSADECO
Cơ quan điều tra Công an TP.HCM vừa hoàn tất kết
luận điều tra bổ sung lần hai và đề nghị truy tố các bị can
Tất Thành Cang, Tề Trí Dũng… trong vụ tham ô tài sản,
vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước
gây thất thoát, lãng phí tại Công ty cổ phần Phát triển Nam
Sài Gòn (SADECO).
Tháng 5-2021, cơ quan điều tra có kết luận điều tra bổ
sung xác định lại thiệt hại của vụ án từ 940 tỉ đồng lên
1.103 tỉ đồng. Sau đó, VKSND TP.HCM trả hồ sơ yêu
cầu điều tra bổ sung liên quan các nội dung nhận tiền thù
lao, tiền thưởng tại SADECO và xác định chính xác trách
nhiệm của từng bị can đối với thất thoát tài sản nhà nước
ở nhóm hành vi phát hành 9 triệu cổ phiếu của SADECO.
Tháng 6-2021, VKSND TP.HCM đã phê chuẩn quyết định
khởi tố bổ sung, quyết định khởi tố mới đối với sáu bị can,
nâng tổng số bị can lên 20 người.
Cơ quan điều tra đề nghị truy tố ông Tề Trí Dũng (cựu
tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển công
nghiệp Tân Thuận - IPC, chủ tịch HĐQT SADECO), bà
Hồ Thị Thanh Phúc (cựu tổng giám đốc SADECO), ông
Phạm Xuân Trung (cựu phó tổng giám đốc IPC), ông
Trần Đăng Linh (cựu phó tổng giám đốc SADECO), ông
Trần Công Thiện (cựu tổng giám đốc IPC), ông Huỳnh
Phước Long (cựu chuyên viên Văn phòng Thành ủy),
ông Đỗ Công Hiệp (cựu kế toán trưởng SADECO) về
hai tội tham ô tài sản và tội vi phạm quy định về quản lý
tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Ông Nguyễn Văn Minh (cựu trưởng ban kiểm soát
(BKS) Công ty SADECO) bị đề nghị truy tố tội tham ô tài
sản. Ông Tất Thành Cang và 13 bị can còn lại bị đề nghị
truy tố tội vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước
gây thất thoát, lãng phí.
Kết luận điều tra nêu ông Cang và các bị can sai phạm
trong việc phát hành 9 triệu cổ phiếu SADECO cho Công
ty Nguyễn Kim với giá 40.000 đồng/cổ phiếu, gây thiệt
hại 1.103 tỉ đồng. Tuy nhiên, do ông Cang chỉ quyết định
đối với phần vốn của Văn phòng Thành ủy, chưa có tài
liệu thể hiện ông Cang chỉ đạo đối với phần vốn còn lại.
Do đó, về trách nhiệm dân sự, ông Cang phải chịu trách
nhiệm trực tiếp đối với phần vốn sở hữu của Văn phòng
Thành ủy tại SADECO (16,7%) là hơn 184,2 tỉ đồng.
Về việc tham ô tài sản, cơ quan điều tra xác định từ
tháng 1-2017 đến tháng 2-2018, ông Dũng lợi dụng chức
vụ, quyền hạn là chủ tịch HĐQT SADECO, với sự giúp
sức của bà Phúc và các cá nhân liên quan, tham ô, chiếm
đoạt hơn 2,2 tỉ đồng từ nguồn thù lao, quỹ khen thưởng
HĐQT, BKS của SADECO nhằm sử dụng cá nhân, không
nộp lại IPC, Văn phòng Thành ủy.
HĐQT SADECO gồm chín thành viên, có sáu thành viên
đại diện cổ đông nhà nước gồm: Ông Dũng, bà Phúc và ông
Trung (đại diện vốn IPC), ông Long (đại diện vốn Văn phòng
Thành ủy TP.HCM), ông Thiện (đại diện vốn Công ty Tân
Thuận), ông Nguyễn Văn Minh (đại diện vốn không chuyên
trách của SADECO). Và chỉ có bà Phúc là thành viên HĐQT
chuyên trách, được hưởng các khoản thù lao, tiền lương, tiền
thưởng do SADECO chi trả. Các cá nhân còn lại đều không
chuyên trách; khi nhận thù lao, tiền thưởng phải nộp về đơn
vị cử đại diện vốn là IPC và Văn phòng Thành ủy.
Kết luận điều tra bổ sung thể hiện từ năm 2017, ông
Dũng tổ chức họp và thông qua chủ trương của HĐQT sử
dụng nguồn tiền quỹ khen thưởng HĐQT, BKS còn tồn
năm 2016 nêu trên và toàn bộ quỹ khen thưởng HĐQT,
BKS năm 2017, 2018 làm nguồn kinh phí hoạt động của
HĐQT, BKS. Thực chất là để hợp thức hóa việc sử dụng
nguồn tiền này cho các nhu cầu cá nhân của mình và các
thành viên HĐQT mà không phải nộp về cho Công ty IPC
và Văn phòng Thành ủy.
Tổng cộng cả hai khoản tiền thù lao và tiền thưởng, ông
Dũng nhận hơn 1,7 tỉ đồng, ông Trung nhận hơn 302 triệu
đồng, ông Linh nhận hơn 488 triệu đồng, ông Long và
ông Thiện mỗi người nhận hơn 868 triệu đồng, ông Minh
nhận hơn 419 triệu đồng.
Tháng 3-2018, bị can Dũng chỉ đạo Hiệp (kế toán
trưởng SADECO) và Phúc tiêu hủy các chứng từ chi thù
lao, tiền thưởng các cá nhân đã nhận trước đây và ký hợp
thức hóa các bảng kê duyệt chi, phiếu chi với nội dung
chi “kinh phí hoạt động HĐQT và BKS...”, thay cho các
chứng từ chi thù lao, tiền thưởng trước đó.
HOÀNG YẾN
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook